Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHỆ THUẬT tự sự TRONG tác PHẨM mắt bão, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI của PHAN hồn NHIÊN (Trang 74 - 84)

7. Cấu trúc củaluận văn

3.4.Ngôn ngữ trần thuật

3.4.1. Ngôn ngữ hiện đại, đời thường của giới trẻ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và tính cách nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại các từ câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương ... Trong tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật” [6; 214].

Người đọc bắt gặp ngôn ngữ giới trẻ và hiện đại nhiều trong tác phẩm của Phan Hồn Nhiên vì chị có cả một lộ trình viết truyện để phục vụ số đông những bạn trẻ chính vì vậy mà ngôn ngữ viết truyện của chị cũng gần gũi với giới trẻ. Đó là ngôn ngữ đời thường mang tính hiện đại. Trong tác phẩm Mắt

bão có thể thường xuyên bắt gặp những đoạn hội thoại của các nhân vật như

sau:

- “Ồ, vâng. Em không nhớ khâu quan trọng này. Em sẽ viết kế hoạch họp báo và quảng bá của hàng, rồi gửi mail cho anh sớm. Tôi hiểu là hai ngày nữa. - Okay ! – Trung hài lòng. Một bên lông mày được tỉa gọn của anh ta hơi nhướng lên, tò mò - em đang bận đi đâu phải không” (Tr.145).- -“Anh ta có

Thái Vinh lắc đầu : “ Thằng khốn kiếp! Mọi người bỏ công việc để lo lắng chăm sóc cho nó, vậy mà không có đến một nửa lời cảm ơn” (Tr. 121).

Đến Ngựa thép sẽ bắt gặp ngôn ngữ đời thường trong hầu hết các phần, các trang, các đoạn của tác phẩm. Nghệ thuật dẫn chuyện, kể chuyện; thủ pháp miêu tả toàn cảnh, cận cảnh như đi từ thế giới thực vào mơ, từ quá khứ vào hiện tại, từ điểm nhìn người này và người khác trong cùng một vấn đề. Một độc giả cũng có những nhận xét khá thú vị về cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của Phan Hồn Nhiên: “Vì là một giáo viên dạy học, nên khi đọc phần ba

của cuốn sách, dường như tôi bị lôi cuốn bởi những chi tiết mà nhà ngôn ngữ trẻ hướng dẫn, dạy đọc cho một cô gái bị mất kýức ngôn ngữ sau một vụ tai nạn”(4).

Phần Pelikan - Ngựa thép có những đoạn được viết mang đậm ngôn ngữ đời thường của các nhân vật :

“Nếu tôi không làm những điều cậu vừa nói?” Ông hỏi. Cánh tay vòng quanh ngực ông khựng lại:

“Ông sẽ làm. Đâu thể sống thế này mãi. Ông không thấy đã quá đủ khi bám vào vùng đất đầm lầy hay sao khi mà ông còn cả một cuộc đời phía trước?”

“Ai còn có cả một cuộc đời phía trước? Cậu hay tôi?”

Chen vào giữa ông và ô cửa sổ, gã trai trẻ lúc này thực sự chắn mọi góc nhìn: “Ông cho tôi cái tôi muốn. Tôi cho ông cái ông muốn. Tôi cần ông và ông cũng cần đến tôi”.

“Tôi không cần đến cậu. Cậu cứ việc bỏ đi, cứ mặc sức làm những điều cậu muốn. Tôi không ngăn cản. Về phần mình, tôi sẽ không có gì cần làm phiền đến cậu.”

Không mảy may nao núng, đôi mắt kia phản chiếu các đốm sáng nến, tinh ranh:

“Sai rồi. Tôi có tất cả những gì mà ông muốn. Một ai đó để ông không hổ thẹn.”

Tại sao lại có hổ thẹn ở đây?” Người đầu bếp sững sờ. (Phần Pelikan)

Cái mà Phan Hồn Nhiên đặt ra ở tác phẩm này là trong tác phẩm chị đã kết nối giới trẻ bằng ngôn ngữ của họ để họ có thể tiếp nhận tác phẩm của mình được dễ dàng hơn ; ngôn ngữ đời sống và cũng là ngôn ngữ của mỗi người trẻ tuổi.

