Các kiểu tổ chức cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHỆ THUẬT tự sự TRONG tác PHẨM mắt bão, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI của PHAN hồn NHIÊN (Trang 54 - 65)

7. Cấu trúc củaluận văn

3.1.Các kiểu tổ chức cốt truyện

3.1.1 Kiểu cốt truyện truyền thống trong Mắt bão

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi khái niệm cốt truyện được hiểu: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học tự sự và kịch” [12; 100]. Mọi cốt truyện truyền thống đều trải qua một quá trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Vì vậy, mỗi cốt truyện, thường bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoạn, phát triển và đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút) [12; 101]. Theo quan niệm truyền thống, truyện phải có những phần lắt léo, những sự kiện mang tính kịch, kết thúc thường gây sự bất ngờ với người đọc. Đó chính là đặc trưng trong những tác phẩm có cốt truyện mang tính kịch cao.

Theo Từ điển tiếng Việt: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ phức tạp của tính cách nhân vật trong tác phẩm loại tự sự”[23, 206]. Như vậy có thể hiểu cốt truyện là truyện được cô đúc

lại, là cái cốt lõi liên quan đến nhân vật. Cốt truyện trong văn học dân gian thường là cốt truyện đơn tuyến. Ở truyện hiện đại như tiểu thuyết, cốt truyện phức tạp hơn và thường là cốt truyện đa tuyến. Nói chung, cốt truyện là hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách số phận nhân vật. Cái cốt lõi của truyện đó là có thể tóm tắt, thuật lại. Phan Hồn Nhiên đã xây dựng cốt truyện trong Mắt bão đúng như một tiến trình của một cốt truyện truyền thống.

Tác phẩm Mắt bão phần đầu chỉ giới thiệu các mối quan hệ của các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện và cốt truyện phát triển trên trục kết cấu là cuộc đối đầu giữa các sinh viên xoay quanh hai sự kiện: tổ chức hội chợ và bầu chủ tịch Hội sinh viên. Vĩnh sinh trưởng trong một gia đình giàu có, gia thế. Em Vĩnh là Thái Vinh du học ở Singapore về nghỉ hè. Các nhân vật Hữu, Hải, Nhã Thư là những sinh viên nghèo tỉnh lẻ, họ về thành phố học và phải bươn chải hết sức vất vả. Mỗi người kiếm sống theo một cách. Hải làm gia sư. Nhã Thư làm hướng dẫn viên du lịch. Hữu hợp tác với Trung và lợi dụng Thái Vinh mở cửa hàng thời trang thể thao. Bằng nhiều thủ đoạn, Hữu thắng Vĩnh trong cuộc tổ chức thi hoa khôi của trường, sau đó lại thắng Hải trong cuộc bầu cử vào chức chủ tịch Hội sinh viên. May nhờ có Thư giúp sức, Vĩnh lật tẩy trò gian đánh tráo thùng phiếu của Hữu. Hải chiến thắng. Độ căng và sự hấp dẫn của truyện là cuộc đầu trí đấu lực giữa một bên là Hữu và một bên là Vĩnh, Hải và Nhã Thư. Hữu đã làm cho Vĩnh chao đảo từ thất bại này đến thất bại khác, cuối cùng đành chấp nhận thua cuộc. Đau đớn cho Vĩnh là Hữu khai thác lợi dụng được Thái Vinh lấy tiền của Vĩnh, và xô đẩy Vinh vào con đường tha hóa về đạo đức và lối sống để sau cùng Vinh tự sát mà Vĩnh bất lực chịu đòn. Mắt bão

còn là một cuộc đấu tranh khác, một bên là triết lý sống thực dụng và những thủ đoạn độc địa của Hữu và một bên là hành động theo lẽ thiện của Vĩnh, Hải. Và sâu xa hơn là cuộc đấu tranh bên trong mỗi con người dưới sự tác động của hoàn cảnh khốc liệt. Tác giả miêu tả một cách hấp dẫn cả hai cuộc đấu tranh này, đem đến cho người đọc nhiều thú vị. Ngòi bút nhà văn có khả năng khắc

họa mặt trái mỗi con người qua đó phơi bày cái bản chất của từng hành động và chỉ ra đâu là điều đáng đề cao, đâu là cái đáng lên án. Mắt bão đọng lại trong

