7. Kết cấu luận văn
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch
hội ở các điểm du lịch. Pháp luật du lịch cần điều chỉnh các ngành, nghề kinh doanh du lịch một cách riêng biệt với các cơ quan quản lý trực tiếp. Du lịch mang tính thời vụ, khách du lịch khơng ổn định, khi tới mùa du lịch, lượng khách du lịch tới các khu du lịch tăng đột biến. Khách du lịch đi lẻ với tâm lý ngẫu hứng, thiếu thông tin cũng như sự không tập trung của nguồn khách lễ đã dẫn tới các khó khăn trong việc quản lý khách du lịch của Nhà nước, khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm du lịch cũng như an ninh khu vực. Sản phẩm du lịch được tạo ra từ sự kết nối các sản phẩm du lịch khác một cách khoa học, một chương trình du lịch tác động đến nhiều chủ thể kinh doanh khác như lưu trú, ăn uống, vận chuyển... tác động đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... cũng như tác động đến khách du lịch, đất nước Việt Nam trong mắt khách du lịch... Trong một sản phẩm du lịch như vậy, có rất nhiều quan hệ phát sinh, dễ dẫn đến nhiều tranh chấp phức tạp.
Những lý do như trên đòi hỏi phải có những quy định cụ thể về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng vận động chung của thị trường, nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch, một mặt đảm bảo lợi ích của các chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch, mặt khác đảm bảo quyền lợi khách du lịch cũng như lợi ích chung của quốc gia, của dân tộc [13].
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch lịch
1.2.1. Pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch ở Mỹ
Mỹ là một quốc gia cộng hịa lập hiến liên bang, gồm có 50 bang và một đặc khu liên bang. Hệ thống pháp luật của Mỹ bao gồm hệ thống pháp luật liên
động kinh doanh trong quốc gia này, doanh nghiệp phải tuân thủ hàng loạt các quy định của từng địa phương, từng tiểu bang và của liên bang.
Pháp luật đăng ký cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp tại Mỹ cũng có những quy định khác nhau về điều kiện gắn với các loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh khác nhau. Các nhà nghiên cứu đều đánh giá rằng, việc bắt đầu thành lập một doanh nghiệp ở Mỹ tương đối dễ dàng vì những quy định khá đơn giản, gọn nhẹ về thủ tục đăng ký cấp phép kinh doanh. Song song với hệ thống đăng ký cấp phép kinh doanh, nhà nước Mỹ đã thiết lập cơ chế xin cấp giấy phép kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận rất rõ ràng và cụ thể để kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp[39],[40].
Nước Mỹ có hai hệ thống cấp phép đó là:
(1) Giấy phép và sự chấp thuận của Liên bang; (2) Giấy phép và sự chấp thuận của tiểu bang.
Hai hệ thống này tồn tại song song, chi phối đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp đó phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản để xin phép kinh doanh tại địa phương, tiểu bang - nơi mà doanh nghiệp có trụ sở. Nếu như doanh nghiệp đó kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề có sự kiểm sốt của liên bang thì doanh nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh đó khi được chính quyền liên bang chấp thuận hoặc cấp giấy phép kinh doanh.
Song song đó, từng địa phương, từng tiểu bang có quy định khác nhau về việc cấp giấy phép và cho phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và chính sách từng địa phương. Bên cạnh đó cũng có những địa phương đòi hỏi doanh nghiệp phải có giấy phép chung do liên bang cấp, một số nơi còn quy định giấy phép theo từng ngành nghề kinh doanh, một số nơi quy định giấy phép theo loại hình doanh nghiệp. [39],[40].
Thực tiễn tại Columbia hiện nay [39],[40]: Hầu hết các cá nhân và các cơng ty kinh doanh tại Quận Columbia phải có giấy phép kinh doanh cơ bản của DCRA - Cơ quan quản lý chung của quận, đảm bảo phúc lợi sức khỏe, an tồn và kinh tế của người dân thơng qua chương trình cấp phép, kiểm tra, tuân thủ và thực thi pháp luật. Ngoài ra, Sở Y tế (DHO) phát hành giấy phép chuyên ngành nhất định, Bộ Giao thông vận tải quận (DDOT) quy định không gian cơng cộng và Văn phòng Phân vùng (DCOZ) kiểm sốt sử dụng đất. Bên cạnh giấy phép kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, Mỹ cũng tồn tại cơ chế cấp phép cho cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến năng lực, chuyên môn của cá nhân này nhằm bảo đảm lợi ích cơng cộng. Rất nhiều ngành nghề ở Mỹ chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý. Sự kiểm sốt này thể hiện ở 3 hình thức:
Thứ nhất, cấp phép: Là cơ chế bắt buộc đối với một số ngành nghề vì chỉ
khi có được giấy phép hành nghề này thì cá nhân mới được phép hoạt động trên thực tế (nếu khơng có mà vẫn thực hiện hoạt động nghề nghiệp đồng nghĩa với việc đã vi phạm pháp luật). Để có được giấy phép hành nghề này, cá nhân đó phải đáp ứng những quy định, tiêu chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như: bác sỹ, luật sư, y tá.
