Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHỆ THUẬT tự sự TRONG tác PHẨM mắt bão, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI của PHAN hồn NHIÊN (Trang 38 - 54)

7. Cấu trúc củaluận văn

2.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi

2.2.1. Khắc họa nhân vật qua yếu tố ngoại hình

Phan Hồn Nhiên đã rất thành công ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật, những nét ngoại hình được miêu tả thậm chí đã gợi cảm hứng cho hội hoạ và điện ảnh (qua các hình ảnh minh họa tác phẩm và việc chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh). Đọc những tác phẩm của Phan Hồn Nhiên trong hai tập Ngựa

thép và Mắt bão, một điểm có thể nhận thấy là nhà văn đều miêu tả ngoại hình

nhân vật không nhiều nhưng mỗi chi tiết phắc họa yếu tố ngoại hình của nhân vật đều độc đáo, theo cách thức lấy điểm để tả diện. Nghĩa là chỉ chọn một vài chi tiết độc đáo ở ngoại hình sau đó người đọc sẽ cảm nhận được các yếu tố khác toát lên từ chi tiết này như tính cách, nội tâm. Tác phẩm của Phan Hồn Nhiên gây ấn tượng về nhân vật bằng nghệ thuật xây dựng, khắc họa nhân vật, bao gồm cả nghệ thuậtkhắc họa diện mạo bên ngoài và khắc họa tâm lý nhân vật. Phan Hồn Nhiên cũng dành một dung lượng và bút lực cần thiết để diễn tả tâm trạng nhân vật bên cạnh việc khắc hoạ diện mạo. Ngoại hình, diện mạo là cái bề ngoài giúp người đọc nhận ra nhân vật, bước đầu có những khám phá về tính cách, thế giới nội tâm… Nhà văn miêu tả nhân vật, chú ý đến sự ý tại ngôn

ngoại của ngôn ngữ, dụng công trong từng chi tiết, để nó có sức biểu đạt lớn. Phan Hồn Nhiên có ý thức đặc tả ngoại hình để khắc họa chân dung nhân vật có sức sống và sức gợi. Trong những trang viết của mình, Phan Hồn Nhiên lựa chọn được những chi tiết điển hình đắt giá. Mỗi nhân vật nhà văn khắc hoạ đều được nhận diện chỉ qua một vài chi tiết sống động. Những chi tiết ấy được sắp xếp hợp lí, phát huy sức mạnh trong toàn tác phẩm, tạo nên một bức chân dung hoàn chỉnh về nhân vật.

Phan Hồn Nhiên chú ý đến lớp từ vựng miêu tả ngoại hình nhân vật từ những miêu tả khái quát đến những chi tiết cụ thể. Cái mà Phan Hồn Nhiên hướng đến là sự khắc họa những con người bình thường trong xã hội. Lớp từ ngữ gợi nên vẻ tươi sáng, đẹp đẽ, giàu sức sống và đáng yêu của các nhân vật có nhiều. Phan Hồn Nhiên dùng bút pháp phác tả và đặc tả để khắc hoạ nhân vật bế tắc từ sắc mặt đến những biểu hiện cụ thể. Đôi mắt được đặc tả để bộc lộ sự lo âu của con người trong đời sống, nhất là những biểu hiện của đời sống tinh thần. Miêu tả những nhân vật đại diện cho giới trẻ mong muốn được khám phá, tác giả miêu tả chân dung, ngoại hình nhân vật không chỉ giúp ta nhận dạng về con người mà nhà văn coi đó như một phương tiện phản ánh hiện thực. Cụ thể trong tác phẩm Mắt bão: “Nhã Thư là cô gái nổi bật nhất, lần đầu tiên

anh nhận thấy một điều thực ra mọi trang phục, dù sang trọng và lộng lẫy tới đâu cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều nếu khoác lên một kẻ tầm thường... Nhã Thư bước lên sân khấu trong bộ váy thoạt nhìn rất giản dị nhưng thật ra được cắt may bằng kĩ thuật tuyệt hảo. Mái tóc chải thẳng không cầu kỳ. Đôi mắt đen nổi bật trên gương mặt xinh đẹp luôn nhìn thẳng về phía trước ...” (Tr. 61). Có

thể nói, nhân vật được hiện lên qua lớp từ vựng miêu tả, chúng ta cũng đã có thể khái quát nhiều vấn đề thuộc về cách nhìn, phong cách nhà văn: dùng bút pháp tả thực chứ không phải bút pháp lãng mạn, thi vị hoá khi xây dựng nhân vật của mình. Bút pháp tả thực chi phối, xuyên suốt trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên trong mọi khía cạnh nhưng riêng ở miêu tả ngoại hình, nó cũng đã rất đậm nét, rất sâu sắc và phát huy tác dụng triệt để. Trong Luật chơi khi khắc

