Người kể chuyệ n ngôi kể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHỆ THUẬT tự sự TRONG tác PHẨM mắt bão, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI của PHAN hồn NHIÊN (Trang 65 - 69)

7. Cấu trúc củaluận văn

3.2.Người kể chuyệ n ngôi kể

Văn bản tự sự cũng như một “phát ngôn mở rộng”, trong đó có Người nói, Người đối thoại và Người được nói tới. Người nói khi kể nhân danh tôi nói, người đối thoại (ở ngôi thứ hai) khi nói cũng nhân danh tôi nói, và người được nói tới phát ngôn ở dạng nó nói. Khi chuyển sang nghệ thuật tự sự trường hợp thứ nhất thành người kể chuyện thứ nhất, người xưng tôi trực tiếp kể chuyện, trường hợp hai hiếm gặp, trường hợp ba thành người kể chuyện ở ngôi thứ ba tức “nhân vật nói”. Việc xác lập người kể chuyện có vai trò rất quan trọng đối với kết cấu, giọng điệu và ngôn từ của tác phẩm.

Ba tác phẩm của Phan Hồn Nhiên Ngựa thép, Mắt bão và Luật chơi thể hiện sự đa dạng trong việc xây dựng người kể chuyện. Đây cũng là một phương diện đáng chú ý trong nghệ thuật tự sự của nhà văn. Điều này thể hiện ngay từ mở đầu các thiên truyện.

Tác phẩm Ngựa thép mở đầu bằng lời người kể ở ngôi thứ nhất: (Trong tiệm cà phê) “chưa vội đụng đến chiếc bánh mì nóng và quả táo, tôi uống hết cốc cà phê, đọc vài trang tin tức trên điện thoại. Rồi tôi dừng mắt ở khung ảnh treo giữa hai ô cửa sổ. Hơn một lần tôi hỏi chủ tiệm cà phê ai là nhân vật trong bức ảnh đen trắng…” (Tr. 6).

Truyện Mắt bão mở đầu bằng lời kể của nhân vật (Trong sân bay) “…

Mặc dù ngồi im trên băng ghế kim loại lạnh toát, mắt nhìn thẳng về phía trước, nhưng Hải vẫn nhận biết hết thảy mọi hình ảnh chung quanh. Một vị thương gia nổi bật trong bộ suit xanh thẫm…” (Tr.5).

Còn truyện Luật chơi lại mở đầu bằng lời kể của “nhân vật vắng mặt”, người kể toàn tri: Đầu tiên là sự mô tả ngoài căn phòng, từ vị trí quan sát bên ngoài, kẻ quan sát câm lặng: “Lần thứ tám của hồi chuông sắc nét và rành rọt ngoài hành lang, tiếng reo vang cắt đứt giữa chừng.

Từ khe hở giữa hai cánh cửa là sách, lọt vào luồng sáng mỏng. Sau mấy đợt rung nhẹ theo sóng âm thanh, nó bất động như một kẻ câm lặng như một kẻ

quan sát câm lặng, mở to đôi mắt trống rỗng dõi vào căn phòng bề bộn” (Tr.7).

Tiếp theo là những mô tả căn phòng, rồi nhân vật.

Một phương diện cần phải nói tới là Phan Hồn Nhiên đã sự vận dụng rất linh hoạt người kể chuyện ở các tác phẩm khác nhau. Hầu như không một tác phẩm nào nhà văn chỉ xác lập một điểm nhìn trần thuật, một kiểu người kể chuyện. Dưới đây xin đi sâu vào một số trường hợp cụ thể trong tác phẩm.

3.2.1 Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất

Theo Từ điển thuật ngữ văn học người kể chuyện là: “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả (ví dụ “tôi” trong “Đôi mắt” của Nam Cao), dĩ nhiên không nên đồng nhất với tác giả ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví dụ: người điên trong “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn); có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện” [12 ; 191].

Theo Nguyễn Thị Hải Phương trong cuốn Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ biên thì: “người kể chuyện là một nhân vật

nhưng là một kiểu nhân vật đặc biệt, nó có những điểm khác so với các nhân vật khác trong tác phẩm... người kể chuyện không chỉ là một nhân vật tham gia vào tác phẩm như các nhân vật khác mà còn có chức năng tổ chức các nhân vật khác, đánh giá về các nhân vật khác...” [31, 198].

Trong nhiều sáng tác của Phan Hồn Nhiên, tác giả chọn nhân vật xưng “tôi” để kể chuyện. Nhân vật “tôi” ấy có thể đóng vai trò người dẫn chuyện trong tác phẩm hoặc một phần tử trong hệ thống nhân vật tham gia vào các tình huống của truyện. Nhân vật ấy vừa là người kể chuyện về các nhân vật khác, đồng thời là nhân vật dẫn dắt mọi tình huống chuyện. Các nhân vật xuất hiện trong các sáng tác của Phan Hồn Nhiên cùng với nhân vật “tôi” tạo ra một nội dung chuyện có sức lôi cuốn và các nhân vật được thể hiện trong sự kết hợp giữa việc miêu tả hành động, lời nói với những diễn biến tâm lý phức tạp bên

trong của nhân vật. Trong tác phẩm, “tôi” – người kể chuyện đóng vai kể với các nhân vật khác, đồng thời ở đó một sự vật, sự việc được nhìn nhận từ nhiều điểm nhìn khác nhau từ các nhân vật trong truyện.

Phần “Cơ thể” của tiểu thuyết Ngựa thép được kể bởi người kể chuyện xưng “tôi”. Người kể chuyện xưng “tôi” gợi cho người đọc cảm giác tin tưởng rằng, những điều tác giả kể ra ở đây là có thật, đồng thời gián tiếp thừa nhận rằng những câu chuyện được kể lại xuất phát từ cảm thụ cá nhân của nhà văn, dựa vào điểm nhìn hạn chế của bản thân để kể.

Ở phần “Cơ thể” (Ngựa thép), nhân vật người em vừa là nhân vật trong tác phẩm vừa là người kể chuyện ở ngôi “tôi”: “có một lần chúng ta đi học nhạc,

anh vào lớp học tập bài mới còn tôi thì bỏ về nhà ngủ. Hôm đấy tối đã

nhìn thấy bố mẹ cãi nhau. Họ chẳng bao giờ làm điều ấy trước mặt chúng ta” (Tr. 201). Cũng vẫn ngôi kể ấy ở phần Pelikan ngôi kể ấy lại đóng vai trò giống như người dẫn chuyện chứng kiến toàn bộ câu chuyện và dẫn dắt các nhân vật theo một logic nhất định: “Người dạy ngôn ngữ nằm bất động, điện thoại đặt cạnh gối. Anh ta ốm, lớp da khô lạnh trên cánh tay buông thõng cạnh giường. Tấm vải bọc nệm quấn quanh cơ thể trâng truồng cũng cứng và khô vì ở cơ thể bất động mồ hôi không còn để ứa ra nữa. Mất nhiệt và mất nước” (Tr .316).

Người kể chuyện có khi kể về một người khác, có khi kể về chính mình. Ở những truyện mà “tôi” vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật chính, cái

“tôi” nội tâm, cái “tôi” tâm lý chiếm phần ưu trội hơn cái “tôi” khách quan: “cảm giác khoan khoái kì dị xúc động khiến tôi muốn khóc, vì chỉ có một mình nên tôi để cho cảm xúc trôi theo thứ xúc cảm yếu đuối... rồi nó (con ngựa) bắt đầu chuyển động mạnh dần, buộc một phần cơ thể tôi chuyển động theo” (Tr.67). Kể chuyện ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến là hình thức tự sự mà ở đó điểm nhìn có sự dịch chuyển trên hai hay nhiều người kể chuyện xưng “tôi”. Những cái “tôi” này không phải là sự phân thân của một cái “tôi” nào đó.

Chúng tồn tại với tư cách là những chủ thể độc lập, thể hiện rõ sự mâu thuẫn nội tại trong ý thức. Nói cách khác, mỗi cái tôi được miêu tả như một ý thức.

Có trường hợp, trong tiểu thuyết xuất hiện hai người kể chuyện xưng “tôi”. Trong đó, một chủ thể giữ vai trò người kể chuyện chính, còn chủ thể kia giữ vai trò của người dẫn truyện, anh ta đóng vai một người được nghe kể lại câu chuyện từ người kể chuyện xưng “tôi” thứ nhất và chỉ trần thuật lại một cách khách quan những gì nghe được. Cũng có trường hợp, một truyện kể xuất hiện nhiều nhân vật – người kể chuyện kể những câu chuyện khác nhau. Mỗi người kể chuyện là một chủ thể nhận thức mang điểm nhìn và quan niệm khác nhau về hiện thực. Song những câu chuyện nhỏ ấy đều được sắp xếp theo định hướng của “tôi” – người kể chuyện nhằm làm nổi bật nội dung, tư tưởng của một câu chuyện lớn hơn bao trùm các mẩu chuyện đó. Điểm nhìn bao quát vẫn thuộc về “tôi” – người kể chuyện, nhưng anh ta không áp đặt điểm nhìn của mình lên những người kể chuyện khác, anh ta luôn cố ý tạo ra mối quan hệ bình đẳng giữa các câu chuyện được kể trong tác phẩm. Trong các tác phẩm này thường có từ hai người kể chuyện trở lên, những câu chuyện được sắp xếp xen kẽ, tạo ra khả năng đối thoại giữa các ý thức với nhau.

3.2.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba

Trong lí luận văn học khi nói về phương thức trần thuật người ta thường nói đến trần thuật theo ngôi, từ đó nảy sinh thuật ngữ ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, trong đó phổ biến nhất là ngôi kể thứ ba hay kể chuyện theo ngôi thứ ba.

Theo quan điểm truyền thống, người kể chuyện toàn tri vắng mặt được coi là người kể chuyện ở ngôi thứ ba. Ở trường hợp này, chủ thể trần thuật nằm hoàn toàn bên ngoài cốt truyện, không tham gia vào các biến cố trong câu chuyện, nhưng hầu như có mặt khắp nơi, biết hết và dẫn dắt câu chuyện, như một vị Thượng đế toàn năng, thấy hết, biết hết, sai khiến tất cả. Người kể chuyện ngôi thứ ba còn là lời “nhân vật nói”, “nhân vật kể”. Điều này được Phan Hồn Nhiên thực hiện rõ ràng trong tập Mắt bão. Trong tác phẩm có nhiều nhân vật đứng ra kể chuyện. Hải, Vĩnh, Hữu đều là các nhân vật chính được soi chiếu bởi người kể chuyện giấu mặt, nhưng cũng nhiều lần là chủ thể nói, đánh

giá, kể chuyện.Người kể chuyện ở ngôi thứ ba là lời nhân vật, điều này được nhiều người đồng tình, song cũng nên chú ý rằng có những khi lời người kể chuyện giấu mặt có cách nhìn và quan điểm không trùng khít với cách nhìn và quan điểm của nhân vật: “nhưng có những thời khắc Lâm quên sạch rắc rối bủa

vây. Là khi cậu chuẩn bị cho cuộc gặp với cô gái kì lạ. Là khi cậu phấn chấn bước rất nhanh trên vỉa hè, đứng chen chúc giữa những người xa lạ trên xe buýt, hồi hộp chờ trước cổng biệt thự. Dù biết Lim chẳng nhìn thấy, cậu vẫn muốn trông mình tươm tất, sạch sẽ và thơm, thoát ra khỏi hình ảnhủ rũ buồn tẻ. Cậu nghĩ về Lim nhiều đến mức không bao giờ tính trước được mình sẽ nói gì bắt đầu ra sao để cuộc gặp gỡ trở nên ấn tượng...” (Tr.142).

Kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” là điều dễ hiểu. Người ở vào ngôi thứ hai thường ở vào vị trí người nghe chuyện trực tiếp, đến lượt mình, anh ta cũng có thể kể chuyện, nhưng lúc đó anh ta lại sẽ chuyển ngôi, nghĩa là xưng “tôi” đối với tôi (bây giờ là “anh”) là người nghe. Như thế trong giao tiếp ngôi thứ nhất xưng tôi là phổ biến nhất và chỉ có nó là ngôi kể. Ngôi thứ ba trong tự sự, từng có ý kiến cho rằng, kể ngôi thứ ba có nghĩa “họ” kể chuyện, “người ta” kể chuyện. Nhưng do ngôi thứ ba vắng mặt, do đó câu chuyện họ kể không ai nghe được. Nếu muốn kể thì lại phải có người đem câu chuyện họ kể mà kể lại thì mới có hiệu lực.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHỆ THUẬT tự sự TRONG tác PHẨM mắt bão, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI của PHAN hồn NHIÊN (Trang 65 - 69)