lòng người đọc nhiều nghĩ suy về những vấn đề của người trẻ hôm nay: Những sinh viên nghèo từ các tỉnh lẻ lên thành phố học tập phải chật vật kiếm sống. Trước những nhu cầu, trước những cám dỗ và cả những cạm bẫy, họ đã bươn chải thế nào? Hải làm gia sư, mỗi tháng được ba trăm ngàn, sau làm quản lý resort của một Việt kiều, làm việc tối tăm mày mặt với đồng lương rất bèo bọt, ẩn nhẫn để học kinh nghiệm. Nhã Thư làm hướng dẫn viên du lịch mỗi ngày được 50 USD, trước đó Thư đã từng phải làm người mẫu chụp hình nude chỉ để nhằm mục đích kiếm đủ tiền đi học Hữu được Trung bảo trợ mở cửa hàng thời trang thể thao và bằng cách ăn cắp tiền và lợi dụng các cách làm ăn của một kẻ tiểu nhân. Tài khỏan của anh ta tăng nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn, anh ta có mấy trăm triệu trong ngân hàng. Anh ta dự định mua căn hộ ở chung cư cao cấp. Nhưng Hữu phải thỏa mãn nhu cầu tình dục đồng tính của Trung. Trong thực tiễn, sinh viên tỉnh lẻ về thành phố học, họ làm gì để sống, để tồn tại và thăng tiến? Họ cam chịu sống nghèo và đầy mặc cảm như Hải, hay dùng thủ đoạn lưu manh, thực dụng để làm giàu và đoạt lấy những đẳng cấp xã hội như Hữu? Những nữ sinh viên như Nhã Thư, họ sống thế nào? Nhã Thư đã tâm sự với Hải những lời Nhã Thư nói như là một cách lí giải cho con đường họ đang đi và sẽ đi. Không giống với các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình thời hiện đại nhân vật trong tác phẩm này dám nói thật những cái mà nếu chỉ nghe thôi người đọc dễ dàng đánh giá cách sống và lối sống của họ thông qua lời nói: “Yêu thương sẽ vô nghĩa nếu không được bảo đảm một cuộc sống đầy đủ và yên

ổn, Hải ạ!- Tôi mới thuê chỗ này để sống. Tôi ưa thích tiện nghi, Hải ạ. Tôi không đủ hư hỏng để làm gái bao moi tiền đàn ông như một vài cô gái khác. Nhưng tôi cũng phải xoay sở theo cách tốt nhất chứ. Lúc nào tôi cũng cố gắng làm việc, nhưng dân tỉnh lẻ tụi mình, làm mấy chục năm nữa mới có đủ tiền mua nơi chốn như thế này hả Hải? Một người như Vĩnh sẽ bảo đảm cho tôi một đời sống an toàn dài lâu” (Tr.256). Có thực là các cô sinh viên tỉnh lẻ lên thành

phố học đều lăn mình vào cuộc sống thực dụng như vậy không? Nhã Thư được xây dựng trong tác phẩm này thật đúng với những hình ảnh của một cô gái tỉnh lẻ lên thành phố học nhằm mục đích giải phóng bản thân khỏi cái nghèo. Dường như cái nghèo đã ăn sâu và ám ảnh trong tiềm thức của cô gái thông minh, xinh đẹp và nhạy cảm này khiến cô luôn lo sợ cho số phận và tương lai của mình. Nhã Thư chính là hình ảnh cho số đông những cô gái trẻ ngày nay trong đời sống hiện đại nay.

Cách kể chuyện của Phan Hồn Nhiên khá hấp dẫn. Mỗi chương khai thác một sự việc, cao trào của truyện không chỉ đến từ một vấn đề mà là hệ quả của nhiều vấn đề cùng với hệ thống các sự kiện. Các sự kiện dẫn đến cao trào của cốt truyện là cuộc đấu tranh của Vĩnh và Hữu - những con người luôn muốn khẳng định bản thân bằng năng lực và tài năng của mình. Phan Hồn Nhiên đã có những phân tích tâm lý người trẻ thật sắc sảo. Đan cài trong các sự kiện ấy là diễn biến tâm trạng của nhân vật. Khác với các tác phẩm có cốt truyện truyền thống theo cách thức diễn tiến theo trình tự của các thành phần cốt truyện đến kết thúc, ở Mắt bão thắt nút của cốt truyện không khép lại câu chuyện mà là một tương lai được hé mở cho từng nhân vật. Thông thường, người đọc có thể mong chờ một cái kết viên mãn cho mỗi nhân vật mà họ yêu thích nhưng Phan Hồn Nhiên đã tạo dựng một cái kết gợi mở cho tương lai phía trước của các nhân vật trẻ tuổi này. Cốt truyện được xây dựng theo lối truyền thống nhưng đồng thời tác giả cũng đặc biệt chú ý khắc họa những nét biến đổi dù rất nhỏ trong diễn biến trạng thái cảm xúc của nhân vật. Điều này chứng tỏ Phan Hồn Nhiên có năng lực quan sát và khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để vừa khắcc họa nội tâm vừa xây dựng tình huống, sự kiện với các nhân vật của mình. Trong cốt truyện theo cách thức truyền thống này, Phan Hồn Nhiên có chú ý tạo dựng những đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Những đối thoại được tạo dựng bằng câu đối thoại ngắn mang nhiều sắc thái, hành động của các nhân vật trẻ tuổi khiến người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Qua đó cho thấy cái nhìn đa diện của Phan Hồn Nhiên về cách sống của người

