mại tại Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Trong giai đoạn 2015- 2019 tại thành phố Tuyên Quang, cùng với số lượng các hoạt động KDTM ngày càng nhiều hơn, thì số vụ tranh chấp hợp đồng KDTM cũng dần có xu hướng tăng cả về số vụ việc, lẫn tính chất phức tạp. Điều này đặt ra yêu cầu đối với Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang cần đẩy mạnh và hoàn thiện công tác xét xử, nhằm giải quyết nhanh chóng, triệt để các vụ việc, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong hoạt động thương mại, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng ổn định kinh doanh sản xuất, và đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác xét xử giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình xét xử các vụ án sơ thẩm về tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang giai đoạn
năm 2015 - năm 2019 Năm Thụ lý (vụ) Số vụ án đã giải quyết Số vụ án còn lại Tỷ lệ giải quyết (%) Tạm đình chỉ Chuyển hồ sơ Đình chỉ Công nhận thỏa thuận Xét xử 2015 12 - - 1 2 3 6 50% 2016 14 - - - 3 5 6 57% 2017 22 - - 4 4 5 9 59% 2018 25 - - 9 6 6 4 84% 2019 31 - - 7 13 6 3 90%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2015 - 2019 của Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang).
- Năm 2015: thụ lý tổng số 12 vụ, đã giải quyết 6 vụ, đạt tỷ lệ 50% (xét xử: 3 vụ; công nhận hòa giải thành: 2 vụ; Đình chỉ: 01 vụ).
- Năm 2016: thụ lý tổng số 14 vụ, đã giải quyết 8 vụ, đạt tỷ lệ 57% (xét xử: 5 vụ; công nhận hòa giải thành: 3 vụ).
- Năm 2017: thụ lý tổng số 22 vụ, đã giải quyết 13 vụ, đạt tỷ lệ 59% (xét xử: 5 vụ; công nhận hòa giải thành: 4 vụ; đình chỉ: 4 vụ).
- Năm 2018: thụ lý tổng số 25 vụ, đã giải quyết 21 vụ, đạt tỷ lệ 84% (xét xử: 06 vụ; công nhận hòa giải thành: 06 vụ; đình chỉ: 09 vụ).
- Năm 2019: thụ lý tổng số 31 vụ, đã giải quyết 26 vụ, đạt tỷ lệ 90% (trong đó: xét xử: 02 vụ; công nhận hòa giải thành: 08 vụ; đình chỉ: 05 vụ).
Như vậy, thông qua những số liệu trên có thể thấy, những năm qua, tình hình tranh chấp hợp đồng KDTM tại Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang đang
đến năm 2019, số vụ thụ lý đã tăng lên đến 31 vụ. Như vậy, năm 2019 số vụ án tranh chấp hợp đồng KDTM đã tăng 258,3% so với năm 2015, và dự báo năm 2020 sẽ còn tiếp tục tăng. Các vụ án Tòa án thụ lý và giải quyết chủ yếu là các tranh chấp hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng thế chấp, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bên cạnh đó còn một số loại việc tranh chấp khác chiếm tỷ lệ rất ít như: tranh chấp hợp đồng góp vốn và chuyển nhượng góp vốn, tranh chấp hợp đồng về thuê, cho thuê, thuê mua.
Trước tình hình đó, Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang đã có nhiều cố gắng trong công tác xét xử giải quyết tranh chấp về hợp đồng KDTM. Trên cơ sở các quy định của pháp luật TTDS và chỉ tiêu của ngành Tòa án, có thể đánh giá công tác giải quyết án KDTM của Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang đạt được kết quả rất đáng ghi nhận, đặc biệt không có vụ án nào quá hạn luật định (vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử) và vi phạm thời hạn tố tụng khác. Cụ thể là tỷ lệ giải quyết vụ việc trong giai đoạn 2015 – 2017 luôn có tỷ lệ trên 50%. Năm 2018, tỷ lệ giải quyết án là 84% và năm 2019 đạt tỷ lệ giải quyết là 90%. Dù số vụ án thụ lý ngày càng tăng nhưng thông qua công tác xét xử, Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang đã phần nào giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Mặc dù khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, nhưng số vụ hòa giải thành được công nhận vẫn rất thấp. Năm 2015 có 2 vụ hòa giải thành, đến năm 2017 là 4 vụ. Năm 2019 có 13 vụ án hòa giải thành. So với số vụ án thụ lý và đưa ra xét xử thì số vụ hòa giải thành như vậy là thấp. Nguyên nhân là vì trong nhiều vụ án, công tác hòa giải chỉ mang tính chất hình thức, thủ tục, vì bên bị kiện đã tỏ thái độ bất hợp tác ngay từ khi bắt đầu thủ tục giải quyết tranh chấp, do đó họ cũng không có mặt trong quá trình hòa giải. Đây là vấn đề phổ biến xảy ra trong thực tiễn xét xử ở Tuyên Quang, dẫn đến việc tổ chức các buổi hòa giải không cần thiết gây lãng phí tiền bạc, thời gian của các bên và của Tòa án.