3.4.2. Ngôn ngữ hội họa và điện ảnh

Trở lại với ngôn ngữ điện ảnh trong Ngựa thép, không khó để nhận ra ý đồ của tác giả, về việc đưa những thử nghiệm về điện ảnh trong tác phẩm của mình. Một cách rất trực tiếp và có phần dày đặc, Phan Hồn Nhiên dùng các từ ngữ và trường đoạn có nhắc đến phim, điện ảnh, hình ảnh chuyển động, ngôn từ và hình ảnh, sách và phim… xuyên suốt tác phẩm của mình. Gián tiếp hơn là nhiều đoạn văn đẹp miêu tả cảnh vật như một máy quay từ trên cao xuống: “Như cây cầu treo, bóng của nó chỉ là một vệt đen mảnh, hút sâu dưới vực, vắt qua dòng nước mầu vàng nghệ. Còn bóng của hai anh em họ là hai vết xám mỏng, hắt trên vài thanh gỗ đầu tiên của cây cầ.” (Tr .161). Còn đây là khi máy quay cận cảnh: “Dưới lớp da mỏng của mí mắt, nhãn cầu đã ngưng chuyển

động hỗn loạn. Hơi thở chậm, nhưng đều. Gương mặt phẳng lặng. Ở các mỏm xương, lớp da căng lên, nổi rõ đường nét khắc kỷ ở vầng trán và chóp mũi. Đồng thời, vài khoảng lõm biến thành các hốc tối sâu thẳm.” (Tr. 320).

Cách viết của nhà văn là một cách viết giàu tính sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ điện ảnh trong văn chương. Điều đó khiến cho hai sáng tác của Phan Hồn Nhiên Công ty và Mắt bão được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh. Ngoài ra, cũng có thể thấy rõ trong Ngựa thép nhiều đoạn sử dụng những câu văn ngắn liên tiếp nhưng giầu hình ảnh theo đúng văn phong của một kịch bản điện ảnh như thế này: “Làn da. Mảng lông ngực. Chiếc quần bơi. Và khoảng

cát vây quanh. Nâu. Đen. Lục. Và hồng nhạt. Một hòa sắc khác lạ. Giấc ngủ làm cho hình ảnh trở nên đông cứng còn hình thể con người biến thành một khối tượng sắc lạnh” (Tr.196). Đây là một phương pháp mà nhà văn Marguerite

Duras, người thành công với thủ pháp kết hợp giữa văn chương và điện ảnh đã sử dụng trong tác phẩm của mình.

Về ngôn từ trong văn chương có thể thấy cũng cùng một vốn ngôn ngữ nhưng việc sử dụng có sáng tạo sẽ tạo nên những hiệu quả nghệ thuật cao. Nhà văn dùng chữ như điều khiển một đội quân trong đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó thì câu văn mới có sưc truyền tải hấp dẫn người đọc cũng như có giá trị nghệ thuật. Ngôn ngữ chính là mảnh đất màu mỡ giúp nhà văn sáng tạo, phát huy khả năng cầm bút của mình. Trong tác phẩm văn chương ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng hình tượng. Khi hình tượng đã hình thành thì đó mới là đơn vị trực tiếp thông tin về hiện thực. Vậy nên nhà văn phải lựa chọn chất liệu sao cho phù hợp, nhào nặn và tái tạo lại ngôn ngữ, khoác cho nó tấm áo mới, như Phan Hồn Nhiên đã thành công trong việc mượn ngôn từ để xây dựng nên hai hình tượng nhân vật trong Luật chơi hoàn toàn đối lập nhau, khắc họa bức chân dung toàn cảnh hai nhân vật với hai phẩm chất khác nhau. Đó chính là sự thành công của chị.

Tiểu kết

Để xây dựng được thành công một tác phẩm nhà văn phải dày công lên ý tưởng cho tác phẩm sau đó xây dựng cốt truyện rồi từ cốt truyện mới có thể tạo ra được nội dung cụ thể cho tác phẩm. Để làm lên một tác phẩm thành công, người viết cần lựa chọn cho mình một cách viết sáng tạo mà không phải nhà văn nào cũng làm được. Điều đó cho thấy Phan Hồn Nhiên đã rất quan tâm đến cách viết nên các tác phẩm của chị đã có vi trí nhất định trong lòng độc giả. Tác giả có ý thức và chiến lược trong việc lựa chọn cốt truyện, người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện. Vậy nên nếu đọc tác phẩm của nhà văn ngay lúc đầu dễ khiến bạn đọc thấy khó tiếp cận nhưng càng đọc càng đi sâu tìm hiểu ta càng thấy được những sáng tạo đầy cá tính trong những sáng tác của chị; một cách kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ đa dạng và sự di động, luân phiên điểm nhìn trần thuật trong các tác phẩm. Điều này góp phần tạo nên sự mới mẻ và sức lôi cuốn trong những tác phẩm của chị.

