Với ý nghĩa là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý nhằm mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, truy tố họ ra trước Tòa án để xét xử, đối tượng của hoạt động thực hành quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. Đối tượng của công tác kiểm sát điều tra trong vụ án buôn bán hàng cấm là tuân theo pháp luật của Cơ quan Cảnh sát điều tra, các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 9 Luật tổ chức điều tra năm 2015, các hoạt động điều tra của các Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Khi tiến hành hoạt động kiểm sát, VKS phải dựa trên các că cứ pháp lý là Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND, BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tiến hành kiểm sát bảo đảm việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra, những người có thẩm quyền trong điều tra và những người tham gia tố tụng khác cũng như đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp của các hành vi TTHS mà chủ thể bị kiểm sát thực hiện.
Xác định hàng cấm, xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng cấm để xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi sản xuất, bn bán hàng cấm thì Kiểm sát viên phải kiểm sát việc trưng cầu giám định của Cơ quan có thẩm quyền điều tra nhằm bảo đảm nội dung trưng cầu giám định cụ thể, rõ ràng, phù hợp với sự việc và những vấn đề cần yêu cầu kết luận. Trường hợp cần thiết, vụ án, vụ việc cần phải trưng cầu giám định, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra thống nhất nội
dung trưng cầu giám định trước khi trưng cầu; khi có kết luận giám định cần phối hợp kiểm tra, đánh giá toàn bộ kết quả và lập thành biên bản lưu hồ sơ kiểm sát. Kiểm sát viên phải kịp thời nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để phát hiện các nội dung cần giám định, các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự, các trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP ngày 13/12/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế nhưng chưa được trưng cầu giám định để báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nội dung trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Thông tư 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA- BTP.
Trường hợp Kiểm sát viên tham dự giám định, thì phải thơng báo trước cho người giám định biết theo đúng quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nếu thấy nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc phát sinh những vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến các tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận trước đó, thì Kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra trưng cầu giám định bổ sung theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nếu thấy nghi ngờ kết luận giám định lần đầu khơng chính xác hoặc có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị,
lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra trưng cầu giám định lại hoặc giám định lại lần thứ hai theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nếu thấy cần làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra để yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định, hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết theo quy định tại Điều 213 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nếu phát hiện người giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra trưng cầu giám định thay đổi người giám định.
Đối tượng chính trong kiểm sát điều tra vụ án bn bán hàng cấm là khi cần xác định hàng cấm, xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng cấm để xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi sản xuất, bn bán hàng cấm thì phải tiến hành trưng cầu giám định (khoản 5 Điều 206 BLTTHS 2015 và khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2017/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP). Nội dung trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Thông tư 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP.