Nội dung phát triển nguồn nhânlực trong tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại viện nghiên cứu ấn độ và tây nam á (Trang 29 - 37)

mới sáng tạo và tính thích ứng của với công việc hiện tại hoặc công việc trong tương lai. Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của các cán bộ trong tổ chức và tạo ra sự gắn bó của cán bộ, công nhân viên với tổ chức.

Về phía tổ chức:

Tổ chức nghiên cứu khoa học thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, cải thiện năng suất lao động trong hoạt động nghiên cứu. Thông qua đó, chất lượng thực hiện các đề tài, sản phẩm khoa học cũng tăng lên.

Các tổ chức cũng sẽ giảm được hoạt động giám sát giám sát, tạo được tính tự giác và trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu. Do đó, tính ổn định và năng động của tổ chức sẽ được nâng cao

Thêm nữa, nguồn nhân lực trong tổ chức thông qua đó sẽ luôn được duy trì và nâng cao chất lượng đáp ứng được nhiệm vụ mà tổ chức nghiên cứu khoa học đề ra.

1.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức nghiên cứukhoa học khoa học

1.2.1. Đảm bảo về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

Về số lượng

Số lượng nguồn nhân lực trong tổ chức nghiên cứu khoa học công lập là biểu thị về mặt định lượng, nó phản ánh quy mô của đội ngũ cán bộ trong tổ chức, tương xứng với quy mô của mỗi cơ quan nghiên cứu khoa học. Một

tổ chức nghiên cứu khoa học cần đảm bảo số lượng cán bộ nghiên cứu thực hiện được đầy đủ các chức năng của một tổ chức nghiên cứu khoa học công lập là nghiên cứu, đào tạo, tư vấn chuyển giao…

Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của mỗi cơ sở nghiên cứu phụ thuộc vào quy mô phát triển của cơ sở nghiên cứu; quy mô mức độ, tính chất phức tạp của đối tượng nghiên cứu; nhu cầu và định hướng nghiên cứu cũng như những yếu tố khách quan như: chỉ tiêu biên chế công chức của cơ quan, các chế độ chính sách đối với cơ quan nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, muốn đảm bảo chất lượng của các hoạt động thì dù trong điều kiện nào người quản lý phải quan tâm đến việc giữ cân bằng động về số lượng cán bộ nghiên cứu với nhu cầu và quy mô phát triển của cơ sở nghiên cứu.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu khoa học đang ngày càng được đẩy mạnh nhất là trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và tư vấn chính sách, điều này cần một đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu liên ngành cùng hợp sức thực hiện. Do đó, đảm bảo số lượng nhân lực cho nghiên cứu là hết sức quan trọng.

Về cơ cấu

Bên cạnh phát triển về số lượng, cần chú ý đến cơ cấu nguồn nhân lực của tổ chức. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện các chức năng của chỉnh thể” . Như vậy, cơ cấu đội ngũ cán bộ NCKH là một thể thống nhất, để đảm bảo công tác phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức đạt hiệu quả cao thì nguồn nhân lực phải đảm bảo tính hợp lý:

Về cơ cấu tỷ lệ cán bộ nghiên cứu và cán bộ phục vụ nghiên cứu: đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa cán bộ NCKH trong tổ chức và khối nghiên cứu phù hợp với quy mô và nhiệm vụ nghiên cứu của từng lĩnh vực trong cơ quan. Phải nắm vững về cơ cấu của tổ chức, các chuyên môn hiện đang được đầu tư số lượng các nhà khoa học có hợp lý hay chưa, khối phục vụ có đáp ứng được các yêu cầu hỗ trợ nghiên cứu hay cần bổ sung hay dịch chuyển cơ cấu hay không.

