bán hàng cấm của VKSND huyện Đại Từ.
Thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị, cơng tác tác kiểm sát hoạt điều tra của VKSND huyện Đại Từ trong những năm gần đây đạt được những kết quả đáng ghi nhận. VKSND huyện Đại Từ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động điều tra, kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, việc áp dụng, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và các hoạt động khác, nâng cao chất lượng điều tra, làm rõ cơ sở cho việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội. Điều đó thể hiện ở số lượng và chất lượng các vụ án hình sự mà VKS huyện Đại Từ đã giải quyết nói chung và kiểm sát hoạt động điều tra tội phạm buôn bán hàng cấm nói riêng.
Theo số liệu thống kê của VKSND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2015 VKSND huyện Đại Từ kiểm sát điều tra 02 vụ/02 bị can [20]. Đến năm 2016 tình hình tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung, tội bn bán hàng cấm có tăng về số bị can nhưng khơng đáng kể VKSND huyện Đại Từ đã kiểm sát điều tra là 02 vụ/04 bị can [21]. So với năm 2016, năm 2017 Công an huyện Đại Từ đã điều tra, phát hiện 03vụ/03 bị can có hành vi bn bán hàng cấm, cụ thể Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Từ đã thu giữ hơn 50kg pháo nổ có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc cùng với đó VKSND huyện Đại Từ đã kiểm sát điều tra 03vụ/03 bị can [22]. Năm 2018 số vụ án mà Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Từ đã khởi tố, VKSND huyện Đại Từ đã kiểm sát điều tra 04 vụ/05 bị can về tội buôn bán hàng cấm, điều này cho thấy so với năm 2017 tội phạm buôn bán hàng cấm tăng nhưng không đáng kể [23]. Năm 2019 số vụ mà VKSND huyện Đại Từ đã kiểm sát điều tra là 04 vụ/07 bị can,
điều này chứng tỏ số vụ án về tội bn bán hàng cấm có chiều hướng tăng về số bị can [24].
Phân tích theo thời gian có thể thấy số lượng vụ án bn bán hàng cấm ngày càng tăng, qua đó cũng cho thấy về quy mơ, tính chất của hành vi phạm tội có sự chuyển biến theo hướng ngày càng phức tạp, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau và tội phạm có tổ chức xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Mặc dù tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp theo chiều hướng ngày càng tăng về số lượng, vụ án có tính chất, mức độ nghiêm trọng nhưng ngành KSND huyện Đại Từ đã có sự cố gắng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, bảo đảm công tác đấu tranh chống và phịng chống tội phạm có kết quả.
Bảng 2.1. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND huyện Đại Từ, kết quả từ năm 2015 - 2019.
Năm
Tổng số thụ lý của VKS (Vụ/bị can)
Giải quyết của Viện kiểm sát
Tổng số giải quyết (vụ/bị can) Tỷ lệ giải quyết (%) Trong đó Truy tố (Vụ/bị can) Tỷ lệ/án giải quyết (%) Đình chỉ/Trả hồ sơ điều tra bổ sung Tỷ lệ/án giải quyết (%) 2015 02/02 02/02 100% 02/02 100% 00 00% 2016 02/04 02/04 100% 02/04 100% 00 00% 2017 03/03 03/03 100% 03/03 100% 00 00% 2018 04/05 04/05 100% 04/05 100% 00 00% 2019 04/07 04/07 100% 04/07 100% 00 00%
Tổng số
vụ 15 15 100% 15 100%
Tổng số
bị can 21 21 100% 21 100%
Nguồn: Thống kê của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ 2.2.1.1. Kiểm sát điều tra trong khởi tố vụ án, khởi tố bị can
Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can là những hoạt động tố tụng quan trọng, trong đó việc khởi tố bị can làm ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân cho nên lãnh VKSND huyện Đại Từ luôn thận trọng khi ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và chỉ đạo sát sao KSV trong việc kiểm sát hoạt động khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Do đó, khi được phân cơng KSĐT vụ án buôn bán hàng cấm ở giai đoạn này, KSV đã kiểm sát chặt chẽ việc gửi kịp thời quyết định khởi tố vụ án, tránh được tình trạng CQĐT chỉ gửi khi cần có sự phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, đảm bảo kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của các quyết định đó ngay từ đầu. Khi tiến hành phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, KSV đã luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, phối hợp chặt chẽ với ĐTV ngay từ đầu xem xét, đánh giá chứng cứ hoặc trực tiếp lấy lời khai ban đầu các đối tượng nên các quyết định phê chuẩn đều có căn cứ, góp phần khơng nhỏ vào việc hạn chế tỷ lệ oan, sai và bỏ lọt tội phạm, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân ngay từ giai đoạn đầu của tố tụng hình sự.
