Nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại tại Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại từ thực tế xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 33)

doanh thương mại tại Tòa án

Những nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM theo thủ tục tố tụng bao gồm những nhóm quy phạm sau: Nhóm quy phạm quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM tại Toà án; Nhóm quy phạm quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp HĐKDTM; Nhóm quy phạm quy định về trình tự, thủ tục trong giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM.

Thứ nhất, về nguyên tắc trong giải quyết các tranh chấp hợp đồng KDTM. Các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng KDTM và được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án KDTM. Cụ thể, đó là các nguyên tắc như: Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Nguyên tắc xét xử công khai, Xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Tòa án đảm bảo cho nhân dân được dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Tòa. Là một Tòa

chuyên trách độc lập thuộc Tòa án cấp tỉnh, trong hoạt động xét xử các vụ án KDTM, Tòa Kinh tế cũng phải tuân thủ những nguyên tắc riêng: nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự; Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ; Nguyên tắc hòa giải; Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời; Nguyên tắc xét xử công khai.

Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng KDTM. Khi xảy

ra tranh chấp, không phải lúc nào Toà án cũng có thẩm quyền giải quyết. Toà án chỉ giải quyết khi có yêu cầu của đương sự (nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự) và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Ở nước ta, hệ thống Toà án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Để tránh chồng chéo thì việc phân định thẩm quyền giữa các Toà án là rất quan trọng, tránh tình trạng một vụ án có thể được rất nhiều Toà thụ lý hoặc không có Toà án nào thụ lý. Điều này cũng góp phần làm cho Toà án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các Toà án một cách hợp lý còn tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, giảm bớt phiền phức cho đương sự.

Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các Toà án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ công chức Toà án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho toà án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM là quyền xem xét giải quyết các tranh chấp hợp đồng KDTM, quyền ra quyết định khi giải quyết các tranh chấp đó theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền của Toà án gồm: thẩm quyền theo vụ việc; thẩm quyền theo cấp; thẩm quyền theo lãnh thổ; thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.

Thứ ba, về trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp hợp đồng KDTM. BLTTDS quy định cụ thể trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp được áp dụng để giải quyết các tranh chấp KDTM từ giai đoạn khởi kiện đến giai đoạn thụ lý, giải quyết

vụ án tại hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm). Bên cạnh đó còn có thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm… để đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng nhanh chóng, chính xác, công minh, đúng pháp luật.

Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay không có quy định riêng về giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM theo thủ tục sơ thẩm mà Tòa án cấp sơ thẩm sẽ áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án dân sự nói chung để giải quyết các tranh chấp KDTM. Do đó, giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM theo thủ tục sơ thẩm cũng mang những đặc điểm chung của giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm, cụ thể:

- Là thủ tục cơ bản của tố tụng dân sự được tiến hành theo một trình tự, thủ tục nhất định quy định trong BLTTDS (2015) bao gồm các bước như khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử sơ thẩm và phiên tòa sơ thẩm.

- Là thủ tục tố tụng đầu tiên giải quyết tranh chấp của các bên đương sự nên phán quyết của Tòa án trong bản án, quyết định không phải là phán quyết cuối cùng, đương sự vẫn có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát nhân dân vẫn có quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục phúc thẩm.

Bên cạnh những đặc điểm chung của thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự, thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM cũng có một số đặc điểm riêng sau:

- Về chủ thể khởi kiện vụ án KDTM: Đối với vụ án KDTM chủ thể khởi kiện chủ yếu là cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh (trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác), đó là các cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn một yêu cầu nữa đối với chủ thể khởi kiện vụ án KDTM đó là khi tham gia quan hệ KDTM đòi hỏi các bên chủ thể của quan hệ đó đều có mục đích lợi nhuận.

- Về các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện: Kèm theo đơn khởi kiện người khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, đối với vụ án KDTM do chủ thể khởi kiện chủ yếu là cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh nên khi nộp đơn khởi kiện, người nộp đơn khởi kiện thường nộp kèm theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, điều lệ hoạt động của pháp nhận… để chứng minh tư cách chủ thể của mình.

- Về trình tự, thủ tục tố tụng: Trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp được tiến hành quy định trong BLTTDS (2015). Tuy nhiên, giải quyết các tranh chấp hợp đồng KDTM căn cứ theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác về thương mại, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 4, Luật Thương mại (2019). Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự căn cứ theo quy định của BLDS và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến dân sự.

- Về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án KDTM: Do yêu cầu của phát triển sản xuất, kinh doanh, thời hạn việc giải quyết vụ án KDTM được pháp luật quy định ngắn hơn thời hạn giải quyết các vụ án dân sự, vụ án hôn nhân gia đình và vụ án lao động.

- Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Trong quá trình giải quyết các vụ án KDTM nếu đương sự có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT thì Tòa án mới xem xét có ra quyết định áp dụng BPKCTT hay không.

- Về án phí: Việc giải quyết vụ án KDTM thường là vụ án có giá ngạch và không có trường hợp nào được miễn án phí và mức án phí phải nộp trong các vụ án KDTM thường có mức khởi điểm lớn hơn mức án phí của vụ án dân sự, vụ án hôn nhân gia đình và vụ án lao động.

Tiểu kết chương 1

Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, các tranh chấp KDTM nói chung cũng như tranh chấp hợp đồng KDTM nói riêng diễn ra ngày càng đa dạng, phức tạp trên nhiều lĩnh vực với những nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền, nghĩa vụ giữa các chủ thể trong hoạt động KDTM.

Do sự đa dạng của các tranh chấp hợp đồng KDTM mà cần phân biệt loại tranh chấp này với tranh chấp hợp đồng dân sự. Đây là điều kiện cần và đủ để làm cơ sở cho việc xác định quan hệ tranh chấp khi giải quyết loại tranh chấp này trên thực tế.

Tranh chấp hợp đồng thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ do không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng hợp đồng thương mại giữa các chủ thể tham gia hoạt động thương mại hoặc có liên quan đến hoạt động thương mại.

hòa giải, tố tụng trọng tài và tố tụng tư pháp. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm cũng như những ưu, nhược điểm nhất định.

Ở Việt Nam, hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM bằng tố tụng tư pháp được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn vì đây là một hình thức mang ý chí quyền lực nhà nước. Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước. Phán quyết của Tòa án mang tính bắt buộc đối với các bên, đảm bảo việc giải quyết tranh chấp được công bằng, chính xác, khách quan.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM tại Chương 1, chúng ta có thể nhận diện những tranh chấp nào là tranh chấp hợp đồng KDTM cũng như hiểu rõ lịch sử hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM theo thủ tục tố tụng.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại từ thực tế xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)