Một số giải pháp đảm bảo hiệu quả việc thực hiện pháp luật về điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật việt nam hiện hành từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 82)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Một số giải pháp đảm bảo hiệu quả việc thực hiện pháp luật về điều kiện

kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch tại Thành phố Hờ Chí Minh thời gian tới

Hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay.

Thứ nhất, giải pháp hoàn thiện pháp luật:

Thực tiễn hiện nay, các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở Việt Nam cần phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ hành nghề khi đăng ký cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch nhưng nhưng cơ chế đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề ở Việt Nam hiện nay rất nặng về hình thức và khơng được quản lý chặt chẽ. Do đó, cần đặt ra cơ chế cấp phép chặt chẽ hơn đối với tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch để họ có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp mà mình đang kinh doanh.

Thêm vào đó, cần rà soát các điều kiện kinh doanh hiện hành để loại bỏ bớt những điều kiện kinh doanh không thực sự cần thiết, đang là rào cản cho sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Cần hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực pháp luật du lịch. Cần quy định rõ ràng về trách nhiệm, thẩm quyền và nội dung tổ chức thi hành pháp luật du lịch. Đưa ra các văn bản quy định pháp luật du lịch cụ thể về các biện pháp theo dõi và đánh giá việc thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước.

Cần xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý kiến nghị, các phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực tiễn áp dụng điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch để người dân giám sát việc áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch;

Thứ hai, giải pháp về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật:

Thực hiện thông tin, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017, Nghị quyết số

trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Thành ủy về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đến các Sở ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện để đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có thể chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn [38].

Vận động đồn viên, hội viên tích cực tham gia xây dựng mơi trường du lịch thành phố văn minh, thân thiện, an toàn bằng các việc làm cụ thể, làm cho người dân thấy được cách thức ứng xử có văn hóa với khách du lịch, thân thiện, hòa đồng là một yếu tố quan trọng trong thu hút khách đến địa phương; huy động mọi cấp, mọi ngành và mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động tiếp thị hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh “Hấp dẫn - Thân thiện - An toàn”, hướng đến việc “Mỗi người dân Thành phố phải là đại sứ du lịch”.

Xây dựng hình ảnh Thành phố văn minh, lịch sự, nghĩa tình, chu đáo nhất là ở các nơi mà khách du lịch sẽ gặp gỡ đầu tiên; tập trung giải quyết các tình trạng: mua bán hàng rong chèo kéo, đeo bám du khách, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; người lang thang, xin ăn khơng có nơi cư trú rõ ràng; hàng giả, hàng kém chất lượng; mất vệ sinh an toàn thực phẩm; mất an ninh trật tự... xảy ra trên địa bàn quận, huyện.

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực hành văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh trong đội ngũ tiểu thương ở các chợ, nhân viên trung tâm thương mại, nhân viên kinh doanh của các cửa hàng ở các khu vực trọng điểm về du lịch nhằm xây dựng mơi trường du lịch an tồn, thân thiện cho du khách.

Nâng cao nhận thức về du lịch, giới thiệu, quảng bá văn hóa các dân tộc phục vụ phát triển du lịch. Tăng cường vai trị của các cơ quan truyền thơng trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nêu cao tầm quan trọng của du lịch, nâng cao hình ảnh, nét đẹp của Thành phố qua các chương trình, phóng sự, chuyên trang về du lịch [38].

Thứ ba, các giải pháp khác về tổ chức thực hiện tốt pháp luật:

Cơng tác cải cách hành chính thường xun được quan tâm đẩy mạnh, đặc biệt là thực hiện rà sốt, đơn giản hóa thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa; đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đối với 26 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở nhằm giảm phiền hà, chi phí, thời gian của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Xây dựng và triển khai Quyết định số 79/QĐ-SDL ngày 12 tháng 02 năm 2019 về ban hành Kế hoạch thực hiện cơng tác cải cách hành chính tại Sở Du lịch năm 2019 và các kế hoạch nhánh có liên quan đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của cơng tác cải cách hành chính; Quyết định số 135/QĐ-SDL ngày 29 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng trong giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Du lịch; xây dựng, áp dụng, triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đối với 26 thủ tục hành chính, ban hành chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và thực hiện lấy ý kiến khách hàng. Cần thiết lập cổng thông tin điện tử cung cấp các nội dung liên quan đến điều kiện cấp phép kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch. Mặc dù Luật Đầu tư năm 2014 (và tới đây là Luật Đầu

Doanh nghiệp năm 2020) đã đưa ra danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng các điều kiện kinh doanh đó là gì thì lại được quy định rải rác trong rất nhiều các văn bản khác nhau khiến các chủ thể kinh doanh khó có thể tra cứu xem mình phải đáp ứng những gì gây ra mất thời gian, mà cũng gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Với tiến bộ về khoa học kỹ thuật thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như hiện nay, việc thiết lập quản lý điều kiện cấp phép kinh doanh qua mạng điện tử là một việc rất cần thiết và mang lại hiệu quả quản lý cao.

Cần coi trọng công tác thống kê du lịch phục vụ xây dựng và điều chỉnh pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch. Việc thống kê phải thực sự chính xác làm cơ sở cho việc xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật.

Chú trọng công tác khảo sát, đánh giá sự hài lịng của người dân, tổ chức; duy trì triển khai thực hiện Hệ thống đánh giá hài lòng của tổ chức và người dân đối với dịch vụ công tại Sở Du lịch (thông qua Hệ thống kios đánh giá và Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng). Tổ chức sắp xếp lại khu vực làm việc tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả theo hướng văn minh, hiện đại và thân thiện với người dân, doanh nghiệp đến liên hệ công việc [38].

Tăng cường đưa công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước để đảm bảo an toàn, an ninh cho toàn xã hội và cho khách du lịch. Thành lập Tổng đài 1087 để tiếp nhận thông tin phản ánh của khách du lịch, đã tổ chức tập huấn cho các tổng đài viên.

Chủ động phối hợp, hưởng ứng công tác bảo vệ mơi trường, ứng phó biến đổi khí hậu thơng qua việc vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu sử dụng các sản

phẩm từ chất liệu nhựa; xây dựng Kế hoạch tuyên truyền ứng phó với biến đổi khí hậu tác động đến du lịch [38].

Tiểu kết chương 3

Dựa trên các Nghị quyết và Kế hoạch, chương trình thực hiện đáp ứng bối cảnh và yêu cầu bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch, thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch ngành, Kế hoạch hoạt động xúc tiến du lịch qua việc ban hành các văn bản hỗ trợ phát triển du lịch như Quyết định 2953/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2017 và Quyết định số 1504/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực du lịch và tổ chức thực hiện Đề án kiểm kê, đánh giá và quản lý hệ thống tài nguyên du lịch trên toàn Thành phố.

Trên cơ sở lý luận về bối cảnh và yêu cầu bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả việc thực hiện pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới, bao gồm việc hoàn thiện pháp luật trong du lịch, tăng cường, phổ biến giáo dục pháp luật cho cả các cán bộ, công chức, viên chức và các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đồng thời cải thiện và phát triển các cơng tác khác như về hành chính, khảo sát, cơng nghệ thơng tin và bảo vệ môi trường. Qua các giải pháp trên, tác giả mong muốn pháp luật được tạo điều kiện để đi vào cuộc sống hơn, hiệu quả thi hành pháp luật từ trung ương đến địa phương được nâng cao khơng chỉ là tiêu chí đề ra đối nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh nói

KẾT LUẬN

Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam và các quốc gia trên thế giới nói chung, du lịch đồng thời là động lực phát triển các ngành kinh tế khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong xã hội, tạo đà cho sự phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, Đảng, Chính phủ đã và đang nỗ lực phát triển, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp vì mục tiêu phát triển ngành du lịch là một ngành kinh tế chiến lược trọng điểm, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và quốc tế, tiến đến việc phát triển du lịch bền vững.

Du lịch đang ngày càng khẳng định được tầm quan trọng trong nền kinh tế đất nước Kinh doanh dịch vụ du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, có hiệu quả về nhiều mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, góp phần rút ngắn khoảng cách, chống tụt hậu về mặt kinh tế. Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh doanh dịch vụ và quản lý nhà nước về du lịch, nổi bật nhất là Luật Du lịch để tạo môi trường pháp lý minh bạch, tạo cơ chế thơng thống cho các hoạt động liên quan trong lĩnh vực du lịch, giúp ngành du lịch Việt Nam có lợi thế cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay vẫn còn một số hạn chế và khó khăn khơng nhỏ của pháp luật du lịch về cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cần phải được làm rõ từ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng để hoàn thiện hơn về hệ thống pháp luật.

Thông qua việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch, tác giả luận văn đã phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của các điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm đề ra những khung pháp lý để

đảm bảo quyền lợi của cá tổ chức, cá nhân khi tham gia vào thị trường du lịch. Do đó, điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch luôn đòi hỏi sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Luận văn đã nghiên cứu các điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch và chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật có liên quan và có những đề xuất để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyêt số 08/NQ-TW ngày 16/01/2017 về việc phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017), Thông tư 06/2017/TT- BVHTTDL ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017.

3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2019), Thông tư 13/2019/TT- BVHTTDL ngày 15/12/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

4. Chính phủ (2015), Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2014.

5. Chính phủ (2017), Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

6. Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2008) Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Hà Nội (2007), Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong

ASEAN.

8. Hội đồng Bộ trưởng (1992), Nghị định 37-HĐBT ngày 28/01/1992 về

việc ban hành quy chế quản lý kinh doanh du lịch.

9. Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện

KHXH Việt Nam, Hà Nội.

10. Nguyễn Bá Lâm (2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Đại học

11. Trần Thị Mai, Vũ Hoài Phương, La Anh Hương, Nguyễn Khắc Toàn (2009), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động tr.7.

12. Nguyễn Quyết Thắng, Trịnh Ngọc Anh (2019), Giáo trình Tổng quan du

lịch (lưu hành nội bộ Hutech).

13. Nguyễn Thị Thanh Ngọc, Đỗ Thị Bông (2020), Pháp luật du lịch, NXB Tư pháp.

14. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn Khoa học Du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Giáo trình quản trị kinh

doanh lữ hành, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.

16. Baron de Monstes quieu (2010), Tinh Thần pháp luật, NXB Đà Nẵng. 17. Hoàng Phê (2016), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.383. 18. Otawa, Canada (1991), Định nghĩa của Hội đồng quốc tế về thống kê du

lịch

19. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, số 60/2005/QH11 ngày 29/11/

2005.

20. Quốc hội (2005), Luật Du lịch, số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005. 21. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005. 22. Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

ngày 28/11/2013.

23. Quốc hội (2012), Luật giá, số 11/2012/QH13 ngày 20/06/2012. 24. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014. 25. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, số 68/2014/QH13 ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch theo pháp luật việt nam hiện hành từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 82)