Thứ hai, cấp giấy chứng nhận: Cấp giấy chứng nhận được đặt ra khi hoạt
động đó khơng có trong giới hạn của ngành nghề được cấp giấy phép, chủ thể thực hiện có thể tự nguyện xin xác nhận là có chun mơn liên quan đến lĩnh vực này từ các cơ quan có thẩm quyền mà nhà nước chỉ định.
Thứ ba, đăng ký: Cơ quan có thẩm quyền sẽ lập một danh sách, cung cấp
những điều kiện nhất định để được có tên trong danh sách này, sau đó các chủ thể có nhu cầu đăng ký tên và địa chỉ, trình độ với các cơ quan quản lý. Chỉ cần có khiếu nại của người tiêu dùng (khách hàng), hoặc việc thực hiện niêm yết
này. Điều đó đồng nghĩa với việc tiếp tục thực hiện kinh doanh sẽ là trái pháp luật.
Ngoài những điều kiện kinh doanh này, ở mỗi bang, tùy từng thời kỳ khác nhau, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác mà cơ quan quản lý đưa ra chẳng hạn như: chứng minh vốn pháp định (bang Delaware, bang NewYork), chứng minh khoản nợ của doanh nghiệp (ở Columbia)…[39],[40].
1.2.2. Pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch ở Singapore
Tại Singapore, pháp luật doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ pháp luật Anh (trừ những nội dung mang tính địa phương), được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ đem lại hiệu quả hiệu chỉnh cao đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong và ngoài nước.[39], [40].
Chủ thể muốn đăng ký cấp phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch thì nộp hồ sơ thơng báo đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký cấp phép kinh doanh tại Cơ quan quản lý kế toán và doanh nghiệp của Singapore (ACRA). Doanh nghiệp đăng ký cấp phép kinh doanh có thể thực hiện hồn toàn qua hệ thống đăng ký trực tuyến của ACRA.
Để thực hiện việc đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, yêu cầu của quá trình quản lý nhà nước, bên cạnh cơ chế đăng ký cấp phép thành lập doanh nghiệp, Singapore đặt ra quy định về điều kiện kinh doanh nghề nhất định đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch.
Theo pháp luật Singapore hiện hành, để có thể đăng ký cấp phép kinh doanh hoặc thực hiện kinh doanh, doanh nghiệp phải được cấp giấy phép hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.[39], [40].
Tại Singapore hiện nay có 3 loại giấy phép phổ biến, đó là:
Thứ nhất, giấy phép bắt buộc: Đây là một loại giấy phép cấp cho doanh
nghiệp kinh doanh nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp mà chỉ một số loại hình doanh nghiệp nhất định đòi hỏi phải có giấy phép đặc biệt này trước
khi họ có thể hoạt động. Cụ thể như: Trường tư, các công ty sản xuất video, các nhà phân phối rượu, người cho vay, các ngân hàng và các trung tâm chăm sóc trẻ em… đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Chủ thể kinh doanh cần phải có giấy phép này khi đăng ký kinh doanh với ACRA.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần phải có giấy phép này thì mới được đăng ký kinh doanh. Thời hạn kiểm tra và cấp phép kinh doanh từ 14 ngày đến 60 ngày, để có được tất cả các giấy phép cần thiết, sự cho phép và phê duyệt để lập thành doanh nghiệp. Pháp luật Singapore rất tạo điều kiện, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các chủ thể đăng ký cấp phép kinh doanh bằng cách cho phép họ có thể đăng ký kinh doanh và nộp đơn xin giấy phép bắt buộc cùng một lúc bằng cách sử dụng dịch vụ cấp giấy phép kinh doanh trực tuyến (OBLS).
Thứ hai, giấy phép nghề nghiệp: Một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
du lịch muốn hoạt động, phải có giấy phép nghề nghiệp. Loại giấy phép này khơng cấp cho doanh nghiệp mà cấp cho cá nhân là người quản lý doanh nghiệp hoặc các nhân viên của doanh nghiệp đó. Giấy phép này sẽ được cấp bởi các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý tương ứng.
Thứ ba, giấy phép hoạt động kinh doanh: Sau khi được thành lập, đi vào
hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh như: cải tạo, dựng biển quảng cáo trên cơ sở của doanh nghiệp, thuê lao động nước ngoài, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, bn bán những hàng hóa bị kiểm sốt như rượu, thuốc lá… doanh nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động đó khi được cấp giấy phép hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. [39], [40].
1.2.3. Pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc, các quy định về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch được nhà nước này quan tâm rất sát sao, đưa ra nhiều quy định phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thể hiện trong Luật Công ty, Luật Cấp phép kinh doanh, Luật Du lịch và các đạo luật chuyên ngành khác bổ trợ cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Thực tiễn cho thấy điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch ở Trung Quốc thể hiện ở các hình thức như văn bản chấp thuận hoặc điều kiện kinh doanh không cần văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền[39],[40].
