Điều 166. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.
5. Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:
a) Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật;
b) Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;
c) Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra.
6. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra. 7. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.
8. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này [12].
1.2.1.1. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật;
Kiểm sát điều tra là một trong số các nhiệm vụ (và quyền hạn) của Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Điều này có nghĩa là hoạt động điều tra là hoạt động tư pháp, Cơ quan điều tra là cơ quan tư pháp, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên là các chức danh tư pháp và mọi hoạt động theo Luật Tố tụng Hình sự của cơ quan và các chức danh này phải chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát.
Tuy nhiên, khi kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát cịn có quyền hạn và đồng thời là trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng
Vấn đề đặt ra là: Vậy Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng như thế nào và có quyền hạn, trách nhiệm đến đâu trong lĩnh vực này? Bộ luật Tố tụng hình sự, cho đến nay, vẫn chưa có những quy định cụ thể, khả thi cho phép Viện kiểm sát tiến hành các hành vi tố tụng và ra các quyết định tố tụng thích hợp phục vụ mục tiêu kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng. Bù lại, Điều 168 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Những quyết định, yêu cầu của… Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành”. Vận dụng quy định này và một số quy định khác như giải quyết khiếu nại, tố cáo; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; xem xét, cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa.v.v.., Viện kiểm sát thực tế đã tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng.
1.2.1.2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS.
Theo quy định của BLTTHS 2015, khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra (khoản 3- Điều 166 BLTTHS 2015). Nhằm đảm bảo việc điều tra vụ án đúng thẩm quyền, Bộ luật đã bổ sung đầy đủ các trường hợp Viện kiểm sát quyết định chuyển vụ án gồm: khi có đề nghị của cơ quan điều tra cùng cấp; khi cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra; khi Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng cơ quan điều tra; khi Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định (Điều 169 BLTTHS 2015). Ngoài ra, khi cơ quan tiến hành nhập, tách vụ án để điều tra; thì quyết định nhập tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí
với quyết định nhập, tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ.
Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra. Sau khi Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với can. (Điều 447 và Điều 449 BLTTHS 2015).
Để quá trình điều tra vụ án được diễn ra một cách nhanh chóng, khách quan, toàn diện, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra; xử lý nghiêm minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng. Đồng thời, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Ngồi ra, khi thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân cịn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, với những nội dung được trình bày trên đây cho thấy, trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng có vai trị chủ đạo và quyết định. So với BLTTHS 2003 thì việc BLTTHS 2015 quy định chi tiết, rõ ràng hơn nhiệm vụ của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự đã thể chế hóa chủ trương của Đảng “để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện
pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” [14] đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và Luật
tổ chức VKSND năm 2014. Qua đó, cũng góp phần tăng cường việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng như tạo điều kiện cho các cơ quan này và Viện kiểm sát phối hợp chặt chẽ hơn trong giai đoạn điều tra, tạo ra sự chế ước lẫn nhau với mục đích cao nhất là đảm bảo quá trình điều tra diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
1.2.2 Khái lược về sự phát triển quy định của pháp luật về kiểm sát điều tra vụ án buôn bán hàng cấm.