trẻ hiện đại. Đồng thời, ở đây cũng thể hiện quan niệm của chính nhà văn về văn học và lối viết. Với một kết cấu truyện truyền thống, Phan Hồn Nhiên đã khéo léo lựa chọn các chi tiết và cốt truyện độc đáo qua đó tạo được sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Ngày nay các nhà văn nếu lựa chọn một lối đi an toàn mà không có “những dịch chuyển sáng tao” thì nhà văn đó dễ bị lãng quên trên con đường viết văn của bản thân. Mắt bão tuy có một kết cấu không độc đáo nhưng lại được Phan Hồn Nhiên lựa chọn một lối kể đặc sắc nên các nhân vật trong tác phẩm đến với người đọc và được đón nhận nồng nhiệt. Tuy kết cấu không mới mẻ nhưng nội dung lại khá gần gũi với cách sống của người trẻ tuổi bây giờ. Đọc Mắt bão người đọc có thể dự cảm được số phận của từng nhân vật và cốt truyện truyền thống mà Phan Hồn Nhiên sử dụng trong tác phẩm lại không khiến độc giả thấy nhàm chán hay nội dung thiếu cuốn hút. Có lẽ chỉ khi đọc hết tác phẩm ta mới nhận ra một điều đó là dù cốt truyện truyền thống nhưng nếu biết cách lựa chọn nội dung và cách kể sáng tạo sẽ khiến một câu chuyện có thể cũ những vẫn hấp dẫn người đọc. Mỗi người sẽ nhận ra mình trong đó.

3.1.2. Kiểu cốt truyện “lắp ghép” trong Ngựa thép

Nhìn từ phương diện cốt truyện, có thể thấy Ngựa thép là tác phẩm có cốt truyện độc đáo nhất. Các câu chuyện trong tiểu thuyết này tưởng như rời rạc nhưng thực ra là những mảnh ghép bổ sung cho nhau. Ba câu chuyện trong ba phần của tiểu thuyết hoàn toàn khác biệt nhau về nội dung. Các câu chuyện ấy được kết nối bởi hình ảnh một chú ngựa, một món đồ chơi, bức tranh, hay nằm trong giấc mơ đeo bám nhân vật... Tác giả sáng tác tác phẩm này giống như một cuộc chơi cấu trúc đầy thử thách. Tác phẩm không được xây dựng theo trật tự không gian hay thời gian cụ thể nào mà các câu chuyện được kể với một cách kể lạ, độc đáo. Ngựa thép đi vào những mối quan hệ được đề cập không nhiều trong văn chương Việt Nam: mối quan hệ , sợi dây tình cảm giữa cha dượng và con riêng của vợ, sự gắn bó và đố kỵ giữa hai anh em song sinh, sự thấu hiểu kỳ lạ giữa một cô gái đánh mất trí nhớ sau tai nạn và một chuyên gia ngôn ngữ.

Những nhân vật ấy vừa lạ lẫm vừa quen thuộc. Lạ lẫm vì nếu so với cuộc đời mà ta biết, ta chưa từng gặp những con người tương tự như vậy; còn quen thuộc vì trong một góc sâu kín nào đó, cách ứng xử, cách suy nghĩ của những nhân vật ấy rất có thể là của chính ta. Nhưng cái lạ lẫm trong cách xây dựng cốt truyện ở đây chính là ba câu chuyện này lại được lồng ghép trong một câu chuyện khác câu chuyện về sự cô độc của những con người trong xã hội hiện đại mong muốn được kết nối với nhau, tìm kiếm tình yêu và sự cảm thông chia sẻ. Với cốt truyện lắp ghép, tác giả tái hiện những sự kiện ở những thời điểm, những không gian khác nhau, mỗi sự kiện vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau để tạo nên tính chỉnh thể, thống nhất cho tác phẩm.Thành phần của cốt truyện không có quan hệ nhân quả theo cách hiểu sự kiện, vấn đề được kể trước sẽ dẫn đến sự kiện/ vấn đề được kể sau, giữa chúng có thể diễn ra sự đứt gãy về thời gian và sự gián cách, dịch chuyển về không gian. Sự vận động và những khoảng cách được tác giả tạo ra trong cốt truyện khiến người đọc có cảm giác như đang được cảm nhận những phân mảnh khác nhau của đời sống và hiện thực. Ở phần đầu của tiểu thuyết (phần