Việc đăng ký cấp phép kinh doanh, nhất là lĩnh vực du lịch của doanh nghiệp tại Trung Quốc phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh tại giai đoạn trước khi đăng ký cấp phép thành lập doanh nghiệp và cả sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh đều phải xin chấp thuận của cơ quan nhà nước về [39],[40]:
Một là tên của doanh nghiệp: Theo quy định của pháp luật Trung Quốc
hiện hành, bước đầu tiên để bắt đầu một doanh nghiệp ở quốc gia này là việc chọn tên cho doanh nghiệp. Chủ thể kinh doanh phải nộp đơn xin chấp thuận của Cục quản lý Công nghiệp và Thương mại địa phương (AIC) về tên doanh nghiệp. Chỉ khi được cơ quan này có văn bản chấp nhận tên doanh nghiệp thì chủ thể kinh doanh đó mới được tiến hành các hành vi đăng ký kinh doanh tiếp theo.
Hai là vốn pháp định: Pháp luật Trung Quốc hiện hành yêu cầu doanh
nghiệp muốn được khai sinh và công nhận sự ra đời một cách hợp pháp thì phải đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu theo từng loại hình cơng ty. Theo Luật Cơng ty của Trung Quốc, để thành lập một công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp
phải có ít nhất 100.000 nhân dân tệ, để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp phải có ít nhất 30.000 nhân dân tệ và thành lập công ty cổ phần doanh nghiệp phải có ít nhất 5.000.000 nhân dân tệ. Theo quy định này, doanh nghiệp sau khi được sự chấp thuận của AIC về tên doanh nghiệp, sẽ chủ động mở tài khoản ngân hàng, nộp tiền góp vốn ban đầu vào tài khoản đó và yêu cầu ngân hàng xác nhận. Nếu việc góp vốn ban đầu khơng bằng tiền mặt, mà bằng tài sản thì chủ thể góp vốn phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty và giá trị tài sản phải được thẩm định một cách hợp pháp. Trong một số trường hợp doanh nghiệp phải có báo cáo thẩm tra vốn từ cơ quan kiểm tốn. Đây là tài liệu khơng thể thiếu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Vốn pháp định ở Trung Quốc khơng nhất thiết phải góp đủ ở thời điểm đăng ký doanh nghiệp mà có thời gian tối đa để thực hiện việc góp vốn này.
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định phải xin phép hoạt động với cơ quan chuyên ngành quản lý lĩnh vực mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Phải nói đến hệ thống cấp phép, bao gồm[39],[40]:
Thứ nhất cấp giấy phép kinh doanh tạm thời: Đây là giấy phép do cơ
quan có thẩm quyền cấp trong thời gian doanh nghiệp chờ đợi góp đầy đủ vốn pháp định. Vốn pháp định được góp đầy đủ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, khi doanh nghiệp đã đủ vốn pháp định, thời gian ở giấy phép kinh doanh sẽ được điều chỉnh theo thời gian hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Thứ hai cấp giấy phép kinh doanh bắt buộc: Là yêu cầu bắt buộc phải có
khi kinh doanh ở Trung Quốc gắn liền với một số ngành nghề nhất định như: xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc, khám chữa bệnh, kinh doanh dịch vụ du lịch,... Thơng thường mục đích của việc cấp giấy phép kinh doanh là để
phép kinh doanh, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, việc cấp giấy phép kinh doanh ở Trung Quốc rất phức tạp, cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu và đối với các nhà đầu tư nước ngoài việc cấp phép kinh doanh sẽ khó khăn hơn nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp ở Trung Quốc cịn phải thơng qua nhiều sự chấp thuận khác của cơ quan có thẩm quyền.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm và ý nghĩa thực tiễn về cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam.
Qua tìm hiểu pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch của các quốc gia trên thế giới, có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cùng với ý nghĩa thực tiễn về việc cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, tất cả các quốc gia được nghiên cứu đều quy định kinh doanh
dịch vụ du lịch là ngành kinh doanh có điều kiện. Chủ thể gia nhập thị trường dịch vụ du lịch đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định mới được cấp phép kinh doanh. Vì thế, pháp luật Việt Nam xác định kinh doanh dịch vụ du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng là phù hợp với thông lệ chung của các quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, cần phải học tập các quốc gia trên thế giới thiết lập cổng thông
tin điện tử cung cấp các nội dung liên quan đến điều kiện cấp phép kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh nhất là trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch. Mặc dù Luật Đầu tư năm 2014 (và tới đây là Luật Đầu tư năm 2020), Luật Du lịch 2017, Luật Doanh nghiệp 2014 (và tới đây là Luật Doanh nghiệp năm 2020) đã đưa ra danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng các điều kiện kinh doanh đó là gì thì lại được quy định rải rác trong rất nhiều các văn bản khác nhau khiến các chủ thể kinh doanh khó có thể tra cứu xem mình
phải đáp ứng những gì gây ra mất thời gian, mà cũng gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Với tiến bộ về khoa học kỹ thuật thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần