Kinh nghiệm phát triển nguồn nhânlực tại một số đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại viện nghiên cứu ấn độ và tây nam á (Trang 40)

1.4.1. Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Viện Khoa học tổ chức nhà nước là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ Nội vụ. Ngày 09/11/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 181-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, trong đó đổi tên Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Thông tin thành Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước. Năm 2008, Viện được đổi tên thành Viện Khoa học tổ chức nhà nước theo Quyết định số 1501/2008/QĐ-BNV ngày 02/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Với hơn 25 năm xây dựng và phát triển trong đó có nhiều lần thay đổi tên gọi, tổ chức và nhân sự, Viện phát triển ngày càng lớn mạnh, biên chế ban

đầu từ 6 cán bộ cho đến nay đến nay đã phát triển thành hơn 60 công chức, viên chức, người lao động trong đó đa số có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và được Viện tổ chức thành 10 đơn vị chức năng. Trong quá trình phát triển, đơn vị đã đạt được những thành tích xuất sắc trong công tác chuyên môn góp phần vào sự phát triển chung của Bộ Nội vụ, đồng thời khẳng định vai trò là Viện nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về tổ chức nhà nước và khoa học tổ chức nhà nước.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của của Viện là tăng cường số lượng và chất lượng của các cán bộ nghiên cứu, và cán bộ chức năng của Viện, qua đó hình thành một tập thể nghiên cứu và giảng viên có trình độ chuyên môn cao và đủ năng lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trong công tác tuyển dụng, ưu tiên những người có trình độ đào tạo từ thạc sỹ trở lên theo các chuyên ngành nghiên cứu mà Viện tập trung phát triển… Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, quản lý hành chính nhà nước, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu… cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý của Viện. Viện luôn tạo điều kiện cho các công chức, viên chức được đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ đúng chuyên ngành và phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, Viện Khoa học và tổ chức nhà nước cũng hết sức chú trọng bồi dưỡng phát triển cán bộ nghiên cứu trẻ, đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển khả năng, năng lực nghiên cứu, qua đó bồi dưỡng nhân tài tạo nguồn cho sự phát triển trong tương lai của Viện.

1.4.2. Viện Nghiên cứu sư phạm thuộc trường đại học sư phạm Hà Nội

Được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 2001 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, thời gian đầu, Viện Nghiên cứu Sư phạm chỉ có 4 cán bộ với sự chỉ đạo của PGS. TS. Viện trưởng Phạm Viết Vượng. Năm 2004, từ sự sát nhập các Trung tâm của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, VNCSP đã có 4 Trung tâm nghiên cứu và 1 đơn vị hành chính: Trung tâm

nghiên cứu Tâm lí học – sinh lí lứa tuổi, Trung tâm nghiên cứu Giáo dục học, Trung tâm nghiên cứu Giáo viên, Trung tâm nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục, Phòng Hành chính – Tổng hợp.

Viện đưa ra định hướng phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh phù hợp cho sự phát triển khoa học và công nghệ trong giai đoạn sau là triển khai xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để nuôi dưỡng các nhà khoa học xuất sắc và triển khai nghiên cứu phát triển công nghệ cốt lõi. Việc hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh có thể xen vừa là phương thức vừa là mục tiêu giúp Viện phát huy hết tiềm lực khoa học và công nghệ, hoàn thiện khả năng triển khai các nghiên cứu phức tạp và hình thành các lý thuyết khoa học, xây dựng các trung tâm nghiên cứu uy tín, nần tầm các giá trị khoa học và công nghệ qua đó có thể cạnh tranh với các Viện nghiên cứu cùng ngành trong nước và quốc tế, đưa định hướng nghiên cứu là động lực thúc đẩy sự phát triển của Viện. Viện Nghiên cứu Sư phạm đã hình thành được các nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu đạt chất lượng cao. Với định hướng như vậy, Viện Nghiên cứu Sư phạm trước hết phải có mô hình tổ chức phù hợp, đầu tư trang thiết bị hiện đại, hợp lí và thực thi chính sách dân chủ, khuyến khích tài năng. Việc triển khai các mô hình tích hợp đào tạo và nghiên cứu được tiến hành đồng thời với việc xây dựng các nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học đam mê nghiên cứu, có khả năng hợp tác. Ngoài ra, cần có cơ chế tuyển chọn, giao nhiệm vụ khoa học công nghệ cho các nhà khoa học đầu ngành. Từ các nhóm nghiên cứu, cần hướng tới xây dựng các trung tâm nghiên cứu. Các trung tâm này không nhất thiết phải được hình thành trên cơ sở các đơn vị hành chính mà là tập hợp nhiều nhà khoa học ở nhiều đơn vị khác nhau.

Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Sư phạm còn tập trung đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ

nghiên cứu của Viện nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ, tạo động lực thúc đẩy công việc nghiên cứu ngày càng mạnh hơn.

1.4.3. Bài học cho Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á

Qua các kinh nghiệm của các Viện nghiên cứu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển đội ngũ cán bộ NCKH ở Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á như sau:

Một là: Trong phát triển nguồn nhân lực, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ NCKH là vô cùng quan trọng vì yếu tố còn người là then chốt trong việc đáp ứng yêu cầu trình độ ngày càng cao của bối cảnh mới. Công tác đào tạo không chỉ tập trung vào chuyên môn mà còn về phải phát triển các kỹ năng về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, các công cụ nghiên cứu mới tiên tiến.

Thứ hai: nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ NCKH. các giải pháp để thưch hiện phải mang tính lâu dài và có liên hệ chặt chẽ với công tác quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan và các dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, xu hướng phát triển.

Thứ ba: Để đạt được đột phá trong nghiên cứu thì phải thu hút nhân tài thông qua xây dựng một chính sách linh hoạt và hiêu quả để thu hút và giữ chân nhân tài

Thứ tư: Các cấp lãnh đạo cần thể hiện sự quan tâm, động viên nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các cán bộ NCKH, tạo động lực phát triển công tác nghiên cứu qua đó xây dựng một được môi trường làm việc hiệu quả, trong đó các cán bộ nhân thức và nắm bắt được xu thế phát triển và có cơ hội để thăng tiến.

Thứ năm: Sự cần thiết của việc xây dựng chuẩn nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc đầu tư thêm cơ sở vật chất cho khoa học công nghệ và cập nhật các phương pháp nghiên cứu hiện đại

Thứ sáu: xác định thế mạnh nghiên cứu của Viện, tập trung vào thế mạnh của mình để phát triển đội ngũ cán bộ NCKH theo thế mạnh đó sẽ nâng cao hiệu quả và chất lượng của các công trình nghiên cứu, dần dần củng cố vị thế của Viện là Viện nghiên cứu hàng đầu cả nước về Giáo dục và Đào tạo.

Tiểu kết Chương 1

Căn cứ các tài liệu tham khảo của các tác giả cũng như một số tổ chức đã nghiên cứu về công tác phát triển nguồn nhân lực, luận văn nêu ra một số khái niệm về nguồn nhân lực vào phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức khoa học công lập, làm rõ vai trò, của phát triển nguồn nhân lực để thấy tầm quan trọng của công tác này đối với tổ chức khoa học công lập. Đồng thời, nghiên cứu các khung lý thuyết về công tác phát triển nguồn nhân lực từ nội dung đến các nhân tố ảnh hưởng. Luân văn cũng đưa ra kinh nghiệm từ công tác phát triển nguồn nhân lực của một số tổ chức khoa học công lập, từ đó làm cơ sở để luận văn có hướng tiếp cận với các công tác phát triển nguồn nhân lực của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á trong chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

VIỆN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ VÀ TÂY NAM Á

2.1. Khái quát về Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á

2.1.1. Khái quát chung

Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Viện Hàn lâm); có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á đặt dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm, chịu sự quản lý trực tiếp của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước về các lĩnh vực công tác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Viện có chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách của Đảng và Nhà nước; tổ chức tư vấn và đào tạo về những vấn đề cơ bản của khu vực Ấn Độ và Tây Nam Á; phát triển ngành nghiên cứu khoa học và giảng dạy về Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á; tham gia thúc đẩy việc mở rộng các quan hệ hợp tác khoa học và các lĩnh vực khác với Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á.