Cơ thể), người đọc bị cuốn vào câu chuyện về tình yêu của cặp đôi Bách và hai

chị em Anna và Anne nhưng cuối câu chuyện người đọc nhận ra rằng Sơn mới là nhân vật kết nối các nhân vật khác của câu chuyện và cái kết đầy bất ngờ chính là tình yêu và sự tha thứ mà mọi người dành cho Sơn. Thông điệp về tình yêu thương, sự tha thứ và cả lòng bao dung được Phan Hồn Nhiên xâu chuỗi trong cả ba phần Cơ thể, Bên bờ biển và Pelikan của tiểu thuyết. Ở tác phẩm

này, cốt truyện thường bị phân rã thành những mảnh rời rạc, hay nói cách khác, mạch truyện được tạo nên bởi sự lắp ghép những phân mảnh từ ý tưởng về một vấn đề. Những mảnh vỡ của hiện thực được tái hiện ở từng phần trong tác phẩm qua những điểm nhìn khác nhau. Do không chú trọng vào tính logic, nhân quả của các sự kiện được kể hay nói đúng hơn là tính nhân quả, liền mạch của việc kể chuyện, phương thức lắp ghép trong cốt truyện cũng khiến người đọc bỏ ra ngoài mối quan tâm đối với việc khôi phục, tái hiện thời gian tuyến tính của câu

chuyện. Khi được vận dụng trong tác phẩm, kiểu cốt truyện này thường tạo ra sức chứa lớn, mở rộng biên độ và chiều sâu của sự tái hiện hiện thực.

Kiểu cốt truyện phân mảnh ,lồng ghép này bản thân mỗi phần là một tổ chức chịu sự chi phối của một tổ chức lớn hơn bao trùm. Cốt truyện này đòi hỏi nhà văn phải khéo léo xâu chuỗi các sự kiện, phân mảnh thành hệ mang tính thống nhất cả nội dung lẫn hình thức tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Các phần nội dung trong tác phẩm có quan hệ chế định, ràng buộc, chi phối lẫn nhau và cùng hướng về một chủ đề chung của tác phẩm. Đây là điểm mới so với cốt truyện truyền thống, nó tạo ra sự luân phiên điểm nhìn nghệ thuật, đồng thời tạo nên cái nhìn đa diện về nhân vật và đặc biệt nó cho phép nhà văn đi sâu khám phá thế giới nhân vật cũng như những vấn đề của đời sống.

Với phương thức cốt truyện phân mảnh, lắp ghép, tác phẩm mang đến cho người đọc những trải nghiệm đa chiều. Khi đánh giá về tác phẩm Ngựa thép dịch giả Đình Thành chia sẻ: “Tôi bị ấn tượng bởi ngôn ngữ mà Phan Hồn Nhiên sử dụng trong cuốn tiểu thuyếtởi,.B văn phong mà cô đưa vào tác phẩm, theo tôi, nó rất“tây”. Bên cạnh đó, tôi cũng đánh giá cao về hìnhảnh và cấu trúc của cuốn sách. Nó khiến độcảgibất ngờ, không thể đoán trước được ý đồ của tác giả, cô sẽ viết gì? Tạo hình cho nhân vật ra sao[38].

Tác phẩm thể hiện được khả năng của Phan Hồn Nhiên trong việc sử dụng phương thức cốt truyện lắp ghép. Tác phẩm được đánh giá là có: "Sự hài hòa điêu luyện giữa tính chất trình diễn của một nghệ sĩ và sự khéo léo tỉ mỉ của một nghệ nhân”. Ngựa thép là một tiểu thuyết đầy đặn, vững chãi và sâu sắc của một trong những nhà văn trẻ có đam mê và ý thức rõ ràng về việc phải làm gì để hòa nhập với dòng chảy văn chương đương đại thế giới. Tác phẩm là một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHỆ THUẬT tự sự TRONG tác PHẨM mắt bão, NGỰA THÉP, LUẬT CHƠI của PHAN hồn NHIÊN (Trang 54 - 65)