Sự hình thành và phát triển các quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam

2.1.1. Quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự thời kỳ sau Cách mạng Tháng 8/1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1988

Sau một thời gian dài áp dụng các quy định của thời gian trước, nhận thấy những thay đổi và chuyển biến mới trong tình hình xã hội, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành nhiều văn bản mới về hình sự và tố tụng để thay thế pháp luật chế độ cũ, trong số các quy định mới đó, pháp luật hình sự thời kì này cũng đã ghi nhận có một số quy định liên quan đến yêu cầu của người bị hại.

Tiếp sau đó, TA tối cao đã ban hành Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974. Nội dung Thông tư ghi nhận người bị hại có quyền: “Được đề xuất chứng cứ và những lời thỉnh cầu; được yêu cầu bồi thường và yêu cầu áp dụng những biện pháp nhằm đảm bảo bồi thường; được xin thay đổi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; được tham gia các cuộc thẩm vấn và tranh luận tại phiên tòa về những sự việc đã gây thiệt hại cho mình; được kháng tố theo những quy định của pháp luật để xin tăng hình phạt đối với bị cáo và tăng tiền bồi thường. Có trường hợp người bị hại không yêu cầu bồi thường, nhưng trong trường hợp người bị hại có yêu cầu bồi thường thì họ cũng có quyền của nguyên đơn dân sự. Nếu việc phạm pháp đã gây ra chết người thì cha, mẹ, vợ, con, anh, chị, em ruột

của người bị hại đều có những quyền của người bị hại nói trên”. [31, tr. 46].

Ngoài ra, Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ 76 thẩm về hình sự ban hành theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của TA tối cao, xác định:

Người bị hại là công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất, tài sản, hoặc xâm hại về tinh thần (như bị lăng nhục, đánh, giết, trộm cắp, lừa đảo...). Người đã can thiệp để ngăn cản bị cáo đánh, giết người khác nhưng bản thân cũng bị kẻ phạm pháp gây thương tích, hoặc người có nhà cửa bị cháy vì bị cáo đốt nhà của người khác nhưng đám cháy lan sang nhà của họ, cũng là người bị xâm hại trực tiếp đến thể chất, tài sản [12, tr. 46].

Xuất phát từ quan niệm cho rằng quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội. Chỉ có Nhà nước mới có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đã gây ra. Mà trước khi BLTTHS 1988 được ban hành hệ thống pháp luật nhà nước ta về cơ bản chưa thể hiện rõ nét vai trò của người bị hại trong giải quyết vụ án hình sự, chưa có một chế định cụ thể nào quy định về quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại, mà chỉ dừng lại ở một số văn bản pháp luật quy định mang tính chất chung chung về người bị hại trong vụ án hình sự.

2.1.2. Quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong BLTTHS 1988 và năm 2003

BLTTHS 1988 ra đời thể hiện một bước tiến mới trong PLTTHS nước ta, tại Chương 7, Điều 88 của BLTTHS 1988 đã chính thức ghi nhận chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau: “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109; đoạn 1, khoản 1 Điều 112; đoạn 1, khoản 1 Điều 113; khoản 1 Điều 116; khoản 1 Điều 117 và Điều 126 BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. 2. Trong trường hợp người bị

hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà thì vụ án phải được đình chỉ” [20].

Việc ghi nhận chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của người bị hại với lợi ích chung của xã hội, thể hiện ý nghĩa lớn lao về mặt pháp lý và xã hội. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS 1988 về chế định này vẫn còn khá đơn giản, chưa chặt chẽ, và còn khá chung chung, đòi hỏi cần được tiếp tục hoàn thiện.

Theo BLTTHS 2003 thì khởi tố theo yêu cầu bị hại được quy định tại Điều 105: “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có

quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức” [21].

Theo đó, BLTTHS 2003 quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 lần lượt là các tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, Tội hiếp dâm, Tội cưỡng dâm, Tội làm nhục người khác, Tội vu khống, Tội xâm phạm quyền tác giả và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, nếu người bị hại không có yêu cầu thì không được khởi tố vụ án hình sự.

BLTTHS 2003 so với BLTTHS 1988 đã mở rộng hơn các tội được khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Bên cạnh các tội được quy định trước đó trong BLTTHS 1988, BLTTHS 2003 đã bổ sung thêm các tội như sau: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội vô ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Cùng với đó, BLTTHS 2003 có quy định mới so với BLTTHS 1988 đó là quy định việc người bị hại nếu đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp việc rút yêu cầu không phải do tự nguyện mà do bị người khác ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiến hành tố tụng bình thường. Như vậy, BLTTHS 2003 đã có những quy định mới đầy đủ và chặt chẽ hơn so với những quy định của BLTTHS 1988. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS 2003 vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: hạn chế quyền của người bị hại, phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, chưa quy định cơ quan, tổ chức cũng là bị hại trong vụ án hình sự.

Trên cơ sở BLTTHS 2003 và thực tiễn công tác áp dụng quy định của pháp luật về yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại, BLTTHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại theo hướng mở hơn và thu hẹp phạm vi các loại tội phạm khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)