Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của viên chức ngành y tế từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 54)

Vị trí pháp lý của viên chức y tế được khẳng định một phần qua trình độ chuyên môn của viên chức đó. Năng lực của viên chức được đánh giá qua kết quả việc chẩn đoán, điều trị và thực hiện các quy chế chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân. Đội ngũ viên chức y tế ở huyện Hóc Môn hiện tại thiếu cả về số lượng và chất lượng.

Công suất sử dụng giường bệnh nội trú chưa đạt (chỉ đạt 85.5%) so với chỉ tiêu đề ra có 05 khoa đạt dưới 80%. Phần lớn các khoa chưa đạt chỉ tiêu ngày điều trị trung bình là 5.3 ngày/đợt điều trị so với chỉ tiêu là 5.8 ngày/đợt điều trị. Tỷ lệ chuyển tuyến một số khoa còn cao, công tác tiếp cận chuyển giao khoa kỹ thuật mới từ các bệnh viện tuyến trên còn chậm. Đây là số liệu báo cáo năm 2018, 2019 của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn, tỷ lệ này

giảm vào nào 2020 công suất sử dụng giường bệnh nội trú chưa đạt 64.8% so với chỉ tiêu, hoạt động cấp cứu giảm 17.9%, tổng lượt khám ngoại trú giảm 18.7% và điều trị nội trú giảm 31.2% so với cùng kỳ. Tất cả các hoạt động phẫu thuật, thủ thuật, hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và hoạt động xét nghiệm điều giảm.

Một phần là do trang thiết bị, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, nâng cấp nên ảnh hưởng đến chất lượng chữa trị và nâng cao tay nghề của đội ngũ viên chức y tế. Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn với cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, máy móc thiết bị chưa được trang bị hiện đại, thường bị ngập sâu sau những cơn mưa lớn hay triều cường. Theo cơ chế thị trường, các bác sĩ có chứng chỉ hành nghề bị thu hút bởi các phòng khám đa khoa, bệnh viện tư nhân nghỉ việc gây thiếu hụt nhân sự ảnh hưởng không nhỏ đến việc sắp xếp công việc chuyên môn, hoạt động của các khoa và kế hoạch phát triển của bệnh viện. Trung tâm y tế huyện Hóc Môn là cơ sở y tế không có giường nội trú và không được xác nhận thực hành cho bác sĩ để thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề do đó không thu hút được bác sĩ mới về công tác. Khuyết Giám đốc và Phó Giám đốc thời gian dài, kế hoạch tuyển dụng năm 2019 không được đơn vị chủ quản phê duyệt, Trung tâm y tế huyện Hóc Môn vốn đã thiếu người làm việc, nay số viên chức đến tuổi nghỉ hưu và nghỉ việc càng nhiều.

Đội ngũ viên chức y tế ở huyện Hóc Môn hiện tại thiếu cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn năm 2018-2020, tuyển dụng 108 lao động mới trong đó có 58 là bác sĩ, 12 điều dưỡng, 07 kỹ thuật viên, 03 hộ sinh, 06 dược sĩ và 22 nhân viên khác. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ bác sĩ rất được Bệnh viện Hóc Môn và Trung tâm y tế huyện quan tâm thực hiện. Hàng năm tuyển dụng số lượng lớn bác sĩ về làm việc và cử đi đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên phần lớn họ nghỉ việc sau khi được tuyển dụng hoặc sau khi hoàn thành khóa đào tạo đã bỏ việc.

Giảm do nghỉ hưu là 21 viên chức và nghỉ việc 178 viên chức, người lao động trong đó có 71 bác sĩ, 01 y sĩ, 01 cán sự, 32 điều dưỡng, 03 hộ sinh, 14 kỹ thuật viên, 05 dược sĩ, 03 chuyên viên, 01 kỹ sư, 01 cử nhân y tế công cộng và 46 nhân viên khác[1;2;3]. Một số khoa có nguy cơ không có bác sĩ chuyên khoa.

Cơ sở y tế trên địa bàn huyện Hóc Môn không thu hút và giữ chân được nhân lực làm việc. Yếu tố về vị trí địa lý, văn hóa xã hội, điều kiện môi trường còn nhiều khó khăn, phát triển chưa cao nên khó khăn trong thu hút nguồn nhân lực đến làm việc. Đây cũng là một nguyên nhân bất lợi cho việc tuyển dụng nhân lực có chất lượng về công tác phục vụ lâu dài.

Công tác đào tào, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đã được lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện.Viên chức được cơ sở y tế tạo điều kiện về thời gian làm việc để đảm bảo việc học, còn kinh phí phải tự túc trang trải. Trước đây viên chức vẫn được hỗ trợ về kinh phí tham gia các khoa học nhưng vì các bác sĩ được Bệnh viện, Trung tâm y tế tạo điều kiện cho đi học khi tốt nghiệp về công tác một thời gian ngắn cũng xin thôi việc. Công tác đào tạo chỉ mới chú trong công tác chuyên môn, chưa chú ý bồi dưỡng về lý luận chính trị và các tiêu chuẩn quản lý (quản lý nhà nước, quản lý bệnh viện, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng) để phục vụ cho công tác bổ nhiệm.

Một phần nhỏ viên chức y tế vẫn chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, không phấn đấu học hỏi và vẫn có thái độ hách dịch, không thông cảm với bệnh nhân. Hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ viên chức hiện nay chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, thống nhất; những tiêu cực về tác phong, lề lối làm việc của viên chức đã và đang làm giảm chất lượng phục vụ người dân. Các biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu về năng lực và kém về trình độ nghề nghiệp còn tồn tại làm ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí viên chức ngành y tế trong mắt người bệnh và thân nhân.

Chế độ về thưởng và phụ cấp bù thêm vào lương nhìn chung còn quá thấp, chưa thỏa đáng với lao động đặc thù ngành y làm việc trong môi trường

nguy cơ lây nhiễm cao. Các chế độ phụ cấp hiện nay chưa đảm bảo được tính công bằng giữa lao động ngành Y tế so với các ngành khác, chưa rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa y tế tư nhân và y tế công lập. Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn và Trung tâm y tế huyện có tài chính eo hẹp, đang lộ trình chuyển dần sang tự chủ tài chính nên phần chi thu nhập tăng thêm cho viên chức người lao động là khá thấp. Chính điều này là một phần nguyên nhân viên chức y tế ở Hóc Môn nghỉ việc tại các cơ sở y tế công lập chuyển đi đơn vị khác hoặc chuyển sang y tế tư nhân để cải thiện thu nhập, lo cho cuộc sống.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn đã phân tích làm sáng rõ thực trạng địa vị pháp lý của viên chức ngành y tế từ thực tiễn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ thực trạng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chế độ chính sách của viên chức y tế từ 02 cơ sở y tế là Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn và Trung tâm y tế huyện Hóc Môn. Từ thực trạng địa vị pháp lý của viên chức y tế đã được phân tích, luận văn đánh giá, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Qua đó, luận văn tiếp cận những yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện địa vị pháp lý của viên chức ngành y tế.

Các phân tích kể trên là những căn cứ thực tiễn làm cơ sở để tác giả đề xuất ra những giải pháp nâng cao địa vị pháp lý viên chức ngành y tế ở chương tới

Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ Ở HUYỆN HÓC MÔN,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của viên chức ngành y tế từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)