Thực tiễn áp dụng quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu củabị hại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 46 - 59)

trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đạt được

Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội là một trong những quận trung tâm của thành phố với mật độ dân cư đông đúc, chính vì thế mà tình hình tội phạm cũng rất phức tạp. Quận Hoàng Mai là quận nằm ở phía Đông Nam của thành phố Hà Nội. Phía Đông của quận Hoàng Mai giáp huyện Gia Lâm, phía Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì, và phía Bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng tội phạm ngày diễn biến phức tạp về cả tính chất, mức độ trên phạm vi toàn quận. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là TAND quận Hoàng Mai trong việc đẩy lùi tội phạm ngày càng được chú trọng. Để đáp ứng các yêu cầu đặt ra, thời gian qua các cơ quan tiến hành tố tụng của quận Hoàng Mai đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần giữ vững trật tự xã hội trên địa bàn.

Trong năm 2020, TAND hai cấp thành phố Hà Nội triển khai nhiệm vụ công tác trong bối cảnh tình hình tội phạm còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, các tranh chấp kinh doanh thương mại, khiếu kiện hành chính có chiều hướng gia tăng; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh với việc khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nhiều vụ án kinh tế và tham nhũng lớn. Trước tình hình và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, trong điều kiện biên chế không tăng, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, cũng như dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của TANDTC, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành Trung ương và Thành phố; cùng với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động nên trong năm qua, công tác tư pháp ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đã

đạt được nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó TAND hai cấp thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, VKSND các cấp tổ chức xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không kết án oan người không phạm tội và bỏ lọt tội phạm.

Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hoàng Mai giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 thể hiện tại Phụ lục 2.1.

Từ số liệu trên có thể thấy, trên địa bàn quận Hoàng Mai các vụ án trong nhóm tội khởi tố theo yêu cầu bị hại luôn chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng số các vụ án hình sự. Theo số liệu thống kê của TAND quận Hoàng Mai trong 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020, TAND quận Hoàng Mai đã đưa ra xét xử tổng số 4.675 vụ án, với 4.846 bị cáo. Tỉ lệ vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2018 có số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử cao nhất với 1021 vụ án và 1059 bị cáo được đưa ra xét xử. Năm 2016 có số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử thấp nhất với 758 vụ án và 815 bị cáo.

So sánh giữa tình hình tội phạm chung với tình hình tội phạm bị khởi tố theo yêu cầu bị hại trên địa bàn quận Hoàng Mai trong 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020 có thể đưa ra nhận xét như sau: nhìn chung số lượng các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại chiếm tỉ lệ không cao trong tổng số tội phạm nói chung được đưa ra xét xử. Trong đó, năm 2017 chiếm tỉ lệ 23,2 % về số vụ và 14,1 % về số bị cáo trên tổng số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử mà vụ án được khởi tố theo yêu cầu bị hại, chiếm tỉ lệ cao nhất trong giai đoạn năm năm từ 2016 đến 2020. Năm 2019 chiếm tỉ lệ 12,7 % về số vụ và 9,6 % về số bị cáo trên tổng số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử mà vụ án được khởi tố theo yêu cầu bị hại, chiếm tỉ lệ thấp nhất trong giai đoạn năm năm từ 2016 đến 2020. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ các vụ án được đưa ra xét xử trên cơ sở yêu cầu khởi tố của bị hại giảm mạnh qua các năm đó là do sự thay đổi trong quy định của BLTTHS nói riêng và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta nói chung; bên cạnh đó tỉ lệ tội phạm được đưa ra xét xử mỗi năm trên địa bàn quận

không ngừng tăng lên; công tác hòa giải và thỏa thuận giữa bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội được thực tốt, hai bên sắp xếp ổn thỏa về các lợi ích và trách nhiệm bồi thường nên bị hại rút yêu cầu khởi tố hoặc đã không yêu cầu khởi tố và một số nguyên nhân khác.

Cụ thể, năm 2016 có 24 vụ với 24 bị cáo, năm 2017 có 19 vụ với 21 bị cáo, đến năm 2018 tăng lên 42 vụ với 49 bị cáo, năm 2019 có giảm đi nhưng không đáng kể với 39 vụ và 39 bị cáo, năm 2020 tiếp tục tăng lên 41 vụ với 50 bị cáo. Sau đó đến các tội khác như tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm. Điều này cho thấy sự phức tạp của ba loại tội này trên địa bàn quận Hoàng Mai hiện nay.

Xem xét số liệu tại Phụ lục 2.3 cho thấy, số vụ án bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đình chỉ do bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố chiếm tỉ lệ khá cao trong số các vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại đưa ra xét xử. Có thể kể đến nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: phía người phạm tội và gia đình người phạm tội trong giai đoạn xét xử đã thỏa thuận ổn thỏa các vấn đề liên quan đến đảm bảo lợi ích của bị hại, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại một cách thỏa đáng. Bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít trường hợp bị hại lợi dụng quyền yêu cầu khởi tố vụ án theo quy định của BLTTHS để trục lợi, ra sức ép buộc người phạm tôij đáp ứng các yêu cầu của mình. Ngược lại vẫn có các trường hợp bị hại là chủ thể bị tội phạm xâm hại lại tiếp tục bị người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội đe dọa buộc phải rút yêu cầu khởi tố, và thực tế việc chứng minh bị hại bị đe dọa, ép buộc rút yêu cầu khởi tố chứ không phải xuất phát từ sự tự nguyện để CQTHTT tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định pháp luật không phải là điều dễ dàng.

Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự tại quận Hoàng Mai trong thời gian qua cho thấy, trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại các CQTHTT luôn nhận được sự phối hợp tích cực, có hiệu quả của bị hại trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệu và lấy lời khai. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, kịp thời xét xử nghiêm minh người thực hiện hành vi phạm tội.

Ví dụ: Bản án số 32/2019/HSST ngày 23/01/2019 về tội cố ý gây thương tích của TAND quận Hoàng Mai như sau: Ngày 21/9/2018 Đội quản lý trật tự đô thị quận Hoàng Mai đã phân công đồng chí: Nguyễn Văn D làm Tổ trưởng; các đồng chí: Nguyễn Bá Th, Nguyễn Chung C và Trần Đức Tr làm tổ viên phối hợp thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị trên địa bàn. Sau nhiều lần nhắc nhở, Tổ công tác đã tiến hành thu hàng hóa của bà N do bà N vẫn cố tình bán hàng tại khu vực cấm. Nguyễn Xuân Đ là con trai bà N thấy Tổ công tác thu giữ tài sản của mẹ mình đã xông vào lấy một con dao chém anh Nguyễn Chung C làm anh C bị thương, rách da, chảy máu ở vùng cổ, sau đó Đ tiếp tục dùng dao đuổi theo để đánh các thành viên trong Tổ công tác. Ngày 29/9/2018, anh Nguyễn Chung C làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án đối với sự việc trên gửi cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận. Theo kết luận giám định pháp y về thương tích của Trung tâm giám định pháp y thì tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích gây nên tại thời điểm giám định đối với anh Nguyễn Chung C là 3%; cơ chế hình thành vết thương do tác động ngoại lực bởi vật sắc. Theo đó, VKSND đã truy tố Nguyễn Xuân Đ về tội "Cố ý gây thương tích "Theo điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã ra bản án tuyên bị cáo Nguyễn Xuân Đ phạm tội "Cố ý gây thương tích" theo điểm a khoản 1 Điều 134, điểm b, s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; xử phạt Nguyễn Xuân Đ 10 tháng tù. Đây là vụ án mà nhờ có sự hợp tác triệt để của bị hại mà CQTHTT đã giải quyết vụ án rất nhanh và thuận lợi, đảm bảo hiệu quả cao trong tiến trình tố tụng.

Đây là một nội dung mang tính đặc trưng trong quyền của bị hại so với các vụ án thông thường trong thủ tục xét xử sơ thẩm. Qua khảo sát việc tham gia phiên tòa để thực hiện quyền trình bày lời buộc tội của người bị hại cho thấy kết quả như sau: Trong năm 2016 có 40 vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được đưa ra xét xử ở giai đoạn sơ thẩm thì có tỉ lệ người bị hại tham gia phiên

tòa chiếm tỷ lệ 76,9%. Trong năm 2017 có 31 vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được đưa ra xét xử ở giai đoạn sơ thẩm thì có tỉ lệ người bị hại tham gia phiên tòa chiếm tỷ lệ 67,48%. Trong năm 2018 có 52 vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được đưa ra xét xử ở giai đoạn sơ thẩm thì có tỉ lệ người bị hại tham gia phiên tòa chiếm tỷ lệ 79,42%. Trong năm 2019 có 48 vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được đưa ra xét xử ở giai đoạn sơ thẩm thì có tỉ lệ người bị hại tham gia phiên tòa chiếm tỷ lệ 59,92%. Trong năm 2020 có 57 vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được đưa ra xét xử ở giai đoạn sơ thẩm thì có tỉ lệ người bị hại tham gia phiên tòa chiếm tỷ lệ 68,34%. Nếu xét theo từng loại án khởi tố theo yêu cầu bị hại thì việc tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền lợi của của bị hại trong các tội cố ý gây thương tích chiếm tỉ lệ tuyệt đối, theo đó 100% vụ án có người bị hại tham gia để bảo vệ quyền lợi của họ. Tuy nhiên trong các vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm thì chỉ có 61,76% người bị hại trực tiếp tham gia phiên tòa do tính chất nhạy cảm của hành vi phạm tội và nhiều bị hại cảm thấy xấu hổ khi phải ra tòa để nhắc lại các tình tiết đó, cũng như không ít trường hợp cảm thấy sợ hãi, chán ghét đối tượng, không dám gặp lại người phạm tội, và những nội dung khai trong hồ sơ vụ án trong quá trình điều tra, truy tố đã đầy đủ, rõ ràng.

Việc áp dụng các quy định của pháp luật về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại trên địa bàn quận Hoàng Mai nhìn chung đã đạt đạt nhiều kết quả tích cực, Theo đó, các vụ án mà CQTHTT giải quyết liên quan đến khởi tố theo yêu cầu bị hại đều được giải quyết đúng trình tự thủ tục, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Cùng với đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của cơ quan, đơn vị và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức đã được quan tâm đầu tư, hoàn thiện hơn qua từng năm. Điều đáng khích lệ hơn là vấn đề năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức của Cơ quan tố tụng không ngừng được quan tâm hoàn thiện và được nâng cao. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tư pháp được củng cố và tăng cường, đã giải quyết dứt điểm, nghiêm minh nhiều vụ

việc, vụ án khó khăn. Các CQTHTT quận Hoàng Mai đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm, bảo đảm tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong TTHS. Từ đó góp phần nnag cao hiệu quả công tác và củng cố niềm tin trong nhân dân về hoạt động của các cơ quan tố tụng.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận như trên trong quá trình giải quyết vụ án liên quan đến khởi tố theo yêu cầu của bị hại, thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trên địa bàn quận Hoàng Mai như sau:

Thứ nhất, bị hại không hợp tác với các CQTHTT trong quá trình giải

quyết vụ án hình sự, nhất là các vụ án về tội cố ý gây thương tích, hiếp dâm khi bị hại không hợp tác giám định. Mặc dù có dấu hiệu tội phạm xảy ra, nhưng CQĐT không thể ra quyết định khởi tố vụ án vì chưa có yêu cầu khởi tố của bị hại, bị hại không chịu đi giám định, và cũng không thể ra quyết định không khởi tố vụ án mà chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi phạm tội kể trên. Bên cạnh đó những thiếu sót trong quá trình thu thập chứng cứ trong các tội danh như hiếp dâm, cưỡng dâm, việc đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS và quyết định hình phạt của các CQTHTT trong một số vụ án chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại... Những khó khăn này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và áp dụng pháp luật, làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm của CQTHTT,tvaf chưa thể bảo vệ tốt nhất các quyền con người, quyền công dân cho bị hại.

Ví dụ: Tối ngày 04/12/2018, do có mâu thuẫn nhỏ trong đám cưới nhà ông Nguyễn D (trú tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội), nên Nguyễn Văn T (sinh năm 2001) và Nguyễn Văn V (sinh năm 2003), là hai anh em ruột, đã xô xát với Hoàng Quốc L. ở cùng thôn. L về nhà lấy kiếm dài, nhọn, chuôi sắt,

khoảng 70cm, quay trở lại đám cưới, chém trọng thương T và V. Hậu quả T và V bị thương nặng, cấp cứu tại bênh viện. Ngày 13/02/2019, do không đạt được thoả thuận về đền bù thiệt hại, thương tích, bà Cao Thị Hòe (là mẹ đẻ của T và V) đã viết đơn gửi CQÐT Công an quận Hoàng Mai để đề nghị khởi tố L về hành vi gây thương tích, xử lý theo quy định của pháp luật. Khi đó, CQÐT vất vả bội phần do thời gian xảy ra vụ án đã lâu, đối tượng không có mặt tại địa bàn, khó triệu tập; vết thương lâu ngày không còn nguyên vẹn; hiện trường vụ án bị xáo trộn, người chứng kiến không còn nhớ nhiều về vụ việc, khó làm rõ động cơ gây án... Nếu chỉ căn cứ đơn tố cáo cũng khó khách quan vì bị hại thường trình bày có lợi cho mình, bị đơn hay phủ nhận. Khi yêu cầu bị hại giám định. Khi CQĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 46 - 59)