Cơ sở hoàn thiện các quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu củabị hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 59 - 72)

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3.1. Cơ sở hoàn thiện các quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại hại

Để thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thì việc xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, dân chủ, văn minh; bảo đảm tính khả thi, hoàn thiện của các quy định pháp luật, hướng đến mục tiêu bảo vệ tốt nhất công lý, quyền con người, quyền công dân là yêu cầu quan trọng, cấp bách. Có thể nói việc hoàn thiện chế định pháp luật nói chung hay hoàn thiện các quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại nói riêng đòi hỏi một quá trình và một thời gian đủ dài. Trên thực tế, một quy định của pháp luật phải được kiểm nghiệm trên thực tiễn thì mới có thể khẳng định quy định pháp luật đó có đang phát huy hiệu quả hay không. Tuy nhiên, phụ thuộc vào các yếu tố như lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội, tình hình phát triển kinh tế của quốc gia mà việc hoàn thiện một thể chế pháp luật nào đó cần phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Đối với các vụ án hình sự khởi tố theo yêu cầu bị hại, trong một số trường hợp, bị hại đã yêu cầu khởi tố có quyền yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trước đó. Tuy nhiên, chế định này đang có một số vướng mắc, bất cập do BLTTHS 2015 chưa quy định cụ thể. Hiện nay luật chưa có quy định hoặc quy định chưa rõ ràng nhưng chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn kịp thời để giúp các CQTHTT tháo gỡ vướng mắc và áp dụng một cách thống nhất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề ra giải pháp hoàn thiện trong các trường hợp nêu trên là điều cần thiết. Cơ sở hoàn thiện quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại cụ thể như sau:

Thứ nhất, tình hình phát triển kinh tế xã hội, và sự phát triển của các tư tưởng dân chủ, tiến bộ là yếu tố chủ yếu, quyết định và chi phối đến nhu cầu điều chỉnh pháp luật về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại theo hướng

tiến bộ. Kinh tế, xã hội dưới góc độ quan điểm chủ nghĩa Mác Lê-nin là cơ sở hạ tầng, quyết định và chi phối đến sự phát triển của kiến trúc thượng tầng là nhà nước và pháp luật. Có thể nói, mọi sự biến đổi của cơ cấu kinh tế xã hội, quá trình biến đổi của chúng sẽ trở thành các đồi hỏi cấp thiết mang tính nhu cầu buộc pháp luật phải ghi nhận và có sự thích ứng phù hợp để theo kịp sự biến đổi đó. Theo đó, khi đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam đang có nhiều sự thay đổi diện mạo mới về chất, nhu cầu điều chỉnh pháp luật theo hướng đa dạng hóa các mục đích bảo vệ, hướng đến sự hài hòa các lợi ích trở nên cấp thiết, điều chỉnh pháp luật phải tính đến nhiều biện pháp tác động để đạt mục tiêu đề ra. Việc gia nhập sâu rộng và toàn diện của Việt Nam vào đời sống quốc tế đòi hỏi PLTTHS cũng phải đảm bảo hài hòa tương thích với pháp luật khu vực và thế giới. Trong đó, với xu thế đề cao các giá trị nhân quyền, pháp luật về quyền con người ngày càng được nâng cao, trong đó quyền và lợi ích của con người luôn được chú trọng, ghi nhận và bảo đảm trong pháp luật của các quốc gia để đạt được mục tiêu tố tụng cao nhất.

Thứ hai, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước về quyền của bị hại trong tiến trình tố tụng. Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là cơ sở trực tiếp quyết định hình thành đường hướng các biện pháp chính sách hình sự. Trong quá trình xây dựng chế định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại các nhà làm luật phải dựa trên chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta để hoàn thiện các quy phạm pháp luật và đảm bảo tính tương thích của các quy phạm cụ thể với các nguyên tắc PLTTHS nói chung. Có thể nói, chính sách hình sự của nhà nước ta thời gian qua mang tính cởi mở, dân chủ và khả thi, thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bổ sung nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ. Với tính chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân thì đương nhiên bản chất của nền Tư pháp mà chúng ta hướng tới là nền tư pháp thể hiện được bản chất của dân, do dân, vì dân. Tư pháp vì dân đòi hỏi phải đưa lợi ích của dân lên hàng đầu, mọi mục tiêu đều hướng tới bảo vệ tốt nhất quyền con người, quyền công dân và đó

cũng chính là mục tiêu trung tâm của mọi cuộc cải cách trong hệ thống tư pháp.

Tư pháp do dân đòi hỏi cơ chế hoạt động của các cơ quan nhà nước vận hành,

hoạt động những vẫn đảm bảo sự tham gia và kiểm tra, giám sát của nhân dân. Đồng thời, cơ quan Tư pháp nhải là công cụ bảo vệ Nhà nước và công dân, bảo đảm mọi hành vi làm hại đến quyền và lợi ích tinh thần, vật chất của người khác, của Nhà nước đều bị xử lý công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật. Việc xây dựng quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại cũng cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể mà các Nghị quyết của Đảng của Quốc Hội đã đề ra.

Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ pháp luật, bảo vệ nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. PLTTHS quy định việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhưng không phải lợi ích bị hại cao sẽ cao hơn lợi ích chung của xã hội. Các trường hợp được khởi tố theo yêu cầu bị hại chỉ được áp dụng đối với hành vi có mức độ nguy hiểm cho xã hội là không lớn, chủ yếu thuộc nhóm tội xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và một số quyền nhân thân của con người. Có thể nói, quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại luôn đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích chung của xã hội và lợi ích riêng của bị hại.

Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền con người trong TTHS. Việc nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại vừa hướng đến đạt mục tiêu ổn định xã hội, vừa bảo vệ và thỏa mãn lợi ích của bị hại, phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người.

Thứ năm, yêu cầu của hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng, không một hệ thống pháp luật nào có thể phát triển trong sự khép kín biệt lập riêng nó. Vì vậy, việc hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án liên quan đến khởi tố theo yêu cầu bị hại phải đặt trong sự tiếp thu và học hỏi các tinh hoa từ quy định của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên quá trình tiếp thu và học hỏi nên có sự chọn lọc, cân nhắc với thực tiễn pháp lý và truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc cũng như phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Việt Nam.

Tất cả những yếu tố nêu trên là những nhân tô chi phối đến việc điều chỉnh pháp luật TTHS nói chung và pháp luật về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nói riêng ở nước ta hiện nay.

3.2. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại

Qua phân tích nêu trên, cho thấy quy định của BLTTHS 2015 về khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại khi áp dụng vào thực tiễn vẫn còn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Từ đó, dẫn đến việc áp dụng của các CQTHTT không có sự thống nhất, phụ thuộc vào sự nhận thức pháp luật và ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng. Vì vậy, trước hết Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp cần sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn để các CQTHTT áp dụng một cách thống nhất, nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi của bị can, bị cáo trong TTHS. Và trong tương lai, khi BLTTHS 2015 sửa đổi, bổ sung cần bổ sung các nội dung như các kiến nghị nêu trên để BLTTHS được hoàn thiện hơn.

Thứ nhất, về chủ thể yêu cầu khởi tố là người đại diện hợp pháp của bị hại. Theo quy định tại Điều 155 BLTTHS bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người đại diện của họ thực hiện quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Vậy trong trường hợp không xác định được người đại diện của người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì ai sẽ đại diện để thực hiện quyền yêu cầu?. Đây là vấn đề cần có hướng dẫn của các cơ quan tư pháp để đảm bảo hiệu quả giải quyết các vụ án có liên quan được thống nhất, đúng pháp luật.

Thứ hai, chưa có hướng dẫn đối với trường hợp có nhiều người là đại diện cho bị hại (cha mẹ đối với con chưa thành niên....) trong vụ án đã khởi tố theo yêu cầu của bị hại, sau khi khởi tố họ có yêu cầu khác nhau đối lập nhau (người yêu cầu rút, người vẫn giữ ý kiến đề nghị khởi tố) hiện chưa có căn cứ pháp luật để CQTHTT giải quyết theo yêu cầu của ai trong vụ án. PLTTHS hiện hành cũng chưa có hướng dẫn đối với trường hợp bị hại là người chưa thành niên đại diện

của họ đã có yêu cầu khởi tố vụ án, trong quá trình tố tụng với vụ án người bị hại đã thành niên.