Nhiệm vụ và Quyền hạn (theo Qui định của Chính phủ tại Nghị định số Nghị định số 109/2012/NĐ-CP):

- Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận, chính sách và thực tiễn cơ bản về sự phát triển của Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á.

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu dài hạn, trung hạn và hàng năm; tổ chức, triển khai thực hiện các kế hoạch được Viện Hàn lâm phê duyệt và các nhiệm vụ nghiên cứu khác được Đảng và Nhà nước giao cho, có liên quan đến sự phát triển của Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á.

- Kết hợp nghiên cứu với đào tạo, tham gia đào tạo đại học, sau đại học phát triển nguồn nhân lực về Ấn Độ học và Tây Nam Á học theo yêu cầu của Viện Hàn lâm và đề nghị của các tổ chức, cơ quan liên quan.

- Tham gia góp ý và phản biện khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương và sự phân công của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Tổ chức tư vấn khoa học và cung cấp dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng khoa học với các tổ chức, cơ quan, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các nhà khoa học; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Trao đổi thông tin khoa học với các tổ chức, cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định; xây dựng và quản lý tư liệu, thư viện của Viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học; phổ biến và truyền bá các kết quả nghiên cứu khoa học, các kiến thức khoa học về Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á.

-. Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị; tài chính, tài sản của Viện theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 5 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định số 1063/ QĐ-Ttg về việc thành lập Viện Nghiên cứu Ấn Độ và

Tây Nam Á, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Từ lúc thành lập đến nay, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á đã xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Nghị định số 109/2012/NĐ-CP ngày 26/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á nỗ lực khẳng định vị trí và phát triển phù hợp với những định hướng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Cho đến nay, sau 8 năm xây dựng và trưởng thành, Viện nghiên cứu ẤnộĐvà Tây

Nam Á đã cơảnb ổn định tổ chức và đi vào hoạt động ngày càng hiệuừ quả. T

11 cán bộ ban đầu, đến nay, Viện đã có tổng số 29 cán bộ. Các hoạt động của Viện đã đi vào nề nếp và Viện đã có nhiều thành tích đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác như nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, công tác Đảng và đoàn thể…

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Lãnh đạo Viện

Ban lãnh đạo Viện gồm một Viện trưởng và một Viện phó, dưới Ban lãnh đạo là các phòng nghiên cứu và phòng chức năng nghiệp vụ. Các phòng này có một trưởng phòng theo qui định nhưng trên thực tế có phòng của Viện chưa có trưởng phòng mà do lãnh đạo Viện kiêm nhiệm, quản lý. Về cơ bản, các chức năng của Viện đã được thực hiện đầy đủ với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả.

Các phòng ban

Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á chia làm 2 khối rõ rệt về chức năng, nhiệm vụ: khối chuyên môn và khối chức năng, nghiệp vụ, bao gồm: a) Các phòng nghiên cứu khoa học:

(1). Phòng nghiên cứu Chính trị và An ninh; (2). Phòng nghiên cứu Kinh tế và Phát triển;

(3). Phòng nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa;

(4). Phòng nghiên cứu Quan hệ quốc tế và Hội nhập; b. Các phòng chức năng, nghiệp vụ:

(1). Phòng Tổ chức – Hành chính.

(2). Phòng Quản lý khoa học, Thư viện và Hợp tác quốc tế.

(3). Phòng Biên tập - Trị sự (tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á) Ngoài những phòng chuyên môn, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản là chủ yếu, Viện cũng đã thiết lập các Nhóm nghiên cứu liên ngành, phản ứng nhanh nhằm trả lời nhanh những vấn đề nghiên cứu đặt ra hoặc những sự kiện mới xuất hiện ở Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á, để báo cáo lãnh đạo Viện Hàn lâm phục vụ cho công tác tư vấn chính sách.

Tạp chí

Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á là cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, là tạp chí khoa học chuyên ngành, nơi đăng tải các kết quả nghiên cứu khoa học về khu vực Ấn Độ và Châu Á, là diễn đàn trao đổi học thuật, cung cấp thông tin về Ấn Độ, châu Á cũng như quan hệ Việt Nam với Ấn Độ và các nước khác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa, khoa học kỹ thuật – giáo dục đào tạo… Tạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại viện nghiên cứu ấn độ và tây nam á (Trang 40)