Một số đánh giá đối với các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại tại Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại từ thực tế xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 56)

đồng kinh doanh thương mại tại Tòa án

Tòa án là cơ quan tài phán của Nhà nước áp dụng pháp luật để xét xử trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng KDTM phát sinh giữa các chủ thể mà họ không thể tự giải quyết được với nhau và một bên có đơn khởi kiện yêu cầu can thiệp của tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Cho đến nay, hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại nói chung cũng như tranh chấp hợp đồng KDTM nói riêng tương đối đồng bộ và toàn diện, đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tế, có tính dự báo và hoàn thiện về nội dung. Theo đó, Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền của mình theo quy định tại Điều 30 BLTTDS 2015 và giữa các bên không có thỏa thuận về phương thức Trọng tài. Ngoài ra, thẩm quyền của của Tòa án còn được phân định theo cấp Tòa án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM, Tòa án có thẩm quyền áp dụng pháp luật với vai trò là bên thứ ba, là cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp được yêu cầu. Việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành. Tòa án sẽ nhân danh quyền lực Nhà nước để ban hành bản án hoặc quyết định có giá trị bắt buộc thi hành với các bên đương sự bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM tại Tòa án được tiến hành theo thủ tục tố tụng tư pháp tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Một trong những điểm đặc thù khi giải quyết hợp đồng KDTM tại Tòa án là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như đã phân tích ở trên. Do đó, bên cạnh pháp luật về thủ tục tố tụng, pháp luật nội dung là nguồn luật quan trọng để Tòa án áp dụng khi xét xử tranh chấp nói chung và tranh chấp hợp đồng KDTM nói riêng.

Các văn bản chủ yếu mà Tòa án thường dùng làm căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM thuộc thẩm quyền của mình gồm: Bộ luật dân sự 2015, Luật Thương mại 2019, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Chứng khoán 2019, Luật Du lịch 2005, Luật Dược 2016, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Xây dựng 2014, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020, Luật Đầu tư công 2019, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000… Hệ thống các văn bản pháp luật khá đầy

đủ và chặt chẽ này là cơ sở cho việc Tòa án giải quyết các tranh chấp hợp đồng KDTM được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại từ thực tế xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)