Điểm hình như vụ án Nguyễn Tiến Dũng và Lại Tuấn Trường bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Buôn
bán hàng cấm” quy định tại điểm c khoản 3 Điều 190 Bộ luật hình sự, cụ thể
Hồi 02 giờ 30 phút ngày 08/4/2018 Tổ cơng tác Cơng an xã Bình Thuận và Công an huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tiến hành tuần tra trên địa bàn xóm Thanh Phong 14, xã Bình Thuận, huyện Đại Từ phát hiện Nguyễn Tiến Dũng, và Lại Tuấn Trường đang có hành vi bn bán (Pháo nổ). Tổ cơng tác đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với Dũng và Trường. Thu giữ vật chứng gồm:
- 160 hộp (Loại 36 vật/hộp) bên trong chứa các vật hình trụ dài 15cm, đường kính 2,4cm;
- 1582 vật dạng hình bóng đèn, phần hình trụ dài 03cm, đường kính 2,5cm, phần hình cầu có chu vi 14cm;
- 01 bánh được nối bằng các vật hình trụ có kích thước dài 03cm, đường kính 01cm và cuộn trịn;
- 01 xe ô tô nhãn hiệu Kia moning màu xám, BKS 20A-18399; - 01 chứng minh nhân dân mang tên Lại Tuấn Trường;
- 01 điện thoại di động nhãn hiệu SamSung màu đen, đã qua sử dụng. Vụ việc được chuyển đến cơ quan cảnh sát điều tra, công an huyện Đại Từ để xử lý theo thẩm quyền.
Ngày 8/4/2018 Cơ quan điều tra đã tiến hành khám xét khẩn cấp người, nơi ở , đồ vật của Lại Tuấn Trường và Nguyễn Tiến Dũng kết quả: Thu giữ của Nguyễn Tiến Dũng 01 điện thoại di động nhãn hiệu Nokia đã qua sử dụng. Cơ quan Cảnh sát điều tra, công an huyện Đại Từ đã tiến hành cân số vật chứng nghi là pháo thu giữ của Dũng và Trường, Kết quả:
- 160 hộp (Loại 36 vật/hộp) bên trong chứa các vật hình trụ dài 15cm, đường kính 2,4cm có khối lượng là 212,4kg;
- 1582 vật dạng hình bóng đèn, phần hình trụ dài 03cm, đường kính 2,5cm, phần hình cầu có chu vi 14cm có khối lượng là 59,4kg;
- 01 bánh được nối bằng các vật hình trụ có kích thước dài 03cm, đường kính 01cm và cuộn trịn có khối lượng 2,2kg;
Tổng số pháo thu giữ có khối lượng là 274kg, Cơ quan điều tra đã lấy mẫu (ký hiệu M1) là 0,2kg gửi giám định.
