Giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 72 - 93)

Trên thực tế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà hiệu quả áp dụng các quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại là chưa cao. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, nguyên nhân từ sự thiếu thống nhất trong nhận thức pháp luật. Những tồn tại hạn chế trong quy dịnh pháp luật về khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại như phân tích ở trên là do quy định trong PLTTHS còn chưa thật hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Trong khi đó công tác hướng dẫn pháp luật và áp dụng pháp luật của các cấp có thẩm quyền chậm ban hành và chưa có sự thống nhất, đồng bộ cao. Các quy định pháp luật còn chưa rõ ràng nên việc áp dụng pháp luật trong hoạt động này chưa đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm trong công tác giỉa quyết vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại của những người tiến hành tố tụng còn hạn chế, chưa cao nên quá trình vận dụng các quy định pháp luật còn nhiều thiếu sót.

Thứ ba, nguyên nhân từ sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương: Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả. Quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về đánh giá chứng cứ, xác định tội danh theo các quy định pháp luật hiện hành và đường lối xử lý đối với từng loại tội phạm còn thiếu thống nhất.

Thứ tư, ý thức người tiến hành tố tụng chưa cao, trình độ không đồng đều, chưa dành thời gian hợp lý cho việc nghiên cứu các văn bản pháp quy và hướng dẫn về nghiệp vụ cho nên chưa có hiểu biết sâu rộng và thực tế để giải quyết vấn đề.

Thứ năm, vụ án có liên quan đến khởi tố theo yêu cầu bị hại thường gặp phải sự không hợp tác, không tích cực của bị hại với cơ quan tiến hành tố tụng. Trong số 10 tội danh khởi tố theo yêu cầu của bị hại trong BLTTHS 2015 thì có đến 07 tội danh bắt buộc phải tiến hành giám định pháp y để có căn cứ xác định tội danh và quyết định việc khởi tố vụ án hình sự. Các tội danh đó cụ thể là Tội

cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 134); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 Điều 135); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Khoản 1 Điều 136); Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 138); Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản 1 Điều 139); Tội hiếp dâm (Khoản 1 Điều 141); Tội cưỡng dâm (Khoản 1 Điều 143). Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều trường hợp bị hại không hợp tác gây khó khăn cho công tác điều tra giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, do các tội thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại là các tội xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nên nếu bị hại không chủ động trình báo thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng rất khó phát hiện. Vì vậy có trường hợp bị hại không trình báo do sự mất danh dự, nhân phẩm hoặc bị trả thù hoặc trường hợp bị hại dựa vào quyền được yêu cầu khởi tố để uy hiếp người phạm tội… Bên cạnh đó, việc chưa có đủ kiến thức pháp lý dẫn đến việc bị hại nêu quan điểm chưa rõ ràng trong việc yêu cầu khởi tố hay không yêu cầu khởi tố, rút yêu cầu khởi tố hay chỉ là xin giảm nhẹ trách nhiệm cho người phạm tội…gây khó khăn cho các hoạt động giải quyết vụ án.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về những nội dung liên quan đến khởi tố theo yêu cầu bị hại trên địa bàn quận Hoàng Mai chưa thật sự được quan tâm, đầu tư đúng mức. Nhiều hoạt động tuyên truyền chỉ mang tính bề nổi, không sâu rộng mạnh mẽ, cách thức giáo dục pháp luật còn sơ sài, chung chung, nhàm chán, chưa bám sát chương trình xây dựng luật… chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân.

Thứ bảy, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác còn yếu kém. Mặc dù thời gian gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng phương tiện, cơ sở vật chất để các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng, tuy

nhiên, vấn đề này còn nhiều hạn chế và chưa thật sự phục vụ đắc lực cho yêu cầu chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại để đảm bảo tính sát sao với thực tế và hiệu quả. Cụ thể:

3.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan tư pháp các cấp

Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan tư pháp các cấp cần chú ý là tốt các nhiệm vụ sau: Làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của cấp dưới với tác phong sâu sát, cụ thể, kịp thời và điều hành quyết liệt. Mỗi cán bộ quản lý, lãnh đạo cần phải lựa chọn, phân công cán bộ phù hợp để giải quyết công việc, nêu cao tính tiền phong gương mẫu và thực hiện làm gương trong nội bộ cơ quan, đơn vị mình. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong các mặt công tác, hăng hái với công việc, đồng thời sẵn sàng tiếp thu, sửa đổi các khiếm khuyết, vi phạm của bản thân trong quá trình công tác. Mỗi người đứng đầu CQTHTT cần nghiêm túc kiểm điểm, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, xem xét đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tế của người tiến hành tố tụng để ra các quyết định phân công cho phù hợp với khả năng chuyên môn nghiệp vụ, sở trường của mỗi người, vừa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Cùng với đó, lãnh đạo các đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, thực hiện tốt cơ chế và nội dung kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, luật sư… trong hoạt động tư pháp.

3.3.2. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ

Công tác tổ chức cán bộ trong thời kì mới đòi hỏi phải đảm bảo hiệu quả, tinh gọn, nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ yêu cầu giải quyết các vụ án hình sự nói chung và khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại nói riêng trong tình hình mới. Điều này đồng thời cũng đặt ra cho các cán bộ tư pháp ý thức trách nhiệm, không

ngừng trau dồi học hỏi về chuyên môn và phẩm chất đạo đức, xây dựng bản thân trở nên chủ động, trách nhiệm và bản lĩnh hơn để theo kịp đà phát triển của xã hội. Có thể nói đây chính là đòi hỏi tất yếu khách quan về tổ chức, bộ máy, về con người phải thật sự tinh gọn, hiệu quả. Theo đó mỗi cơ quan khác nhau cần tăng cường công tác rà soát nội bộ đơn vị mình để kịp thời đề ra các kế hoạch đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ cho phù hợp. Việc bố trí, sắp xếp, sử dụng, điều động, chuyển đổi vị trí công tác một cách đúng đắn và phù hợp là bước đệm quan trọng để phát huy khả năng của từng công chức; tạo bước đột phá trong quá trình xây dựng nền Tư pháp trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tinh hình mới.

Để nâng cao hiệu quả công tác khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại, trước hết cần hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của CQĐT trong mô hình TTHS nước ta. Trên cơ sở xác định rõ có trách nhiệm của CQĐT trong việc cùng với VKS phát hiện tội phạm, đưa kẻ phạm tội ra trước TA để xét xử cần tăng cường tính độc lập, chủ động của CQĐT bên cạnh sự chỉ đạo của công tố như là một nguyên tắc bắt buộc trong TTHS. Trong quá trình tố tụng với vụ án Kiểm sát viên không làm thay công việc của Điều tra viên mà đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát hoạt động điều tra, đảm bảo việc điều tra được diễn ra đầy đủ, đúng quy định pháp luật. Do đó, về mặt tổ chức, cần chú ý

“Xây dựng hệ thống CQĐT độc lập, thống nhất từ trung ương đến địa phương,

dưới sự chỉ đạo của Chính phủ hoặc Quốc hội” [39, tr.135] nhằm khắc phục sự

phân tán, chồng chéo trong hoạt động của hệ thống CQĐT đồng thời tăng cường tính độc lập của CQĐT và các chủ thể tố tụng thuộc CQĐT khi giải quyết vụ án hình sự.

Tổ chức bộ máy, cán bộ ở VKSND các cấp cần tiếp tục chú trọng hoàn thiện theo hướng VKS các cấp dưới tổ chức thực hiện có hiệu quả, tập trung đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trong đó có những vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại cho các cán bộ, công chức trong VKSND, còn VKSND tối cao

với các đặc thù của mình chỉ tập trung làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổng kết, hướng dẫn, kiểm tra, với nhiều chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, hạn chế thấp nhất trường hợp các bản án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng như thực hiện các Nghị quyết Trung ương của Đảng, các Tòa án phải tăng cường và chú trọng việc sắp xếp lại tổ chức tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Ngành Tòa án cần tiến hành rà soát một cách thường xuyên và đồng bộ các nghị quyết, thông tư hướng dẫn các quy định của BLHS, BLTTHS để kịp thời ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm Phán TANDTC, các văn bản hướng dẫn các quy định pháp luật còn chưa rõ ràng và thống nhất cho phù hợp, khắc phục những khó khăn, vưỡng mắc trong thực tiễn giải quyết vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại hiện nay. Trong đó, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy cho tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn là yêu cầu cấp bách hàng đầu.

3.3.3. Tăng cường phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan tố tụng

Từ trước đến nay, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất đến sự thành công, phát triển của bất kì tổ chức, đơn vị hoặc Nhà nước nào. Xây dựng đội ngũ cán bộ ó năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Theo đó cần phải có các biện pháp để quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ có khả năng đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Cụ thể phải thường xuyên chăm lo đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo …góp phần tăng cường chất lượng công tác tư pháp trong tình hình mới. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử tốt hay chưa tốt, đúng pháp luật hay chưa đúng pháp luật cũng do con người thực hiện nên việc đào tạo con người có chuyên môn, nghiệp vụ cao đáp ứng được yêu cầu hoạt động TTHS

là rất quan trọng và cần thiết. Do vậy, cần thường xuyên chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức pháp lý và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cho những người tiến hành tố tụng. Có thể tiến hành đồng bộ các giải pháp như:

- Quan tâm, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, Tòa án. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cần chú trọng việc thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng tập trung đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và các quy định mới theo quy định pháp luật; tránh tình trạng các cán bộ tư pháp chỉ nắm lý thuyết mà không có được các kỹ năng thực hiện công việc trên thực tế.

- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được học tập, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, đồng thời xây dựng chế độ ưu đãi phù hợp đối với họ dể thúc đẩy việc học hỏi năng cao năng lực, tăng cường khả năng và tâm huyết với công việc. Cùng với đó luôn chú trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đối với cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói riêng. - Tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cho các cơ quan tư pháp đặc biệt là người thuộc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là Điều tra viên, Kiểm sát viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Chú trọng xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, luôn thấy rõ trách nhiệm chính trị của mình trước Đảng, trước nhân dân để không ngừng phấn đấu và hoàn thiện mình trong công việc. Đặc biệt chú ý hoàn thiện công tác thi tuyển, bổ nhiệm… công chức của các cơ quan tư pháp. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ của cơ quan tư pháp các cấp cần chú ý đến sự toàn diện về năng lực, phẩm chất, uy tín, kinh nghiệm quản lý.

Thường xuyên thử thách trong môi trường thực tế khác nhau đối với những cán bộ thuộc diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo. Ngoài ra cần tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những yếu kém trong công tác nghiệp vụ để khắc phục; kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống để làm gương trong nội bộ cơ quan đơn vị và củng cố niềm tin trong nhân dân.

3.3.4. Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm

Để áp dụng đúng các quy định của BLTTHS 2015 liên quan đến khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, thường xuyên tổ chức hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của địa phương mình trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tăng cường công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại, từ đó nâng cao chất lượng xét xử, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân và chỉ ra các giải pháp khắc phục những hạn chế đó là nhiệm vụ công tác thường xuyên,lâu dài và cần được chú trọng triệt để. Theo đó, định kì hàng tháng, hàng quý có thể tổ chức sơ kết, tổng kết hay tổ chức các buổi tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 72 - 93)