Thứ ba, hiện nay chưa có quy định nào về một văn bản pháp lý nào có chức năng xác định bị hại hoặc đại diện củabị hại trong vụ vụ. Mặc dù các văn bản như: biên bản tiếp nhận tin báo, đơn trình báo, biên bản ghi lời khai, các giấy triệu tập, giấy gọi, giấy báo... có ghi nhận tư cách tham gia tố tụng, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tư cách mà họ được người tiến hành tố tụng ghi trong các biên bản hoạt động tố tụng này dễ xuất hiện trường hợp không chính xác và tùy tiện vì hồ sơ được lập ở nhiều giai đoạn khác nhau, do các chủ thể khác nhau thực hiện. Vì thế để xác định một người hay một cơ quan, tổ chức nào đó có tư cách bị hại trong vụ án để đảm bảo quyền lợi cho họ là khó khăn. Vì thế, BLTTHS hiện nay cần khắc phục bằng việc thể chế hóa một quyết định tố tụng chính thức công nhận tư cách bị hại trong vụ án.

Thứ tư, PLTTHS cũng chưa có quy định về hình thức yêu cầu khởi tố mặc dù đây là một trong những tài liệu quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất mà thiếu nó hoặc không có nó thì không thể xử lý vụ án được. Trong trường hợp nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau trong việc xác định đơn tố cáo có phải là yêu cầu khởi tố hay không việc giải quyết vụ án gặp khó khăn, phức tạp, hậu quả sẽ dẫn đến tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc hủy án.

Thứ năm, việc hiểu và vận dụng khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015 còn nhiều bất cập trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút đơn yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm bởi BLTTHS 2015 chưa quy định cụ thể, rõ ràng. Để giải quyết vấn đề trên, TANDTC đã ban hành Công văn số 254/TANDTC-PC (Công văn số 254) ngày 26/11/2018 để hướng dẫn áp dụng về việc người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu theo quy định tại Điều 155 BLTTHS 2015. Với hướng dẫn này, cần trao đổi các vấn đề như sau:

Một là, theo khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015, trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án mà rút yêu cầu thì phải đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, ở giai

đoạn phúc thẩm thì không thể đình chỉ khi đã có bản án sơ thẩm theo yêu cầu của bị hại, nay nếu đình chỉ vụ án thì không thể giải quyết yêu cầu của bị hại về việc rút yêu cầu khởi tố vụ án. Chính vì thế, cần phải tiến hành phiên tòa xét xử theo thủ tục phúc thẩm mặc dù có yêu cầu rút yêu cầu khởi tố.

Hai là, với hướng dẫn nếu người đã yêu cầu khởi tố vụ án rút yêu cầu tại giai đoạn xét xử phúc thẩm “… thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155 và Điều 359 của BLTTHS hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án” là chưa phù hợp, vì các điều luật về hủy án sơ thẩm như Điều 358 (hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại) và Điều 359 BLTTHS 2015 (hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án) đều không thỏa mãn đối với trường hợp này, bởi lẽ:

+ Điều 358 BLTTHS 2015 quy định việc hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại do có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên; có việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng…

+ Điều 359 BLTTHS 2015 quy định việc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 157 BLTTHS 2015 (tức là không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm) thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Bên cạnh đó, Điều 359 không liệt kê khoản 8 Điều 157 làm căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án (tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 BLHS năm 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố).

Nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố ở giai đoạn xét xử phúc thẩm mà vụ án bị đình chỉ và bản án sơ thẩm bị hủy thì các vấn đề còn lại như trách nhiệm dân sự, xử lý tang vật sẽ giải quyết như thế nào?

Ba là, việc TANDTC ban hành Công văn số 254 để hướng dẫn áp dụng pháp luật là không đúng quy định tại Điều 21 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật tổ chức TAND năm 2015.

Như vậy, để có thể áp dụng chính xác, thống nhất và đúng quy định của BLTTHS 2015, Luật tổ chức TAND năm 2015, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, thì Hội đồng Thẩm phán TANDTC cần sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015; đồng thời, đối với trường hợp có kháng cáo, kháng nghị mà tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa theo thủ tục rút gọn xem đây là tình tiết

mới và áp dụng Điều 357 BLTTHS 2015 để sửa bản án sơ thẩm theo hướng miễn

trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo do thỏa mãn các quy định tại khoản 3 Điều 29 hoặc Điều 59 BLHS năm 2015. Với việc tuyên sửa bản án sơ thẩm về hình phạt thì các phần khác của bản án sơ thẩm vẫn được giữ nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 59 - 72)