Hệ thống nhân vật trong các tác phẩmMắt bão, Ngựa thép và Luật chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHỆ THUẬT tự sự TRONG tác PHẨM mắt bão, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI của PHAN hồn NHIÊN (Trang 26 - 38)

7. Cấu trúc củaluận văn

2.1. Hệ thống nhân vật trong các tác phẩmMắt bão, Ngựa thép và Luật chơi

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống... Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của các nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện [12, 263].

Bạn đọc đến với các sáng tác của Phan Hồn Nhiên dễ dàng nhận ra một không gian sinh động trong hầu hết các tác phẩm. Nó không bó hẹp ở một phạm vi nhất định mà tác giả dụng công xây dựng không gian rộng, không gian đó nhà văn đã dụng công xây dựng tìm kiếm một thế giới nhân vật sinh động, đa

dạng và phức tạp. Đó là những con người bình thường trong cuộc sống hằng ngày xung quanh chúng ta và có thể bắt gặp một phần của mình trong đó. Trong không gian tác phẩm, tác giả Phan Hồn Nhiên đã khắc họa một cuộc sống chốn thị thành của giới trẻ, hay một cuộc sống thiếu thốn tình yêu và cả thế giới của

công nghệ sinh học đều được nhà văn khéo léo đưa vào tác phẩm. Qua đó từng mảng màu của cuộc sống được tái hiện trong một xã hội hiện đại con người luôn phải đối diện với nhưng toan tính, lo lắng, giằng xé để tồn tại và đạt được mục đích của cá nhân mình. Hệ thống nhân vật trong các sáng tác của nhà văn đa dạng về lứa tuổi nhưng giới trẻ hiện đại chiếm số đông. Họ có thể là những chàng trai, cô gái vừa bước ra khỏi mái trường phổ thông hay những bạn trẻ là sinh viên đang theo đuổi những đam mê của mình. Cũng có những nhân vật trưởng thành. Điều này làm nên một thế giới nhân vật đa dạng trong các tác phẩm của Phan Hồn Nhiên. Tuy nhiên các nhân vật này đa phần họ cô đơn trước thực tại. Có những nhân vật toan tính mưu mô và sẵn sàng đạp đổ, chà đạp thậm chí là lợi dụng người khác để kiếm tìm những thứ mình thích. Hoặc những nhân vật giống như bước ra từ một thế giới khác, thế giới của sự phát triển của khoa học. Bên cạnh đó là những nhân vật hiện thân của cái thiện, cái chính nghĩa và nghị lực.

2.1.1. Nhân vật kiếm tìm, kết nối với thế giới

Kiếm tìm vốn là một hoạt động mang tính chất đặc thù của con người. Nhờ kiếm tìm, con người không bằng lòng với những gì mình đang có và luôn nỗ lực để đạt được những gì mình mong muốn. Đó cũng là quy luật phát triển tự nhiên của xã hội. Vì thế, con người luôn tìm cách vươn lên trong cuộc sống để đạt được khát vọng và hoài bão của mình. Mỗi cá nhân đều có một mục đích sống khác nhau có khi là một tình yêu đẹp, một hành phúc gia đình song cũng có khi là tiền bạc và danh vọng. Trong các tác phẩm của Phan Hồn Nhiên có thể thấy rất nhiều những nhân vật như vậy.

Ngựa thép là cuốn tiểu thuyết của Phan Hồn Nhiên xây dựng hệ thống nhân vật đi tìm kiếm kết nối với thế giới. Hầu hết các nhân vật trong các phần của cuốn tiểu thuyết này đều đơn độc và đang loay hoay đi tìm cho mình một thế giới mà họ thấy thiếu hụt. Điều này được Phan Hồn Nhiên diễn tả xuyên suốt mối quan hệ của các nhân vật trong cả ba phần. Ở phần Cơ thể, mối quan

hệ giữa Sơn và Anna là quan hệ mẹ con. Bách và Anna là quan hệ vợ chồng, Anna và Anne là quan hệ chị em vậy nhưng mối quan hệ của họ giống như là người xa lạ. Anna luôn tỏ ra độc ác với con trai mình và cho rằng sự có mặt của cậu trên cõi đời này là một sai lầm của người mẹ này. Người mẹ thỏa thuận với con yêu cầu con đâm xe vào em gái mình giống như một cuộc tai nạn để trả thù cho việc em gái sống với Bách nếu làm được bà mới tiếp tục cho Sơn tiền chữa bệnh ung thư phổi. Câu chuyện về con đường tìm kiếm kết nối của các nhân vật có cả trong ba câu chuyện, các kiểu nhân vật này còn hấp dẫn hơn khi Phan Hồn Nhiên xây dựng kiểu nhân vật này ở phần 2 và 3 của cuốn tiểu thuyết. Đọc ba câu chuyện trong Ngựa thép người đọc có thể thấy rõ những con người như Sơn, như Bách, như Anna, như hai anh em sinh đôi, Pelikan, người dạy ngôn ngữ, người mất khả năng ngôn ngữ… Tất cả họ đều là những nhân vật mất kết nối để rồi khốn khổ tìm cách tháo gỡ và tìm cho minh cách để giải tỏa mặc dù bên ngoài họ luôn tỏ ra là người mạnh mẽ. Các nhân vật trong tác phẩm Ngựa thép cô độc không có sự kết nối với nhau và hành trình của các nhân vật này là

hành trình đi tìm kiếm sự thiếu hụt đó. Hành trình tìm kiếm tín hiệu kết nối con người lại với nhau. Đó là cuộc sống của người Việt ở nước ngoài, một nhóm người “trống rỗng, hụt hẫng và thất lạc”, mất mát không chỉ vì tha hương hay thiếu tuổi thơ. Đó là tình huống khi Sơn nằm viện mẹ cậu đến và với cậu giờ chỉ có thể khuyên mẹ của mình: “Mẹ sẽ không làm gì dượng và Anne chứ?” Tôi cười khẩy: “Con nghĩ mẹ sẽ làm gì?” “Con không biết. Nhưng con hi vọng mẹ để mọi thứ được yên. Bởi cuối cùng dượng và dì đã có chút hạnh phúc...” “Con biết gì về hạnh phúc?”. Con trai tôi khi ấy đã mỉm cười: “Là được sống giống như những người đang sống bình thường.” Tôi cũng cười: “Mẹ chỉ e rằng, trong các tình huống bất thường vẫn luôn xảy ra trong đời sống bình thường ấy, người ta lại nhìn thấy rõ hơn ý nghĩa của sự bất hạnh,” (Tr. 81). Một người con trai van nài mẹ mình để cho em gái của chính mẹ được sống một cuộc sống bình yên mặc dù người em gái ấy đang bị liệt nửa người. Người chị vẫn vô tâm không mảy may rung động trước yêu cầu của con trai một thanh niên sắp chết

vì bệnh ung thư thì quả thật Anna là người người phụ nữ có trái tim lạnh. Điều đó đã đẩy Sơn vào bi kịch của một kẻ cô đơn khi mà xung quanh cậu luôn có người thân yêu bên cạnh nhưng chính những người mà đáng lẽ cần yêu thương bao bọc cậu lại là người nhẫn tâm bỏ mặc thậm chí còn mặc cả đánh cược cuộc đời cậu bằng những thỏa thuận như những kẻ xa lạ với nhau. Đây cũng là một trạng thái cô đơn của con người đang xảy ra trong cuộc sống. “Ngựa thép có

những con người bình thường, nhưng mối quan hệ giữa họ thật khác thường: một cặp song sinh, tình cảm cha dượng và con riêng, người mất trí nhớ và thầy giáo của cô ấy. Điều bất thường ở đây chính là thế giới nội tâm của họ, sự cô đơn, kiếm tìm cách biểu hiện yêu thương, kết nối với những người xung quanh... trong một thời đại mà các phương tiện kết nối phát triển. Ba câu chuyện trong ba phần của tiểu thuyết dường như hoàn toàn khác biệt. Chúng được kết nối bởi hình ảnh một chú ngựa, khi thì là một món đồ chơi, khi ở trong bức tranh, lúc nằm trong giấc mơ đeo bám nhân vật [38]. Phan Hồn Nhiên đã tinh tế nhìn thấy

sự mục ruỗng của trái tim con người trong xã hội hiện đại.

Nhân vật Lâm trong Luật chơi cũng vậy. Ban đầu cậu chỉ là cầm tấm vé xem một chương trình truyền hình mà cậu bạn thân tên Thái đã cố tình nhét vào túi áo cậu để đến xem một chương trình thực tế có tên là “trò chơi sinh tử”. Lâm vô tình bị đẩy vào chỗ phải nhập vai một người chơi trong trò chơi đầy mạo hiểm này do nhân vật tham gia trò chơi trước đó đã bỏ cuộc. Tuy nhiên người đọc như ngột thở qua từng chặng hành trình tham gia của Lâm. Những sự kiện diễn ra ngay cả với Lâm cũng là một thử thách ngoài sức tưởng tượng của cậu. Đơn độc tìm kiếm cậu bạn, cố kết nối với những dữ kiện để tìm ra tung tích của bạn mình, Lâm luôn cố gắng logic mọi thứ để những phán đoán của cậu là có cơ sở cuối cùng. Cậu bạn thân không phải là người mất tích. Cậu chỉ hóa trang để khiến Lâm phải tham gia cuộc chơi này: “Lâm đúng ngây như tượng

khi các kĩ thuật viên âm thanh thoăn thoát luồn dây bên dưới chiếc jacket chó khoang, gắn microphone cho cậu. Anh chàng mũ đỏ giày đỏ lẫn người cao lêu khêu đều chẳng bận tâm đến cậu, dù chỉ một cái liếc mắt ..” (Tr. 47). Hoàn

cảnh đặt Lâm một cậu học sinh vừa mới tốt nghiệp cấp 3 vốn là một người nhút nhát, khép kín, sợ hãi và thực sự chưa trưởng thành tham gia một cuộc chơi đầy mạo hiểm mà sau này Lâm còn bị khống chế tiếp tục tham gia trò chơi bằng chính sự an toàn của những người thân trong gia đình mình. Không còn cách gì khác cậu chỉ có thể miễn cưỡng dấn thân vào các chặng đường và những quy tắc khó hiểu của luật chơi. Cả câu chuyện về hành trình chinh phục các mục tiêu của Lâm trong trò chơi này cậu luôn phải tự mình phân tích đánh giá và dần dần bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn trong tư duy. Độc giả nhận thấy sau khi đọc xong tác phẩm đó chính là thông điệp mà nhà văn Phan Hồn Nhiên muốn gửi gắm ở nội dung của câu chuyện cũng như muốn nhắn đến những người trẻ tuổi trên con đường tìm kiếm và trưởng thành của mình bạn luôn có sự lựa chọn trở thành người tốt hay một kẻ độc ác tuy nhiên tình yêu đối với những người xung quanh là một giá trị trường tồn. Đó chính là mục tiêu mà ngày nay các bạn trẻ còn rất hạn chế. Luật chơi mang đến một thông điệp ngắn mà đầy ý nghĩa đó là tuổi trẻ, tuổi để dẫn thân, để đối mặt thử thách và vượt qua bằng mọi sự cố gắng và lòng can đảm dù bạn là con người thật hay là một robot sinh học được

tạo bởi công trình nghiên cứu thì bạn vẫn cần một mục tiêu sống đẹp. Đó là cả một quá trình mà các nhân vật giả tưởng đã đi tìm và kết nối với nhau để cùng nhau tìm ra được kết quả thực sự của luật chơi mà mình đang tham gia.

Trong tác phẩm Mắt bão Thái Vinh là một nhân vật được tác giả xây dựng điển hình cho những nhân vật là hiện thân của cô gái khát khao tìm kiếm kết nối. Vốn là một du học sinh trở về từ Singapore, Thái Vinh mong muốn được sống trong tình yêu thương của gia đình. Cô gái ấy tưởng rằng mình có một bản lĩnh mạnh mẽ nhưng thực ra tâm hồn lại yếu đuối mong manh. Thái Vinh không được ai trong gia đình quan tâm hỏi han, mỗi người đều cố gắng theo đuổi mục đích của bản thân bỏ mặc cô bé cô đơn chính trong ngôi nhà của mình. Đã hơn một lần Thái Vinh muốn tìm đến cái chết để giải thoát nhưng đều được Vĩnh ngăn lại. Hành động ấy của Thái Vinh cho thấy khát khao mong được quan tâm nhưng cuộc sống cứ cuốn các thành viên của gia đình cô bỏ mặc

cô đơn côi, lạc lõng và cuối cùng là những vết trượt dài trong đời sống. Cái chết là hành động phản kháng cuối cùng để cô khỏa lấp sự bất lực trên con đường tìm kiếm tình yêu thương của mình với những người thân. Cái chết đầy bất ngờ của cô khiên tất cả các thành viên trong gia đình Vĩnh đều phải nhìn lại bản thân và nỗi đau trước cái chết của Thái Vinh sẽ dằn vặt họ đến hết cuộc đời.

Những nhân vật trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên thường được xây dựng trong những trạng thái khát khao và nỗ lực kiếm tìm lẽ tồn tại, kiếm tìm những khả năng để mưu sinh, kiếm tìm hạnh phúc, kiếm tìm chân lí, kiếm tìm bản thế ... Đọc các tác phẩm, qua sự tái hiện của nhà văn, người đọc có thể tìm thấy sự gặp gỡ ở một số cảnh ngộ trong đời sống, như đã gặp ở đâu đó quanh mình. Kiểu nhân vật này cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học đương đại, cho thấy sự chuyển biến trong cách thức lựa chọn, xây dựng nhân vật và thể hiện những vấn đề của đời sống.

2.1.2. Nhân vật cô độc

Đây là hình ảnh nhân vật phổ biến trong văn chương Việt Nam thời kì đổi mới khi ý thức cá nhân của nhân vật được nâng lên và khi con người thường xuyên phải đối diện với chính mình. Có thể nhận thấy những khác biệt trong văn học đương đại với văn học trong thời kì kháng chiến ở phương diện này. Ở thời kì kháng chiến người cầm bút thường không hoặc ít khi viết về những nhân vật cô độc và bế tắc bởi yêu cầu của văn học cách mạng nhằm khích lệ tinh thần đấu tranh phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc. Trongvăn học thời kì đổi mới, con người phải đối diện với rất nhiều các vấn đề khác nhau của cuộc sống thậm chí họ phải đối diện với chính nỗi cô đơn sự đơn độc bế tắc của chính mình. Vấn đề này được nhà văn quan tâm, trở thành đối tượng chính được phản ánh trong các sáng tác văn chương. Con người được khắc họa chân thực không còn là con người được lí tưởng hóa mang tầm vóc lớn lao nữa mà là con người nhỏ bé, con người của đời sống thường nhật trong một xã hội đầy phức tạp khi mà mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn. Nhân vật cô đơn ở đây có thể là một trạng thái

mang tính bản thể, sự ý thức về nỗi cô đơn và cũng có khi hoàn cảnh khiến họ bị cô đơn. Đây là vấn đề của mỗi cá nhân nhưng lại là trạng thái thường gặp của nhiều người trong đời sống hiện tại của cộng đồng và xã hội. Con người thường thấy cô đơn khi thiếu đi sự đồng cảm, thiếu tiếng nói chung khiến họ rơi vào trạng thái trống trải trong tâm hồn.

Những nhân vật này mang trong mình nhiều suy tư và có nhiều vấn đề để tác giả phát triển cốt truyện. Không phải những con người mang tầm vóc lịch sử, lớn lao kì vĩ nữa mà đây là những con người đời thường mang trong mình những trăn trở lo âu không tìm được hướng đi và họ rơi vào bế tắc. Con người cô đơn trong văn học đương đại là những con người gần gũi với cuộc đời, những nhân vật luôn nỗ lực hòa nhập với cuộc sống nhưng lại không thể tìm được tiếng nói chung đồng điệu với những người xung quanh. Họ không đạt được mục đích của chính mình. Trong tiểu thuyết Ngựa thép, các nhân vật ở câu chuyện thứ nhất (phần Cơ thể) dường như đều gặp bất hạnh trong chính căn nhà của mình.

Ở phần Cơ thể (Ngựa thép), nhà văn xây dựng khá ấn tượng hệ thống nhân vật cô độc, bế tắc này. Người đọc cảm nhận được sự bức bối của các nhân vật không chỉ bằng ngôn ngữ đối thoại và mà còn bằng cả cách xây dựng bối cảnh của câu chuyện: “Cảm giác khoan khoái lẫn nỗi xúc động kỳ dị khiến tôi muốn khóc. Vì chỉ có một mình, nên tôi để mặc mình trôi theo thứ xúc cảm yếu

đuối…. Rồi nó (con ngựa) bắt đầu chuyển động, mạnh dần, buộc một phần cơ thể tôi chuyển động theo” (Tr.67). Đọc tác phẩm, có thể nhận thấy nhân vật Anna là một nhân vật để lại nhiều ác cảm trong lòng độc giả nhất nhưng người đọc cũng có thể chia sẻ với những trạng thái của chính cô. Đến gần cuối truyện Anna thú nhận với chồng cũ rằng sự tàn bạo của mình là những khi cô không kiểm soát nổi và nó đã chiếm hữu lấy cô, “trở thành cô”. Có thể lí giải cho hành động Anna dùng súng bắn vào con ngựa là hình ảnh cô muốn chống cự lại cái ác nhưng lại chỉ có một mình, yếu đuối và bất lực. Đến đây người đọc có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHỆ THUẬT tự sự TRONG tác PHẨM mắt bão, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI của PHAN hồn NHIÊN (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)