Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật việt nam hiện hành từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 62)

7. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh

doanh dịch vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.1. Mặt làm được

Lãnh đạo Sở Du lịch đã kịp thời chỉ đạo việc xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch quan trọng về phát triển du lịch, qua đó, góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của thành phố Hồ Chí Minh hoạt động.

Công tác cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch ngày càng được chú trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý được thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật về du lịch.

Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã cùng phối hợp với Hiệp hội Du lịch, các cơ quan ban ngành, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ liên quan đến ngành du lịch, các đơn vị trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn mở các lớp chuyên đề, các hội thảo, các lớp cập nhật kiến thức “điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch” giúp mọi đối tượng có thêm kiến thức pháp luật về du lịch để cùng thực hiện tốt những quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc trong đó phải kể đến:

Một là, thủ tục hành chính. Hiện nay Sở Du lịch đã áp dụng giải quyết

Chí Minh và online qua trang web sodulich.hochiminhcity.gov.vn. Tuy nhiên, mặc dù đã áp dụng hình hai hình thức này, trên thực tế, vẫn còn tình trạng hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch chưa được giải quyết dứt điểm, có trường hợp còn tồn đọng từ năm này qua năm khác.

Hai là, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hàng năm có tổ chức đào tạo,

cập nhật kiến thức nhằm phát triền nguồn nhân lực cho cơ quan nhưng công tác này vẫn còn hạn chế như số lượng cán bộ tham gia còn ít, một số cán bộ không chú tâm trong việc học tập do số lượng công việc đang đảm nhận nhiều hoặc trùng với lịch đi công tác ở các địa phương khác nên chưa được đồng bộ trong việc cập nhật kiến thức pháp luật du lịch để phổ biến đến người dân.

Ba là, cán bộ làm việc tại Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, cũng như

các phòng kinh tế (lĩnh vực du lịch) thuộc các quận, huyện trên địa bàn thành phố có đào tạo đúng chuyên ngành về du lịch còn khá ít. Thống kê cho thấy chỉ có ít cán bộ đang làm việc trong các vị trí về quản lý du lịch là đúng ngành du lịch, còn lại là ngành gần hoặc trái ngành (mặc dù đa phần cán bộ đều có trình độ đại học và một số ít có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ). Vậy nên, kỹ năng xử lý các văn bản giấy tờ, các quy định pháp luật du lịch còn hạn chế, chưa có sự linh hoạt cần thiết.

Bốn là, Sở Du lịch thường xuyên lập kế hoạch phối hợp cùng các phòng

kinh tế của các quận, huyện kiểm tra, thanh tra đến các cơ quan kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố, nhưng sự phối hợp giữa cấp Sở và quận, huyện vẫn còn thiếu sự đồng bộ.

Năm là, tình trạng gian dối về bằng cấp, lý lịch và các giấy tờ của người

xin cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch vẫn còn diễn ra. Bằng cấp và giấy tờ giả thường xuyên xuất hiện khi các đối tượng kê khai trong việc làm hồ sơ cấp phép.

2.4.3. Nguyên nhân

Tình trạng kể trên có nguyên nhân như sau:

Hiện nay cơ chế, chính sách pháp luật chung liên quan đến điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch vẫn chưa được đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng cụ thể các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh lữ hành đã bị một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng hòng kiếm lời điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa quy định tương đối đơn giản, về hình thức, quy định này tạo thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, vốn phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, vì thủ tục đăng ký đơn giản nên không ít cá nhân, tổ chức đã thành lập các doanh nghiệp du lịch “ma”, một người vừa là giám đốc, nhân viên, kiêm hướng dẫn viên du lịch với lối làm ăn chụp giật, đặt lợi nhuận lên trên hết.

Một số doanh nghiệp lữ hành nội địa còn sống “tầm gửi” vào các doanh nghiệp làm ăn chân chính, lập lờ, núp bóng uy tín của công ty khác để lừa đảo khách du lịch. Thậm chí, có công ty lợi dụng các dịch vụ lữ hành quốc tế, đưa người ra nước ngoài trái phép. Vấn đề xử phạt, tước giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành nội địa làm trái quy định đang gặp nhiều khó khăn vì ngành du lịch tại các địa phương không thể độc lập giải quyết các sai phạm nếu không có kết luận thanh tra từ Sở Kế hoạch và Đầu tư. Mặt khác, Luật Du lịch năm 2017 còn một số bất cập trong quy định quản lý loại hình kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, tạo kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng, làm khách hàng phải chịu thua thiệt [41].

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 45 về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, Luật Du lịch năm 2005 quy định doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa chỉ mua bảo hiểm và sử dụng hướng dẫn viên du lịch khi khách du lịch có yêu cầu. Từ quy định này, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của

“theo yêu cầu” để tăng lợi nhuận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của khách du lịch, nhất là khi du lịch thám hiểm (adventure travel), du lịch chữa bệnh (medical tourism), dã ngoại (trekking), trò chơi cảm giác mạnh (amusement ride) đang phát triển ở Việt Nam kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn [41].

Hiện nay, tuy Luật Du lịch 2017 đã có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản quy định nào dành cho các loại hình du lịch mới mẻ kể trên, dù nhiều địa phương đã và đang cấp phép để một số công ty lữ hành tham gia kinh doanh các dịch vụ này. Việc chậm trễ trong khảo sát, cấp phép hoạt động cũng như kiểm tra địa điểm du lịch mạo hiểm và doanh nghiệp lữ hành của cơ quan quản lý cũng được cho là một nguyên nhân dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc xảy ra trong thời gian gần đây [41].

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật du lịch vẫn có lúc còn chậm, chưa kịp thời, tạo ra những khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở từng cấp lãnh đạo địa phương bởi ngành du lịch là một ngành kinh tể tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.

Các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép kinh doanh cần được cập nhật sớm nhất những quy định định mới, cần phải được đào tạo và tập huấn để triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014 cùng với các quy định về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch, thế nhưng vì sức ép công việc, nguồn nhân lực hạn chế, nhiều tình huống phát sinh mới nên những nhân lực này chưa được đào tạo, tập huấn kịp thời, từ đó khi giải quyết thủ tục cấp phép còn mất nhiều thời gian, thậm chí có thiếu sót.

Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng các quy định mới mà Chính phủ ban hành do các tổ chức, cá nhân này không nắm bắt được đầy đủ nội dung các quy định mới.

Sự phối hợp và kết hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về hoạt động du lịch chưa thật sự chặt chẽ nhất là việc phân định trách nhiệm, lợi ích của cách ngành, các cấp và tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng phát triển nhân lực cho ngành du lịch hiện nay còn chắp vá, thiếu tính hệ thống. Mối quan hệ chưa được thật sự siết chặt giữa các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và các đơn vị kinh doanh du lịch.

Công tác kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch chưa được xác định rõ ràng, còn nhiều thiếu sót. Phương thức và trình tự kiểm tra, thanh tra vẫn còn bất cập thể hiện ở sự phối hợp giữa các đơn vị chưa được nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, gây ra những chồng chéo và phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

Tiểu kết chương 2

Là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có những chỉ tiêu của ngành du lịch phát triển vượt bậc. Trong chương 2, tác giả đã liệt kê và phân tích các chỉ số, thống kê thể hiện sự phát triển đó; đồng thời nêu bật lên những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cấp phép kinh doanh du lịch nhằm đạt đến các kết quả tốt và bền vững trong việc khai thác tiềm năng du lịch.

Dựa trên các Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các văn bản liên quan làm cơ sở định hướng thực hiện có hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch Thành phố.

Thực tiễn cho thấy, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đã được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Công tác cấp phép kinh doanh dịch vụ cũng như việc mở các lớp chuyên đề, các hội thảo, các lớp cập nhật kiến thức “điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch” đã được chú trọng.

Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế mà các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch gặp phải, như sự chưa dứt điểm trong giải quyết thủ tục hành chính, tình trạng làm việc chưa đúng chuyên ngành của cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực du lịch, sự chưa kịp thời tỏng việc tổ chức lớp cập nhật kiến thức, sự thiếu đồng bộ trong phối hợp giữa cán bộ sở và cán bộ huyện, giữa cấp quản lý nhà nước và doanh nghiệp và tình trạng gian dối về bằng cấp, lý lịch và các giấy tờ của người xin cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch.

Từ những phân tích về mặt đã làm được cũng như hạn chế, tác giả luận văn đã phân tích một số nguyên nhân trong đó phải kể tới sự chưa đồng bộ

trong cơ chế, chính sách pháp luật chung liên quan đến điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch; chưa kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật du lịch; lúng túng trong việc áp dụng các quy định mới mà Chính phủ ban hành; chưa chặt chẽ trong phối hợp và kết hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về hoạt động du lịch và thiếu quy hoạch trong phát triển du lịch, thiếu tính hệ thống trong công tác đào tạo và bồi dưỡng phát triển nhân lực cho ngành du lịch và thiếu sót trong công tác kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

Chương 3

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CẤP PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Bối cảnh bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh kinh doanh dịch vụ du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong bối cảnh các cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hồ Chí Minh như Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Du lịch thành phố đang rất nỗ lực phát triển lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch.

Trên cơ sở Nghị quyết số 08-NQ/TW, hàng năm, thành phố Hồ Chí Minh đều xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch ngành, Kế hoạch xúc tiến du lịch xác định các thị trường trọng điểm, tiềm năng cần tập trung; tổ chức triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn Thành phố; thực hiện Kế hoạch nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế Thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2018-2020, hướng đến xây dựng điểm đến hấp dẫn - thân thiện - an toàn.

Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức tập huấn Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản liên quan; nhất là tập huấn cho các cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch và các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức các buổi làm việc định kỳ với mục đích hỗ trợ giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp trong kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố [31].

Sở Du lịch cũng giữ mối quan hệ gắn kết, phối hợp với các sở, ngành để trao đổi, nắm bắt thông tin, số liệu nhằm kịp thời đưa ra những định hướng phù hợp phát triển du lịch trên địa bàn thành phố. Sở Du lịch cũng thường xuyên tổ chức làm việc về tình hình phát triển du lịch tại các quận huyện và tổ chức giao ban định kỳ với 24 quận, huyện trên địa bàn Thành phố về công tác quản lý nhà nước về du lịch nhằm kịp thời theo dõi, nắm bắt tình hình phát triển du lịch cũng như phối hợp, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã ban hành một số văn bản hỗ trợ phát triển du lịch như:

- Quyết định 2953/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực KHCN Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, theo đó kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học đã tăng 50% so với năm trước, trong đó có các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch; bố trí 70% kinh phí cho phát triển các sản phẩm mục tiêu của Thành phố trong đó có sản phẩm du lịch.

- Quyết định số 1504/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Đề án Khuyến khích hỗ trợ người dân tham gia làm du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2019 - 2020). Triển khai nội dung của Đề án đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Du lịch và 24 quận, huyện thông qua buổi làm việc giao ban định kỳ về công tác quản lý nhà nước về du lịch.

- Sở Du lịch tổ chức thực hiện Đề án kiểm kê, đánh giá và quản lý hệ thống tài nguyên du lịch trên toàn Thành phố; đã triển khai việc kiểm kê, khảo sát và đánh giá được toàn bộ tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố (kết quả cho

nguyên tự nhiên, 234 tài nguyên văn hóa vật thể, 24 tài nguyên văn hóa phi vật thể, 120 công trình nhân tạo của con người vốn không mang giá trị văn hóa nhưng có sức hấp dẫn đối với du khách và có mục đích sử dụng phục vụ cho du lịch). Trong số này, có 178 tài nguyên du lịch đã được các chuyên gia chọn ra được để đánh giá và phân hạng. Từ kết quả kiểm kê, đánh giá và phân hạng tài nguyên du lịch thực hiện ở giai đoạn 1, Sở Du lịch và đơn vị tư vấn đã hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật việt nam hiện hành từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 62)