họa cô gái tên Lim hỏng thị giác Phan Hồn Nhiên đã khắc họa vẻ ngoại hình của cô rất ít nhưng từng chi tiết đều khiến người đọc cảm nhận được đều hết sức đặc sắc: “Vẫn trong dáng vẻ thanh nhã của người chống cằm, cô gái gần

như bất động. Duy nhất một vệt co giật nhẹ nơi gò má, bên dưới làn da, thoáng qua nhanh. Nhưng đôi mắt Lâm đủ tỉnh nhạy để ghi nhận nó để cậu nhận biết có nỗi cay đắng bí mật mà người đối diện không muốn ai khác chạm vào”

(Tr.154).

Nhà văn không miêu tả ngoại hình nhân vật một cách tĩnh tại, mà thấy sự biến đổi của nó theo tác động của hoàn cảnh, của cuộc sống. Đó là một điểm chung như hệ quả của bút pháp tả thực. Hầu như chân dung nhân vật nào cũng được Phan Hồn Nhiên chú ý vấn đề này, minh chứng cho sự trưởng thành trong nhận thức nghệ thuật và nhận thức về thực tại xã hội. Phan Hồn Nhiên thường miêu tả sự thay đổi ngoại hình nhân vật theo những cảm nhận khách quan. Phan Hồn Nhiên miêu tả sự biến đổi của ngoại hình nhân vật trong Mắt bão không chỉ là sự nhìn nhận cho riêng một người mà chúng ta có thể nhận ra sự thay đổi đó đã khái quát trở thành quy luật: “qua lớp kính xe, cảnh tượng hiện rõ mồn

một.... nhưng rồi Vĩnh nhận ra anh không sao nhấc nổi bàn tay. Anh rơi vào trạng thái đờ đẫn, tê liệt toàn thể. Chỉ có chuỗi hình ảnh in ngược trên võng mạc, rõ nét như được khắc bằng mũi dao tàn nhẫn, là vẫn tiếp diễn. Thay cho lời chào tạm biệt, gã trung niên gần như quỳ xuống, đột ngột hôn mạnh vào vào khoảng đùi để trần của Thái Vinh cô nhóc co đầu gối, thúc nhẹ vào vai khiến ông ta gần như bật ngửa ra sau. Khoái trá với trò đùa càn rỡ, cô nhóc lại ngoẹo cổ cười” (Tr.218). Có thể nhận thấy cách miêu tả ngoại hình nhân vật của Phan Hồn Nhiên mang nét đặc trưng chung là Phan Hồn Nhiên luôn miêu tả ngoại hình gắn với diễn biến tâm lý “chú ý đến những nét ngoại hình thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật”. Đây cũng là một nét đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực tâm lý mà Phan Hồn Nhiên là tác giả có thể nói đã đạt được những thành công ban đầu. Phan Hồn Nhiên ngoài những chi tiết miêu tả diện mạo trực tiếp như một cách giới thiệu nhân vật thường miêu tả ngoại hình nhân vật khi buồn

đau, khi bị tác động bởi hoàn cảnh và một thời điểm nữa là trong trạng thái bất cần cuộc sống như Thái Vinh. Cô gái ấy đã lựa chọn cho mình một cách sống buông thả và khi ấy tác giả đã lột tả nhân vật ở cách sống, trang phục, khuôn mặt. Tất cả chỉ cần nhìn vào là ta thấy một cô gái trống rỗng trong tâm hồn và bị xã hội cuốn lấy cô đưa cô vào những cám dỗ mà sau này cô không buông bỏ được.

Ngoại hình nhân vật là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật. Nam Cao khi miêu tả Chí Phèo và Thị Nở cũng đã lựa chọn những chi tiết đắt giá nhất để khác họa nên một nhân vật Chí Phèo được coi là “con quỷ dữ làng Vũ Đại” hay một người phụ nữ “xấu ma chê quỷ hờn”. Chỉ vài nét trên khuôn mặt hay vài chi tiết trên cơ thể của hai nhân vật này mà nhà văn Nam Cao đã tạo ra một ngoại hình ấn tượng cho các nhân vật được coi là nạn nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến. Tuy nhiên khi khắc họa các nhân vật trong xã hội hiện đại, để tạo ra một bức chân dung phù hợp với hiện thực mà nhân vật ấy vẫn truyền tải được nội dung tư tưởng của tác phẩm là một việc không đơn giản. Phan Hồn nhiên đã làm được việc đó khi các nhân vật của chị đều hiện nên bằng những chân dung phù hợp với hoàn cảnh và tính cách. Vì vậy người đọc cảm nhận được các nhân vật của chị như đi từ hiện thực xã hội vào trang văn của nhà văn. Con người thực đi vào tác phẩm văn học để trở thành nhân vật trong tác phẩm thì nhà văn phải nhào nặn con người thực qua các biện pháp nghệ thuật khắc họa đầy sáng tạo. Tuỳ vào tính chất thời đại và bút lực của nhà văn mà các nhân vật sẽ hiện lên ở những phương diện và mức độ sinh động khác nhau. Xây dựng nhân vật là một quá trình tìm tòi và sáng tạo. Mỗi nhà văn đều có những thủ pháp xây dựng riêng biệt mang đậm cá tính sáng tạo của mình và chống lại những lối mòn. Xung quanh lớp vỏ ngôn từ được miêu tả về nhân vật là những biện pháp nghệ thuật. Nhân vật văn học chính là phương tiện chuyên chở hữu hiệu những quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn với chủ đề của tác phẩm.

2.2.2 Khắc họa nhân vật qua hành động

Ngôn ngữ vàhành động là hai mặt không thể thiếu của nhân vật văn học. Ngôn ngữ và hành động còn tạo cho câu chuyện có tính nhất quán và liền mạch. Trong một tác phẩm văn học nhân vật được khắc họa qua bốn phương diện cơ bản: ngoại hình, ngôn ngữ, đời sống nội tâm và hành động. Trong đó hành động và ngôn ngữ của nhân vật là hai phương diện quan trọng nhất để khắc họa nên tính cách và hình tượng nhân vật của nhà văn. Trong các sáng tác của Phan Hồn Nhiên, miêu tả hành động nhân vật của tác giả rất tinh tế và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Nghệ thuật miêu tả chân dung, hành động cũng góp phần khắc họa rõ nét nhân vật và tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Hành động của nhân vật trong tác phẩm của Phan Hồn Nhiên cũng mang dáng dấp những người trẻ gần gũi, thân thuộc và dám nghĩ dám làm. Trong Luật chơi là tình huống một cuộc sống đúng như các chàng trai cô gái hôm nay đang sống. Một chương trình truyền hình mọi người vẫn xem mỗi tuần. Một ngôi nhà, một căn phòng đã quen thuộc. Bỗng, chỉ sau một buổi tối ra khỏi nhà, khi trở về, mọi thứ vây quanh Lâm thay đổi hoàn toàn “Lâm, sống như mọi học sinh phổ thông trung học khác, có một

chương trình truyền hình yêu thích, một căn phòng, một ngôi nhà đã quen thuộc từ thuở nhỏ”.

Một cuộc phiêu lưu mở ra trước mắt Lâm. Cậu nhập cuộc, tham gia cuộc chiến đấu liên quan đến vấn đề sinh – tử: “Lâm nhìn người đối diện. Trong luồng sáng chiếu xuống từ tube đèn gắn trên trần nhà, khuôn mặt chị ta hiện rõ nét thô cứng nhưng nó lại ăn nhập hoàn hảo với đôi vai chiến binh, được giấu sau chiếc áo cắt may tuyệt hảo vốn dành nhân viên văn phòng cao cấp. Gương mặt phẳng lặng và bình thản... trong cậu bỗng chồm người tới vơ lấy cả ba bản in, kí điên cuồng vào trang cuối cùng. Đầu bút nhọn cào rách mặt giấy xốp. Vẫn giận giữ và bất câng như thế, cậu ném giấy bút về nữ điều phối viên, cười gằn.

- Đã xong. Giờ thì chị và người của chị có thể làm đúng thỏa thuận, cho tôi được thoát ra khỏi tất cả những rắc rối này được chưa?”

