Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án buôn bán hàng cấm từ thực tiền huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án buôn bán hàng cấm. Những tiến bộ trong xây dựng hệ thống pháp luật hình sự của nhà nước ta trong nhiều năm qua đã giúp cho hệ thống cơ quan pháp luật không ngừng lớn mạnh và công tác xử lý tội phạm hiệu quả hơn. Tuy nhiên những biến động về kinh tế, xã hội cộng với xu hướng tồn cầu hóa cho thấy hệ thống pháp luật về phịng chống bn bán hàng cấm cần thiết được bổ sung những mảng còn thiếu và sửa đổi cho phù hợp, nhất là phải hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động KSĐT các vụ án buôn bán hàng cấm của VKSND.

- Nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo, điều hành cơng tác THQCT, KSĐT các vụ án hình sự nói chung. Theo khoản 1 Điều 7 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì: “ Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh

đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao” [26]. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của người đứng đầu Viện kiểm

sát nhân dân các cấp. Viện trưởng không chỉ là người giữ vai trò quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt chung của đơn vị mà là người có vai trị quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ cho thấy các vụ án nói chung và các vụ án buôn bán hàng cấm nói riêng ngày càng tăng về số lượng và tính chất, thủ đoạn thực hiện hành vi ngày càng phức tạp. Trong khi đó, số lượng Kiểm sát viên và cán bộ trực tiếp làm công tác thực hành quyền

công tố và kiểm sát điều tra cịn mỏng. Do đó, Lãnh đạo đơn vị cần phải thường xuyên quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra. Cần theo dõi chặt chẽ, sát sao mọi hoạt động tham gia tố tụng của cán bộ, Kiểm sát viên để kịp thời phát hiện mọi thiếu sót, vi phạm của cán bộ, Kiểm sát viên để có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời. Thực tế đã cho thấy, trong thời gian qua, Lãnh đạo viện đã quan tâm chi đạo nghiệp vụ chặt chẽ, kịp thời, do đó đã kịp thời phát hiện những thiếu sót của cán bộ, Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ. Chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra được nâng cao cao rõ rệt. Điều này cho thấy năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo đơn vị trong công tác thực hành quyền công tố - kiểm sát điều tra, qua đó khẳng định tiếng nói và uy tín của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ nói riêng và của ngành kiểm sát nhân dân nói chung đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan tư pháp trên địa bàn huyện.

- Nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát – Tịa án. Mặc dù là cơ quan có vị trí, chức năng đặc biệt trong hệ thống các cơ quan tư pháp song việc thực thi chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát chỉ có thể thực hiện được khi đặt nó trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Trong giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, đó là mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong giải quyết các vụ án hình sự, trong giai đoạn thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử là mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án. Đây là mối quan hệ độc lập dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật trong các hoạt động chức năng suốt q trình điều tra, đảm bảo quyền, lợi ích của công dân và các tổ chức xã hội. Các mối quan hệ đó có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình giải quyết các vụ án hình sự trong đó nhận thức, thái độ và sự tuân thủ pháp luật, chất lượng của công tác thực hiện chức năng của Cơ quan điều tra và các Điều tra viên - những người trực tiếp tiến hành hoạt động tố tụng

có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phối hợp trên, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ và Lãnh đạo Cơ quan điều tra, Tòa án đã tăng cường công tác phối hợp, trao đổi giữa ba ngành theo đúng quy chế phối hợp liên ngành đã được thống nhất trước đó. Lãnh đạo ba ngành đã tổ chức các cuộc họp liên ngành để bàn thống nhất đường lối, quan điểm xử lý đối với một số vụ án phức tạp. Trong thời gian qua khơng có tình trạng Viện kiểm sát khơng phê chuẩn hoặc huỷ bỏ các quyết định của Cơ quan điều tra. Ngoài sự tác động, phối hợp giữa lãnh đạo ba ngành thì mối quan hệ phối hợp giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán thụ lý vụ án là hết sức cần thiết và quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án buôn bán hàng cấm từ thực tiền huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)