Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tại thành phố Hờ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật việt nam hiện hành từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tại thành phố Hờ Chí Minh

và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch của cả nước, phía Bắc giáp Tây Ninh, Bình Dương, phía đơng giáp Đồng Nai, phía Nam giáp biển Đơng và Tiền Giang, phía Tây giáp Long An, có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch, rừng ngập mặn, bờ biển với hệ sinh thái đa dạng sinh học cao; hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đa dạng từ đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ... đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân và du khách; có các điểm di tích văn hóa, văn hóa - lịch sử như Bến Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, chùa cổ Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên, Nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Huyện Sỹ, nhà thờ Thông Tây Hội, các công viên, khu sinh thái như Thảo Cầm Viên, Suối Tiên, Cơng Viên Văn hóa Đầm Sen, Khu Du lịch Bình Quới - Thanh Đa, Khu Du lịch Văn Thánh và nhiều sự kiện đặc sắc như: Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ, Ngày hội Du lịch Thành phố, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Hội chợ du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh ITE-HCMC... đã tạo nên sức hấp dẫn, thu hút đối với du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 9 tháng đầu năm 2019, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành du lịch Thành phố có tốc độ tăng trưởng khá, thời điểm sau luôn cao hơn so với cùng kỳ. Khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng bình qn đạt hơn 20% và bằng khoảng

50% lượng khách quốc tế đến cả nước.

Khách du lịch nội địa bằng khoảng 1/3 lượng khách du lịch nội địa của cả nước. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng - trước khi có Nghị quyết 08 - về khách quốc tế và khách nội địa dưới 15%, doanh thu du lịch xấp xỉ 10% thì từ năm 2017 trở đi (thời điểm ban hành Nghị quyết 08), tốc độ tăng bình quân về khách

đang đi vào cuộc sống tạo hiệu ứng lan tỏa, kích thích sự phát triển của ngành du lịch thành phố.

Bảng 2.1. Tổng hợp Số lượng khách du lịch đến thành phố Hờ Chí Minh (2014 – 9 tháng đầu năm 2019) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 9 tháng đầu năm 2019 Khách quốc tế (triệu lượt) 4,4 4,6 (+4,5 %) 5,2 (+13%) 6,4 (+23%) 7,5 (+17%) 6,22 (+ 14,3%) Khách nội địa (triệu lượt) 17,6 19,3 (+9,6 %) 21,8 (+13%) 24,9 (+14%) 29 (+16%) 32,7( ước cả năm 2019) ( +13%) Nguồn: Thống kê Sở Du lịch TP.HCM Hiện nay, tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động lữ hành trên địa bàn thành phố là 1.469 doanh nghiệp (tăng 6,2% so với năm 2018) trong đó: 801 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 575 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa; 74 đại lý lữ hành; 19 văn phòng đại diện doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tại thành phố.

Trên địa bàn thành phố có gần 3.000 cơ sở lưu trú du lịch (theo thống kê của quận, huyện), trong đó có 1.521 cơ sở với 44.924 phòng đã được phân loại, xếp hạng, nhóm khách sạn từ 3 đến 5 sao có 122 khách sạn với 15.477 phịng. Theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố cho thấy: Tính đến thời điểm năm 2019, tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động lữ hành trên địa bàn thành phố là 1.520 doanh

nghiệp (trong đó 878 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế; 547 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa; 75 đại lý lữ hành; 20 Văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam) [30].

Hồ sơ đề nghị thẩm định và xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch năm 2018 chuyển sang năm 2019 là 13 hồ sơ, hồ sơ tiếp nhận trong kỳ 83 hồ sơ, đã thực hiện thẩm định 98 hồ sơ, trong đó có 80 hồ sơ đạt, 17 hồ sơ không đạt; hồ sơ chuyển qua kỳ sau 01. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 4.565, trong đó số cơ sở lưu trú đã xếp hạng là 1.533/4.565 với 44.232 phòng [29].

Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện việc báo cáo trực tuyến nhằm cải tiến hình thức quản lý doanh nghiệp, làm cơ sở cập nhật dữ liệu thống kê. Hiện đã có 491 doanh nghiệp du lịch đăng ký thành công tài khoản báo cáo du lịch trực tuyến.

*Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch:

Thứ nhất, cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch là một thủ tục hành chính,

có căn cứ pháp lý rõ ràng.

Mỗi tổ chức, cá nhân muốn được cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch đều phải đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về cấp phép kinh doanh du lịch đó là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn làm thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính về du lịch giúp các tổ chức, cá nhân áp dụng và thực hiện tốt:

Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017; Nghị định số 168/2017/NĐ- CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngồi tại Việt Nam; Thơng tư số 13/2019/TT-BVHTTDL ngày 25/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. [31].

Thứ hai, để được cấp phép kinh doanh dịch du lịch, người phụ trách kinh

doanh buộc phải trình độ chun mơn nhất định.

Để được cấp phép kinh doanh du lịch các tổ chức, cá nhân buộc phải có những giấy tờ chứng minh được trình độ chun mơn của mình. Ở từng vị trí, từng chức danh của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch.

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành. “Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017 được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây: a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; b) Quản trị lữ hành; c) Điều hành tour du lịch; d) Marketing du lịch; đ) Du lịch; e) Du lịch lữ hành; g)

Quản lý và kinh doanh du lịch; h) Quản trị du lịch MICE; i) Đại lý lữ hành; k) Hướng dẫn du lịch; l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thơng tư 13 có hiệu lực; m) Ngành, nghề, chun ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” [31].

Thứ ba, để được cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch, doanh nghiệp buộc

phải có giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Trong thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch, giấy chứng nhận ký qũy kinh doanh được pháp luật du lịch Việt Nam quy định. Ứng với từng mô hình kinh doanh mà có những mức ký quỹ khác nhau. Mức ký quỹ này đưa ra tương đối phù hợp có lợi cho doanh nghiệp cũng như khách du lịch.

Vị trí thuận lợi và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch của thành phố Hồ Chí Minh cùng những chính sách phù hợp của Đảng, Chính phủ hiện nay đã và đang thu hút các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh du lịch tại thành phố để đánh thức tiềm năng du lịch sẵn có hoặc đang tiềm ẩn. Hành lang pháp lý hiện nay cũng giúp việc quản lý nhà nước về cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch đạt được những kết quả tương đối tốt nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật việt nam hiện hành từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)