Nhìn chung, các vụ án tranh chấp KDTM nói chung và tranh chấp hợp đồng KDTM nói riêng được Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang chú trọng thực hiện, áp dụng đúng các quy định của BLTTDS 2015 cũng như các quy định về pháp luật nội dung để giải quyết một cách khách quan, chính xác, về cơ bản đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Đảm bảo các nguyên tắc giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết tranh chấp và đảm bảo về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp. Công tác hòa giải được đặc biệt coi trọng nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các bên đương sự, củng cố đoàn kết trong nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2.2.2.1. Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp.
Khi giải quyết các vụ án tranh chấp KDTM, Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang luôn định hướng theo nguyên tắc hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc. Trong suốt các giai đoạn của quá trình tố tụng Tòa án luôn tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự: họ có thể khởi kiện hoặc không khởi kiện; trong quá trình giải quyết vụ việc, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Ví dụ: Vụ án KDTM thụ lý số: 09/2018/TLST-KDTM ngày 05 tháng 6 năm 2018 về việc “Tranh chấp hợp đồng sản xuất và thi công công việc”.
Nội dung vụ án : Ngày 14/06/2011 Công ty TNHH MTV Phú Gia ký hợp đồng số 17/HĐKT/2011 thuê Công ty TNHH Hiệp Phú sản xuất và thi công bê tông nhựa Asphanlt hạt trung dày 7cm tại công trình đường số 4 Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổng giá trị 1.505.093.525 đồng. Sau khi ký hợp đồng Công ty TNHH MTV Phú Gia đã chuyển khoản 800.000.000 đồng tương ứng 50% giá trị hợp đồng ( theo điều 5 hợp đồng) và Công ty TNHH Hiệp Phú đã tiến hành tổ chức thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng được nghiệm thu tại biên bản làm việc ngày 09/7/2011 và biên bản xác định khối lượng ngày 10/7/2011. Ngày 12/7/2011 hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng Công ty TNHH MTV Phú Gia còn phải trả cho Công ty TNHH Hiệp Phú số tiền là 705.093.525 đồng nhưng Công ty TNHH MTV Phú Gia đã không thanh toán nốt số tiền còn lại và đến ngày 01/10/2011 Công ty TNHH Hiệp Phú đã chủ động làm biên bản đối chiếu công nợ theo quy định. Từ khi đối chiếu công nợ Công ty TNHH Hiệp Phú nhiều lần làm văn bản đề nghị Công ty TNHH MTV Phú Gia thanh toán và đến ngày 28/7/2014
Công ty TNHH MTV Phú Gia đã trả thêm 50.000.000 đồng. Ngày 30/9/2015 Công ty TNHH Hiệp Phú đã làm đối chiếu công nợ xác nhận Công ty TNHH MTV Phú Gia còn phải trả Công ty TNHH Hiệp Phú là 655.093.525 đồng (nợ gốc). Đến ngày 22/5/2018 do thời hạn hợp đồng kết thúc đã lâu, Công ty TNHH Hiệp Phú đã nhiều lần gửi văn bản, gọi điện trực tiếp cho Ông Hà Ngọc Tân giám đốc Công ty TNHH MTV Phú Gia đề nghị thanh toán hết số tiền còn lại nhưng công ty TNHH Một thành viên Phú Gia vẫn không thực hiện việc thanh toán. Vì vậy công ty TNHH Hiệp Phú yêu cầu Toà án giải quyết buộc Công ty TNHH MTV Phú Gia trả nợ cho Công ty TNHH Hiệp Phú số tiền nợ gốc và lãi theo điều 5 hợp đồng số 17/HĐKT/2011 ngày 14/6/2011, cụ thể như sau:
- Tiền nợ gốc theo hợp đồng 17/HĐKT/2011: 655.093.525 đồng - Tiền lãi theo điều 5 hợp đồng số 17/HĐKT/2011: 503.077.386 đồng + Tính từ ngày 12/7/2011 đến tháng 28/7/2014: 273.576.288 đồng + Tính từ ngày 28/7/2014 đến tháng 5/2018: 229.501.098 đồng
Tổng số tiền Công ty TNHH MTV Phú Gia phải trả cho Công ty TNHH Hiệp Phú là: 1.158.170.911đ (Một tỷ, một trăm năm mươi tám triệu, một trăm bảy mươi ngàn, chín trăm mười một đồng).
Sau khi thụ lý vụ án, các đương sự có văn bản trình bày ý kiến về nội dung vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang đã thông báo cho các bên đương sự về việc mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tại phiên hòa giải ngày 06/7/2018 bị đơn Công ty TNHH một thành viên Phú Gia xác nhận việc công ty TNHH Hiệp Phú trình bày quá trình hai bên mua bán hàng hoá và xác nhận công nợ là đúng. Lý do Công ty TNHH MTV Phú Gia chưa thanh toán được số tiền hàng còn nợ là do hiện nay Công ty TNHH MTV Phú Gia đang trong tình trạng khó khăn đứng bên bờ vực phá sản không có đủ khả năng thanh toán số tiền lãi mà công ty TNHH Hiệp Phú mà chỉ có thể thanh toán số tiền nợ gốc là 655.093.525 đồng. Nguyên đơn Công ty TNHH Hiệp Phú đồng ý để cho bên Công ty TNHH MTV Phú Gia thanh toán số tiền nợ gốc là 655.093.525 đồng mà không yêu cầu thanh toán lãi cho công ty TNHH Hiệp Phú. Tòa án đã lập biên bản hòa giải thành 06/7/2018 về việc các đương sự thoả thuận được với nhau về
việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Đã hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành, không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó nên Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang đã căn cứ vào biên bản hòa giải thành ngày 06 tháng 7 năm 2018 về việc các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án KDTM sơ thẩm thụ lý số: 09/2018/TLST-KDTM ngày 05 tháng 6 năm 2018 về việc “Tranh chấp hợp đồng sản xuất và thi công công việc” ra quyết định số 11/2018/QĐKDTM-ST ngày 16 tháng 7 năm 2018 về việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự giữa Công ty TNHH Hiệp Phú và công ty TNHH một thành viên Phú Gia, theo đó Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phú Gia phải trả cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Phú số tiền nợ gốc là 655.093.525 đồng (Sáu trăm năm mươi lăm triệu, không trăm chín mươi ba nghìn, năm trăm hai mươi lăm đồng).
Như vậy, việc Toàn án nhân dân thành phố Tuyên Quang ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc “quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” theo Điều 5 BLTTDS 2015. Theo đó, việc Công ty TNHH Hiệp Phú và công ty TNHH một thành viên Phú Gia là thỏa thuận giải quyết vụ án là hoàn toàn tự nguyên. Việc xác định công nợ đã rõ ràng từ sau khi thanh lý hợp đồng và xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án. Cả hai bên đương sự đều thừa nhận toàn bộ công nợ hợp pháp, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội nên được Tòa án công nhận. Quyết định công nhận sự thỏa thuận này của hai bên Công ty có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành ngày 16/7/2018 và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
2.2.2.2. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KDTM của Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang cũng tuân theo các quy định của pháp luật TTDS.
Ví dụ: Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) với công ty TNHH một thành viên Phát An Hưng. Hợp đồng giữa hai bên được giao kết
và thực hiện giải ngân tiền vay tại Chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang. Khi ký kết hợp đồng, các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án
nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp. Đến hạn trả nợ, công ty TNHH
một thành viên Phát An Hưng không trả được nợ nên Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng với
Công ty TNHH một thành viên Phát An Hưng tại Tòa án thành phố Tuyên Quang
nơi có Chi nhánh của ngân hàng tại tỉnh Tuyên Quang.
Tại Bản án số 21/2019/KDTM-ST ngày 25/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang về việc “Tranh chấp Hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Địa chỉ: Số 2, Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Người đại diện theo uỷ quyền: Ông Tạ Quang Trung - Chức vụ: Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Theo giấy ủy quyền số 510/QĐ-HĐTV-PC 19/6/2014 của chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank).
Địa chỉ: Số 112 - đường Nguyễn Văn Cừ, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
* Bị đơn: Công ty TNHH một thành viên Phát An Hưng
Địa chỉ: Số nhà 558, tổ 02 (nay là tổ 1), phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Đặng Minh Hiểu, sinh năm 1960 – Chức vụ: Giám đốc.
Nội dung vụ án: Ngày 29/6/2011 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức số 8100 - LAV 201100793 giữa bên cho vay tiền là Ngân hàng và bên vay là Công ty TNHH một thành viên Phát An Hưng. Thời hạn hạn mức 12 tháng (từ ngày 29/6/2011 đến ngày 19/6/2012), lãi xuất tại thời điểm ký hạn mức 19%/ năm. Tổng số tiền hạn mức 1.400.000.000đ (Một tỷ bốn trăm triệu đồng). Tổng số tiền ngân hàng đã giải ngân cho Công ty là 1.400.000.000đ. Tài sản bảo đảm cho khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (nhà xây 03 tầng) theo Hợp đồng
thế chấp tài sản số 01/HĐTC ngày 29/6/2011 đã ký giữa ngân hàng với công ty và anh Điệp, chị Hường có đăng ký giao dịch tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh thành phố Tuyên Quang.
Do điều kiện khách quan, Công ty hoạt động không hiệu quả nên không thanh toán được cho ngân hàng các khoản nợ đúng hạn. Bên ngân hàng đã tạo điều kiện gia hạn nợ nhiều lần để Công ty khắc phục khó khăn nhưng cũng không khắc phục được, ngân hàng đã có nhiều Biên bản làm việc với Công ty và bên có tài sản bảo đảm là anh Điệp và chị Hường yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thế