Tại kết luận giám định số 573/KL-PC54 ngày 16/4/2018 của Phịng kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Thái Nguyên kết luận:
- 03 vật hình trụ dài 15cm, đường kính 2,4cm, ký hiệu M1 là pháo , có đầy đủ đặc tính của pháo nổ (có chứa thuốc pháo và khi bị kích thích hoặc đốt có gây ra tiếng nổ);
- 03 vật dạng hình bóng đèn trịn, phần hình trụ dài 03cm, đường kính 2,5cm, phần hình cầu có chu vi 14cm ký hiệu M1 là pháo, có đầy đủ đặc tính của pháo nổ (có chứa thuốc pháo và khi bị kích thích hoặc đốt có gây ra tiếng nổ);
- 05 vật hình trụ kích thước dài 03cm, đường kính 01cm, ký hiệu M1 là pháo nổ (có chứa thuốc pháo và khi bị kích thích hoặc đốt có gây ra tiếng nổ).
Lời khai của Nguyễn Tiến Dũng và Lại Tuấn Trường phù hợp với nhau và phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án như: Biên bản bắt người phạm tội quả tang, lời khai người làm chứng, vật chứng thu giữ, kết luận giám định. Đối với các vụ án này được Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Từ khởi tố trong trường hợp CQĐT bắt quả tang đối tượng phạm tội, chứng cứ rõ ràng, chắc chắn cho nên việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đều đảm bảo đúng căn cứ pháp luật và VKSND huyện Đại Từ đã tiến hành phê chuẩn nhanh chóng và đảm bảo tính khách quan của vụ án.
2.2.1.2. Kiểm sát điều tra trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Để đảm bảo công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, tránh vi phạm quyền tự do, bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, KSVND huyện Đại
Từ luôn thận trọng, nghiên cứu kỹ các quyết định này của CQĐT, kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của từng trường hợp tạm giữ, tạm giam trong các vụ án. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn này, KSV phải tổng hợp đánh giá toàn diện các tài liệu liên quan đến việc khởi tố như kết quả xác minh đơn tố giác, lời khai người làm chứng, bị can, biên bản bắt quả tang, biên bản thu giữ, niêm phong vật chứng, kết quả giám định…qua đó thấy đủ căn cứ để khẳng định bị can phạm tội buôn bán hàng cấm và đề xuất lãnh đạo phê chuẩn lệnh gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam bị can. Thực tiễn cho thấy việc áp dụng biện pháp tạm giữ trong các vụ án buôn bán hàng cấm chủ yếu để có thời gian giám định đặc tính của pháo nổ có chứa thuốc pháo và khi bị kích thích hoặc đốt có gây tiếng nổ hay khơng.
Việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong các vụ án bn bán hàng cấm mang tính nhạy cảm nên KSV huyện Đại Từ rất cân nhắc, hết sức thận trọng khi áp dụng biện pháp này. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với những bị can giữ vai trò thứ yếu trong vụ án, bị can là người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ có thai hoặc ni con dưới 36 tháng tuổi. Ngồi ra, biện pháp ngăn chặn có thể bị hủy bỏ khi cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác. Trên địa bàn huyện Đại Từ, sau khi các cơ quan tố tụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam thì chủ yếu áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hỗn xuất cảnh đối với các bị can. Tính từ năm 2015 đến năm 2019, VKSND huyện Đại Từ đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất hoặc lần thứ hai 21 đối tượng, phê chuẩn lệnh tạm giam 21 bị can; hủy bỏ lệnh tạm giam 05 trường hợp, hủy bỏ lệnh tạm giam thay đổi thành biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hỗn xuất cảnh 05 bị can. Nhìn chung, VKSND huyện Đại Từ đã nâng cao trách nhiệm và có nhiều tiến bộ trong hoạt động kiểm sát việc áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra các vụ án
buôn bán hàng cấm, các hoạt động này đã được thực hiện thận trọng và chính xác hơn. Tuy nhiên, trong hoạt động kiểm sát việc áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, ở một số vụ án cịn bộc lộ những thiếu sót, vi phạm để bị can tiếp tục phạm tội và làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tung nói chung và của VKSND huyện Đại Từ nói riêng. Đơn cử như vụ án Nguyễn Thị Hường và Trần Đắc Thảo đã có hành vi bn bán 112kg pháo (có đầy đủ đặc tính của pháo nổ, có chứa thuốc pháo và khi bị kích thích hoặc đốt có gây tiếng nổ) vào ngày 28/11/2018 tại xóm La Dây, xã Hồng Nơng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Từ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Hường và Thảo theo điểm g, khoản 2 Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), đề nghị áp dụng biện pháp tạm giam, tuy nhiên VKSND huyện Đại Từ từ chối phê chuẩn Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Thị Hường với lý do bị can Hường đang mang thai 17 (mười bẩy) tuần. Sau đó trong quá trình được tại ngoại, ngày
20/12/2018 bị can Hường tiếp tục thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Từ bắt quả tang và khởi tố.
2.2.1.3. Kiểm sát điều tra một số hoạt động điều tra khác đối với vụ án buôn bán hàng cấm
- Kiểm sát điều tra việc trưng cầu giám định trong vụ án buôn bán hàng cấm
Hoạt động kiểm sát hoạt động giám định của Giám định viên là những hoạt động khơng thể coi nhẹ trong q trình KSĐT của Viện kiểm sát. Cho nên trong quá trình điều tra, KSV phải chủ động, phát hiện kịp thời những vấn đề, những tình tiết cần giám định. Đối với hoạt động điều tra các vụ án bn bán hàng cấm, thì hoạt động trưng cầu giám định chủ yếu là trưng cầu giám định là pháo nổ, có chứa thuốc pháo và khi bị kích thích hoặc đốt có gây ra tiếng nổ hay khơng từ đó làm căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xác định khung
hình phạt. Xác định vai trò và tầm quan trọng của hoạt động này, VKSND huyện Đại Từ luôn thực hiện công tác giám sát chặt chẽ về thủ tục thu giữ các vật chứng, cơng tác niêm phong, việc lấy mẫu đóng gói niêm phong gửi đến cơ quan giám định. Trong 15 vụ án đã khởi tố thì trưng cầu giám định đều là pháo nổ, có chứa thuốc pháo và khi bị kích thích hoặc đốt có gây ra tiếng nổ. Trong việc giám định khơng có trường hợp nào phải giám định bổ sung hoặc giám định lại, điều đó cho thấy cơng tác giám sát ln thực hiện đúng quy định pháp luật.
- Trong hoạt động lấy lời khai đối tượng, hỏi cung bị can trong vụ án buôn bán hàng cấm
Viện kiểm sát nhân dân huyện Đại Từ luôn thực hiện công tác giám sát chặt chẽ hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai đối tượng. KSV thường thận trọng chú ý kiểm tra những lời khai ngay khi lập biên bản phạm tội quả tang, khi đối tượng vừa bị bắt, lời khai nhận tội và khai ra đồng bọn của những người lần đầu phạm tội, bởi vì những lời khai ban đầu ln có độ tin cậy cao hơn và có căn cứ buộc tội vững chắc sau này nếu bị can phản cung. Tất cả các lời khai của bị can trong quá trình điều tra được các KSV nghiên cứu kỹ, ghi chép và photocopy đóng dấu kiểm sát tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS. Trong trường hợp CQĐT yêu cầu hoặc trước khi kết thúc điều tra mà lời khai bị can lúc nhận tội, lúc chối tội thì KSV đã phối hợp với ĐTV trực tiếp hỏi cung bị can để làm rõ, quá trình hỏi cung, lấy lời khai được thực hiện đúng quy định, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của bị can và các đối tượng. Nhất là những vụ án phức tạp, có tổ chức và nhiều bị can thì KSV phải tiến hành phúc cung bị can hoặc tham gia cùng với ĐTV lấy lời khai đối tượng, hỏi cung bị can ngay từ đầu để làm rõ nội dung khách quan của vụ án và nắm bắt