Khởi đầu âm thầm và được dẫn dắt bởi nỗi sợ hãi, cho đến một lúc, cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ biến thành một hành trình chủ động. Nhân vật chính thực hiện tiến trình biến đổi quan trọng, từ một chàng trai tuổi teen trở thành nhân vật được lựa chọn, một người chiến đấu và chiến thắng Luật chơi mang theo những âm mưu và bí mật buộc bạn không ngừng phân tích, lý giải và khám phá. Các nhân vật sẽ tiến vào lãnh địa đầy thử thách của khoa học hiện đại, tiếp cận một số gợi mở bất ngờ của nghệ thuật. Và như tất cả những chàng trai cô gái tuổi 17, họ cũng bước vào thế giới của tình yêu, tìm thấy các rung động đầu đời, và nhận ra những điều lớn lao phía sau tình yêu ấy. Thông qua hình ảnh “gap year” mà nhân vật chính trải qua, Luật chơi gửi đến thông điệp mạnh mẽ về thời gian chuyển tiếp mà người trẻ sẽ trải nghiệm. Nhận biết con người thật của chính mình cũng như con người mà mình muốn trở thành, Lâm không ngưng bước để đạt đến mục tiêu. Hành động của nhân vật được Phan Hồn Nhiên miêu tả theo một logic nhất định, hợp lí và được triển một cách nhất quán. Từ những hoạt động mang tính chất cá nhân, những hành động mang tính tự phát trở thành những hành động vì trách nhiệm với người thân với bạn bè, đó là hành động tự giác.

Nghiên cứu nhân vật chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa về con người như thế nào và bằng cách nào trong văn chương của mình. Bởi lẽ, “nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống con người. Xét từ góc độ trần thuật: nhân vật là một chất liệu có tính bản thể của văn bản tự sự. Chất liệu đó có thể được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau như một thực thể sống, có số phận riêng tư và đời sống tâm lý cá biệt; như một hình chiếu thế giới tư tưởng của tác giả hoặc của đời sống xã hội, song dù ở góc độ nào, đó vẫn là một hệ thống có quan hệ nội tại và thống nhất sâu sắc với cấu trúc tự sự của tác phẩm. Nghiên cứu văn học đương đại, đây cũng là vấn đề chứa đựng những mời gọi hấp dẫn, thú vị. Trong các tiểu thuyết của Phan Hồn

Nhiên, nhân vật trở thành một biểu tượng của tương lai, cũng là đặc tính nổi bật của các nhân vật, đồng thời chi phối mạnh mẽ đến các phương diện khác của nghệ thuật xây dựng nhân vật, thể hiện một quan niệm riêng của các tác giả về hiện thực.

Nhân vật trong tiểu thuyết Mắt bão, Ngựa thép và Luật chơi luôn trong tình trạng bị hụt hẫng về đời sống tinh thần, trăn trở về sự tồn tại của mình: họ phải đối diện với những điều kiện sống nghiệt ngã, với những mối quan hệ đầy toan tính, vụ lợi. Qua hành động của các nhân vật, nhà văn nhận thấy sự bất an là cảm giác thường trực trong đời sống của con người đương đại. Thái Vinh trong Mắt bão được Phan Hồn Nhiên khắc họa qua từng hành động cụ thể để tái hiện trước mắt người đọc là một nhân vật có lối sống phóng túng và nhân vật còn bộc lộ tính cách của mình qua những hành động đầy bản năng: “Bất thần

Thái Vinh chồm dậy, lao theo anh. Như một con mèo điên, cô túm chặt lưng áo Hữu. Móng tay cổ và vai anh. Cảm giác đau nhói. Cơn giận ập đến đột ngột . Quay phát lại, Hữu túm chặt hai cánh vai mảnh dẻ, đẩy mạnh ra. Vướng vào cái chăn dài lượt thượt, cô ngã bật ra sau, kéo theo anh, khiến anh đập mạnh đầu gối vào thành giường. Phát điên lên, Hữu chồm dậy, chộp cổ Thái Vinh, siết mạnh. Anh ta chỉ sực tỉnh, buông tay khi tròng mắt cô gái chừng như không còn chuyển động nữa” (Tr.157). Nhân vật Thái Vinh với nhiều tình tiết hấp dẫn

được Phan Hồn Nhiên khắc họa khá thành công khi xây đựng một cô gái từ Singapore về và lối sống buông thả đặc trưng của những cô nàng tiểu thư con nhà giàu. Nhưng các hành động của Thái Vinh trong câu chuyện không khiến người đọc thấy chán, ghét ... hay coi cô gái này là một nhân vật phản diện với những ý đồ xấu xa. Cô chỉ xuất thân trong gia đình quá nhiều vật chất nhưng sống thiếu sự yêu thương chia sẻ nên mọi hành động của Thái Vinh chỉ là muốn được yêu thương, được quan tâm khát khao khi có được hơi ấm gia đình. Xây dựng nên nhân vật này Phan Hồn Nhiên thực chất mong được gửi gắm đến độc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHỆ THUẬT tự sự TRONG tác PHẨM mắt bão, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI của PHAN hồn NHIÊN (Trang 38 - 54)