Cơ cấu giữa các phòng ban: là đảm bảo cho sự phân bố hợp lý nguồn nhân lực giữa các phòng ban để có thể phối hợp và đảm bảo cho việc thực hiên các nhiệm vụ nghiên cứu. Trong một tổ chức nghiên cứu khoa học thì thường sẽ có nhiều phòng ban với các nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như đầu vào, yêu cầu nghiên cứu và hướng phát triển nghiên cứu của mỗi cán bộ mà việc sắp xếp số lượng nhân lực vào các phòng ban sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cơ cấu này vẫn cần đảm bảo được yêu cầu về nhiệm vụ đã đề ra.

Cơ cấu về thâm niên công tác: Thâm niên tính bằng số năm công tác trong cơ quan đơn vị hoặc cơ quan khác cùng ngành. Ở cơ quan nghiên cứu khoa học, các cán bộ nghiên cứu giàu kinh nghiệm là lợi thế lớn cho các hoạt động chuyên môn của cơ quan. Bên cạnh đó, các cán bộ giàu kinh nghiệm sẽ góp phần đào tạo, dìu dắt các cán bộ nghiên cứu trẻ, mới và thiếu kinh nghiệm.

Cơ cấu về lứa tuổi: Mặc dù trong cơ quan nghiên cứu cần nhiều cán bộ có thâm niên công tác phục vụ chuyên môn nghiên cứu những vẫn cần phải đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong cơ quan nghiên cứu, không nên già hóa lực lượng nghiên cứu, tránh sự hụt hẫng về đội ngũ nghiên cứu trẻ kế cận, dó đó công tác bồi dưỡng thực hiện chuyển giao, bổ nhiệm mới là hết sức quan trọng. Trong việc phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu về độ tuổi là rất quan trọng trong việc đảm bảo lực lượng kế cận có đủ để thay thể, phát triển thông qua quy hoạch bố trí sử dụng hợp lý.

Cơ cấu về giới tính: giới tính trong cơ quan cần giữ được tỷ lệ thích hợp giữa cán bộ nam và nữ trong từng bộ phận phục vụ nghiên cứu, các phòng ban và trung tâm nghiên cứu. Cơ cấu này ổn định giúp cho sự phát triển các nguồn lực hài hòa và bố trí sử dụng hợp lý nguồn nhân lực nghiên cứu.

1.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thực tế đã chỉ ra rằng: trong bất kì cơ quan nghiên cứu nào thì nguồn nhân lực (chủ yếu là cán bộ nghiên cứu) là chủ thể của quá trình nghiên cứu, là nhân tố quan trọng quyết định đến việc đảm bảo chất lượng của các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Các công trình nghiên cứu có khả thi hay không, đề tài đặt ra đạt được mục tiêu nghiên cứu hay không sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng yếu tố về chất lượng cán bộ nghiên cứu là yếu tố đóng vai trò quyết định. Phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức nghiên cứu khoa học công lập là phát triển về các mặt sau: Phát triển về kiến thức chuyên môn, về kỹ năng và về ý thức trách nhiệm.

Về trình độ kiến thức chuyên môn

Trình độ chuyên môn là yếu tố phản ánh khả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong tổ chức nghiên cứu khoa học, là điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động nghiên cứu. Trình độ thể hiện ở trình độ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng nghiên cứu, khả năng tiếp cận và cập nhật với những thành tựu của thế giới, những tri thức KH – CN hiện đại, những đổi mới trong thực tiễn công tác để vận dụng trực tiếp vào hoạt động trong tổ chức nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí đánh giá này thể hiện ở bằng cấp, các khóa học đã trải qua, ở khả năng học tập và phát triển quá trình làm việc. Do đặc thù của hoạt động trong tổ chức nghiên cứu khoa học là họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức…, đạt được từ các hoạt động trong tổ chức nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Người cán bộ nghiên cứu muốn thực hiện đề tài trong tổ chức nghiên cứu khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp. Quá trình đó giúp các cán bộ nghiên cứu có

được phương pháp làm việc kha học, tư duy tốt hơn, kiến thức chuyên môn phát triển …để đạt nhiều thành tựu hơn trong công việc.

Về kỹ năng chuyên môn

Bên cạnh đó, công việc trong tổ chức nghiên cứu khoa học còn là công việc đòi hỏi sự sáng tạo nên ngoài những kiến thức, những tri thức được tích lũy thì để đáp ứng được yêu cầu của công việc đội ngũ cán bộ NCKH còn có khả năng nghiên cứu, khả năng tiếp cận vấn đề theo nhiều hướng. Các khả năng bao gồm thiết kế các mẫu khảo sát nghiên cứu, là thu thập thông tin rồi khả năng phỏng vấn sâu, sau đó cần biết xử lý, phân tích số liệu... vì thế người cán bộ NCKH phải có linh hoạt, phải có trình độ về nhiều lĩnh vực thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc này.

Các sản phẩm nghiên cứu dù có tốt đến đâu nếu không được truyền tải hoặc diễn giải cho người khác hiểu thì sản phẩm đó cũng kém phần giá trị. Vì vậy, kỹ năng thuyết trình trong nghiên cứu là đặc biệt quan trọng. Nhiều người có khả năng nghiên cứu tốt nhưng thuyết trình kém và ngược lại. Vì vậy, để vừa có khả năng nghiên cứu tốt cùng với kỹ năng thuyết trình tốt đòi hỏi phải có sự rèn luyện và học hỏi cao. Ngoài các kỹ năng thuyết trình, đối với nhà nghiên cứu, kỹ năng viết các đề xuất nghiên cứu, kỹ năng sử dụng các phần mềm vào phân tích các dữ liệu nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm hoặc độc lập cũng rất quan trọng hiện nay. Những kỹ năng này đòi hỏi người nghiên cứu phải học tập và thực hành thường xuyên tạo ra sự thuần thục trong công việc.

Ngoại ngữ và tin học, thuyết trình nghiên cứu trong xu thế phát triển hiện nay là những kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp các cán bộ khoa học tiếp cận với các thông tín các nghiên cứu cập nhật thế giới, nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu khoa học thông qua tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế. Nhờ chính sách khuyến khích tự đào tạo và bắt buộc đào tạo và tinh thần tự học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ về ngoại ngữ và tin học của cán bộ

nghiên cứu đã được cải thiện rất nhiều, qua đó giúp phát triển trình độ chuyên môn cho các cán bộ khoa học hiện nay.

Về phẩm chất, ý thức trách nhiệm

Phẩm chất, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ viên chức trong tổ chức khoa học là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực trong tổ chức nghiên cứu khoa học. Phẩm chất tạo nên linh hồn và sức mạnh của cán bộ nghiên cứu.

Ngoài việc phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề nghiên cứu thì người cán bộ trong tổ chức NCKH cần có bản lĩnh chính trị vững vàng; có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội; có sự kỷ luật lao động và khoa học; có sự chia sẻ và đoàn kết trong cơ quan . Trước hết ở trình độ lý luận, khả năng nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn. Bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp người cán bộ NCKH có niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước và có khả năng xử lý những tình huống chính trị nảy sinh trong hoạt động NCKH. Ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học không thể không theo đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Để đảm bảo chất lượng, tiến độ của công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đòi hỏi ý thức trách nhiệm rất cao của người cán bộ nghiên cứu trong việc thực hiện. Trên thực tiễn, các công trình khoa học hiện nay không mang lại tính ứng dụng thực tiễn cao có nguyên nhân chủ yếu đến từ ý thức trách nhiệm yếu kém trong hoạt động nghiên cứu. Bởi vậy nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ là nội dung quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức nghiên cứu khoa học.

Trong nghiên cứu khoa học, khả năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Thái độ của một người có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc nhóm của người đó.

Để rèn luyện phẩm chất và ý thức trách nhiệm của cán bộ viên chức, ngoài việc nỗ lực bản thân, tổ chức đóng vai trò quyết định. Tổ chức sẽ là chủ thể đề ra các qui định, các luật chơi để điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong tổ chức.