KẾT LUẬN

Nghệ thuật tự sự có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của một tác phẩm đồng thời nó cũng khẳng định tài năng của nhà văn . Ở nước ta tự sự học đang ngày một phát triển, trên tiến trình phát triển ấy các nhà văn đã năm bắt được những cơ hội cho các sáng tác của mình để lựa chọn cách viết phù hợp nhất trong các sáng tác để các tác phẩm ấy không bị rập khuân theo lối viết cũ mà cũng không động chạm vào các viết của các nhà văn khác. Đi vào nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong ba tác phẩm của Phan Hồn Nhiên Mắt bão, Ngựa

thép, Luật chơi chúng tôi rút ra được một số điểm đáng chú ý sau:

Quan niệm về con người và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong ba tác phẩm này là một yếu tố quan trọng. Con người trong các sáng tác của Phan Hồn Nhiên là những con người trẻ tuổi hoặc những con người trưởng thành. Họ xuất hiện trong các tác phẩm rất giống với xã hội thực ngoài đời. Các nhân vật được xây dựng theo nghệ thuật: từ khắc họa hành động và lời nói mỗi nhân vật sẽ tự bộc lộ nội tâm bên trong và tính cách của mình.

Điểm mới trong việc xây dựng cốt truyện của nhà văn Phan Hồn Nhiên là chị không xây dựng cốt truyện theo công thức rập khuân mà mỗi truyện chị lại lựa chọn một cốt truyện khác nhau khi là cốt truyện truyền thống có mở, có kết có mở nút và có thắt nút trong Mắt bão; khi lại rời rạc lắp ghép các câu chuyện lại với nhau từ đó làm nổi bật một thông điệp nào đó mà chỉ khi đọc xong người đọc mới nhận ra được như trong Ngựa thép hay một cốt truyện mà nhà văn dẫn dắt người đọc tham gia vào một cuộc chơi của các nhân vật cùng đồng hành, suy luận như một cuộc trinh thám đầy căng thẳng như chính mình đang hiện hữu trong tác phẩm của nhà văn như trong Luật chơi. Tuy nhiên dù có khác nhau trong việc xây dụng cốt truyện, vẫn nhận một điểm thống nhất trong các sáng tác đó là nhà văn mong muốn xây dựng những vấn đề gần với đời sống xã hội đương đại.

Điểm nhìn trần thuật cũng là một thành công trong các sáng tác của Phan Hồn Nhiên. Tác giả không lựa chọn hình thức trần thuật truyền thống mà tác giả sử điểm nhìn đa dạng (điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài). Bằng cách di chuyển sáng tạo các điểm nhìn cho nhân vật khi là ngôi thứ nhất lúc lại là ngôi thứ ba đã tạo ra một không gian nghệ thuật đa dạng và phong phú. Phan Hồn Nhiên cũng có ý thức trong việc hướng tới đối tượng tiếp nhận.

Trong giới hạn một luận văn, chúng tôi biết rằng nhiều vấn đề được đặt ra nhưng chưa giải quyết được một cách thấu đáo và triệt để do kinh nghiệm và năng lực còn nhiều hạn chế. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu kĩ hơn và sẽ tìm hiểu thêm các sáng tác khác của Phan Hồn Nhiên và liên hệ thêm các nhà văn đương đại khác để có cái nhìn toàn diện hơn về nghệ thuật tự sự đương đại Việt Nam. Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong ba tác phẩm của Phan Hồn Nhiên chúng tôi cũng đã có những tri thức căn bản về nghệ thuật tự sự từ đó nhận thấy Phan Hồn Nhiên cũng đã có những cách tân mới mẻ trong cách viết lối viết tiểu thuyết và truyện dài của mình góp phần làm phong phú hơn cho văn học đương đại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Phan Vàng Anh (2011), Trần thuật từ điểm nhìn bên trong ở tiểu thuyết Việt Nam đương đại”. Tạp chí Non nước (158)

2. Vũ Tuấn Anh, 2004. Văn học Việt Nam hiện đại – nhận thức và thẩm định, NXB. Khoa học xã hội.

3. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học (9)

4. Lê Huy Bắc (2004), Thời đại hoàng kim của tiểu thuyết, Văn nghệ trẻ, số 30, Hà Nội

5. Nguyễn Thị Bình, 2004, Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975. Tự sự học, NXB. Đại học sư phạm Hà Nội

6. Nguyễn Văn Dân. 2003, Lí luận văn học so sánh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới tiểu thuyết phương tây hiện đại. NXB. Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

9. Hà Minh Đức chủ biên 1997, Lý luận văn học, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB. khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ Văn học. NXB. Giáo dục Việt Nam.

13. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lý luận văn học phương tây hiện đại, NXB. Văn học.

14. Phương Lựu (2002), Từ văn học so sánh đến thi học so sánh, NXB. Văn học, Hà Nội.

15. Nguyên Ngọc (2005), Một giọng sôi động của văn xuôi trong thời kỳ đổi mới Xưa và nay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (227- 228). 16. M.Bkravchenco, 2002, Vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên

cứu văn học, (Trần Đình Sử tuyển chọn, giới thiệu) NXB. ĐH Quốc gia Hà Nội

17. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb. Văn học, Hà Nội.

18. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb. Giáo dục.

19. Vương Trí Nhàn(2002), Vài nét về tư duy tự sự của người Việt, Tạp chí Văn học (số 2).

20. Nhiều tác giả 1997, Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

21. Nhiều tác giả 2002, Từ điển bách khoa văn học - những thuật ngữ và khái niệm, NXB Hà Nội.

22. Nhiều tác giả, Từ điển văn hoc, tập 2 Nxb. KHXH 23. Nhiều tác giả 2006. Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng

24. Huỳnh Như Phương (1993), Văn học hôm nay đang nhìn lại chính mình, Tạp chí Văn học số 1.

25. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học

27. Trần Đình Sử (2003), Văn học Việt Nam - cuộc đồng hành sáng tạo, Tạp chí Nhà văn số 2.

28. Trần Đình Sử (2009). Giáo trình lí luận văn học tập 2 NXB. Đại học sư phạm Hà Nội.

29. Trần Đình Sử (2012). Một nền lí luận văn học hiện đại, NXB. Đại học sư phạm

30. Trần Đình Sử (chủ biên), ( 2017), Tự sự học – lí thuyết và ứng dụng. NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

31. Trần Đình Sử (chủ biên), (2004), Tự sự học – một số vấn đề lý luận và lịch sử phần 1, NXB. Đại học sư phạm Hà Nội.

32. Đào Thản (1994), Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện

33. Đỗ Tất Thắng (1986), Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình, Báo Văn nghệ 6/12/ 1986.

34. Lê Dục Tú (chủ biên) ( 2018), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ năm 2000, NXB. Khoa học xã hội

35. Thu An thực hiện. Nhà văn Phan Hồn Nhiên: “Càng khó viết tôi càng hứng thú”. https:// plo.vn/xa-hoi/nha-van-phan-hon-nhien-cang- kho-viet-toi-cang-hung-thu-459183.html( 23h ngày 22/7/2019)

36. Phan Hải Anh. Truyện kỳ ảo của Phan Hồn Nhiên: lột xác để trưởng thành. http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/truyen-ky-ao- cua-phan-hon-nhien-lot-xac-de-truong-thanh-3006869.html ( 9h ngày 18/8/2019)

37. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_H%E1%BB%93n_Nhi%C3%AA n*(13h ngày19/7/2019)

38. Lam Điền. Dương Thụy và Phan Hồn Nhiên “tự sự” với ngày sách Việt Nam.

https://tuoitre.vn/duong-thuy-va-phan-hon-nhien-tu-su-voi- ngay- sach-vn-603682.htm( 16h ngày 17/7/2019)

39. My Ly. Phan Hồn Nhiên hết hồn nhiên.

https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/phan-hon-nhien-het-hon-nhien-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHỆ THUẬT tự sự TRONG tác PHẨM mắt bão, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI của PHAN hồn NHIÊN (Trang 74 - 84)