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức nghiên cứu khoa học

Thứ nhất về số lượng và cơ cấu nhân lực:

Số lượng là tổng số cán bộ viên chức làm việc tại tổ chức ở thời điểm xem xét. Số lượng gia tăng là thể hiện sự lớn mạnh và phát triển của tổ chức. Giả định rằng chất lượng của nhân lực đảm bảo yêu cầu, thì số lượng nhân lực gia tăng chắc chắn năng lực hoạt động của tổ chức đó sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, số lượng nhân lực không tăng hoặc thậm chí giảm nhẹ cũng không có nghĩa năng lực hoạt động của tổ chức đó sẽ giảm đi. Điều này còn phụ thuộc vào chất lượng của nhân lực trong tổ chức đó. Nếu số lượng ít nhưng “tinh chất” thì vẫn đảm bảo năng lực hoạt động của tổ chức.

Về cơ cấu, là sự phù hợp về sự phân bố giữa các nhóm trong tổ chức. Có cơ cấu về phòng ban, có cấu nhóm tuổi, cơ cấu về ngành và lĩnh vực chuyên môn, cơ cấu về nhóm kinh nghiệm v.v...

Thứ hai, về chất lượng nhân lực:

Do đặc thù cơ cấu tổ chức của cơ quan nghiên cứu chia thành hai khối rõ rệt là khối nghiên cứu (cán bộ chuyên môn) và khối hỗ trợ nghiên cứu (cán bộ chức năng) nên tiêu chí đánh giá của hai nhóm này có những điểm chung và điểm riêng:

Bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, trình độ học vấn: thể hiện được khả năng mà người lao động có tiếp thu những kiến thức chuyên môn, kĩ thuật, thông thạo hiểu biết về chính trị - xã hội. Tiêu chí này được liên tục cập

nhất và nâng cao thông qua quá trình công tác học tập suốt đời của mỗi cá nhân”

Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trí lực người lao động, là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực nói chung và đặc biệt là trong các tổ chức nghiên cứu khoa học. Nó là nền tảng để các cán bộ có khả năng nắm bắt được những kiến thức chuyên môn phục vụ trong quá trình nghiên cứu sau này. Đây cũng là cơ sở giúp cơ quan nghiên cứu lập kế hoạch đào tạo trong chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn không chỉ ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức nghiên cứu khoa học. Tổ chức nào nào có tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp trên đại học, tiến sĩ càng lớn thì tổ chức đó có năng lực càng cao.

Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, trình độ ngoại ngữ: Trong thời đại hội nhập hiện nay, tiêu chí ngoại ngữ, tin học là một yêu cầu bắt buộc trong việc đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực nghiên cứu. Ngoại ngữ, tin học tốt giúp các cán bộ nghiên cứu tiếp cận được các tài liệu, phương pháp nghiên cứu mới tiên tiến của thế giới. Đồng thời, ngoại ngữ tốt mang lại cơ hội hợp tác trao đổi quốc tế, cơ hội đào tạo cho các cán bộ trẻ trong tổ chức.

Số lượng chất lượng các bài báo công bố, tư vấn chính sách, các đề tài thực hiện: đây là sản phẩm cuối cùng của công tác nghiên cứu khoa học và đây cũng là tiêu chí cụ thể nhất để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức nghiên cứu khoa học. Các cán bộ mỗi năm có bao nhiêu bài công bố, có công bố quốc tế không? tham gia bao nhiêu đề tài, chất lượng như thế nào? Trả lời các câu hỏi đó sẽ đánh giá được thực chất chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức.

Khả năng sử dụng kỹ năng mềm quan trọng trong công tác nghiên cứu bao gồm: Khả năng thuyết trình, Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại viện nghiên cứu ấn độ và tây nam á (Trang 29 - 37)