3.3.1. Khuyến nghị với chính phủ, bộ ban ngành trung ương
Để tạo bước đột phá trong việc phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới, đòi hỏi Chính phủ, Bộ Khoa học công nghệ và các ban ngành liên quan phải thực hiện đồng bộ, có hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện từ tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, trọng dụng nhân lực đặc thù, cụ thể như sau:
Một là, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, phải coi lao động khoa học và công nghệ là một loại hình lao động đặc thù và do vậy cần có tư duy phù hợp khi xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với nhân lực khoa học và công nghệ.
Hai là, có chiến lược và tầm nhìn dài hạn về công tác tạo nguồn cán bộ nghiên cứu khoa học, xây dựng và triển khai thực hiện bài bản, khoa học quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao; định hướng xem xét tạo nguồn từ cấp bậc phổ thông, đào tạo đại học và sau đại học theo các ngành, lĩnh vực được xác định gắn với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội. Việc xác định chiến lược đào tạo, tạo nguồn cán bộ nghiên cứu khoa học phải gắn liền với yêu cầu đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, trong đó chú trọng đến các ngành, lĩnh vực mang tính xuyên ngành, công nghệ sinh học, công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa và đào tạo kỹ năng mang tính toàn cầu.
Quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực nghiên cứu khoa học phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và thực hiện mối quan hệ ổn định, liên kết giữa doanh nghiệp với nhà khoa học để nâng cao tính ứng dụng của các sản phẩm nghiên cứu.
Ba là, đẩy mạnh phát triển nhân lực khoa học bao gồm việc đào tạo, đào tạo lại gắn liền với sử dụng và trọng dụng nhân tài; có chính sách để nuôi dưỡng tài năng đối với cán bộ khoa học trẻ, tạo nguồn tiến tới hình thành những nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư tâm huyết và gắn bó lâu dài với sự nghiệp nghiên cứu khoa học, có đủ năng lực chỉ đạo giải quyết những vấn đề khoa học trọng yếu của đất nước.
Chú trọng giải pháp đưa cán bộ nghiên cứu trẻ đi thực tập, làm việc tại các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, trường đại học của nước ngoài; tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật quốc tế song phương và đa phương; đồng thời xây dựng mạng lưới hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học nước ngoài và mở rộng các chương trình đào tạo ở nước ngoài để cán bộ khoa học được cọ xát môi trường học thuật quốc tế và được đào tạo trong hoạt động nghiên cứu và phát triển quốc tế. Ban hành cơ chế mang tính bắt buộc về việc đào tạo lại đối với nhân lực khoa học và công nghệ tùy theo từng lĩnh vực cụ thể.
Bốn là, hoàn thiện theo hướng đồng bộ và toàn diện chính sách đối với nhân lực nghiên cứu khoa học, nhất là nhân lực chất lượng cao, trong đó bao gồm chính sách tiền lương, thu nhập; các hoạt động tôn vinh, ghi nhận đối với đóng góp, cống hiến của trí thức khoa học; môi trường sống và làm việc thuận
lợi cho cá nhân nhà khoa học và gia đình họ; hạ tầng nghiên cứu tiên tiến, văn hóa học thuật lành mạnh. Đổi mới cơ chế, phương thức trả lương, thù lao cho các nhà khoa học theo thông lệ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Năm là, tăng cường việc quản lý, đón đầu, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực khoa học từ các lưu học sinh, nghiên cứu sinh giỏi, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài. Song song với đó là đầu tư tới ngưỡng để xây dựng một số cơ sở nghiên cứu có môi trường, điều kiện làm việc chuyên nghiệp, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ để thu hút và giữ chân được các nhà khoa học giỏi ở trong nước và thu hút các nhà khoa học từ nước ngoài đến làm việc. Thực tiễn cho thấy, môi trường học thuật và điều kiện nghiên cứu chuyên nghiệp là nhân tố có ý nghĩa quyết định để thu hút và giữ chân các nhà khoa học giỏi. Do vậy, cần tăng cường các hoạt động hợp tác trao đổi học thuật, giao lưu khoa học quốc tế để cập nhật, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực khoa học trong nước.
Sáu là, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, nhất là từ doanh nghiệp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực khoa học. Tăng cường huy động đầu tư ngoài ngân sách để phát triển tiềm lực, đặc biệt là cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức khoa học, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho nhân lực nghiên cứu khoa học.
Hội nhập quốc tế toàn diện với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học trên thế giới đã và đang đặt nước ta vào nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Hơn lúc nào hết chúng ta càng phải thực hiện một cách thực chất các giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện để phát triển nhân lực khoa học như các nghị quyết, văn kiện của Đảng đã khẳng định, đầu tư cho phát triển nhân lực khoa học là đầu tư cho phát triển bền vững đất nước; Đảng
và Nhà nước có trách nhiệm và chính sách phát triển, trọng dụng và phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
3.3.2. Khuyến nghị đối với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Mục tiêu phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là trở thành cơ quan nghiên cứu, đào tạo về khoa học xã hội và nhân văn ngang tầm quốc tế, góp phần định hướng sự phát triển nền khoa học xã hội và nhân văn của đất nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố tiên quyết. Cụ thể:
Một là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao cho đất nước và các viện nghiên cứu chuyên ngành; phát huy vai trò và trách nhiệm của các viện chuyên ngành trong công tác đào tạo; xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển Học viện Khoa học xã hội giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 dựa theo chuẩn mực khu vực và thế giới.
Hai là, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến 2030 có năng lực chuyên môn cao, có cơ cấu hợp lý, có sự tiếp nối giữa các thế hệ. Xây dựng cơ chế hợp lý và có giải pháp đột phá trong việc thu hút nhân tài, các chuyên gia đầu ngành trong nước và Việt kiều về công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam- tạo điều kiện cho cán bộ trẻ tham gia nghiên cứu khoa học; thí điểm xây dựng nhà ở tập thể với giá ưu đãi; đẩy mạnh việc đưa cán bộ đi học tập, nghiên cứu, trao đổi khoa học, làm việc có thời hạn tại các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học có uy tín ở nước ngoài để học hỏi, tiếp thu tri thức, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ
nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đạt trình độ khu vực và quốc tế.
Ba là, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh đủ năng lực nghiên cứu, giải đáp những vấn đề của thực tiễn đặt ra, có khả năng giao lưu, đối thoại với các nhà khoa học xã hội và nhân văn quốc tế; đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước. Chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia khoa học đầu ngành trong từng lĩnh vực và đội ngũ các nhà khoa học làm công tác quản lý có trình độ chuyên môn cao, có năng lực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về các vấn đề liên quan trực tiếp tới quốc kế dân sinh, những vấn đề ở tầm chiến lược, vĩ mô và dài hạn của đất nước.
Bốn là, tiếp tục củng cố, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, hành chính và nghiệp vụ khác đáp ứng yêu cầu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển.
Tiểu kết chương 3
Thông qua dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực và định hướng phát triển nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với đào tạo nguồn nhân lực của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á như: quy hoạch phát triển thu hút và giữ chân người tài; đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho Nghiên cứu viên trẻ; hoàn thiện công tác sử dụng, phối hơp, đánh giá và bổ nhiệm vị trí cho các cán bộ trong Viện; xây dựng văn hoá cơ quan nghiên cứu đoàn kết và giúp đỡ nhau phát triển; nâng cao đãi ngộ, khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với cán bộ trong Viện.
Từ những nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Tác giả rút ra một số kết luận như sau:
Luận văn đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển nguồn nhân lực cho Viện trong giai đoạn tới.
Luận văn đã khảo sát, thu thập và đánh giá thực trạng đội nguồn nhân lực, đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á. Trong quá trình khảo sát và thu thập đó cho thấy Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á là một tổ chức nghiên cứu trẻ với hơn 7 năm thành lập và hoạt động nhưng đã nỗ lực trong việc phát triển nguồn nhân lực và có một số thành tựu đáng ghi nhận về cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á cũng còn một số khó khăn, hạn chế trong công tác phát triển nguồn nhân lực như
Để khắc phục tình trạng trên luận văn đã đề xuất các biện pháp phát triển nguồn nhân lực cho Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á trong giai đoạn tới.
Giải pháp 1: Giải pháp về phát triển thu hút và giữ chân người tài
Giải pháp 2: Giải pháp về đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho Nghiên cứu viên trẻ
Giải pháp 3: Giải pháp về công tác sử dụng, phối hợp và bổ nhiệm vị trí cho các cán bộ trong Viện.
Giải pháp 4: Giải pháp xây dựng văn hoá cơ quan nghiên cứu đoàn kết và giúp đỡ nhau phát triển
Giải pháp 5: Giải pháp về việc đãi ngộ, khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với cán bộ trong Viện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Lao động thương binh và xã hội - tổng cục dạy nghề (2014), Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm, Nxb Dân trí, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Khoa học và công nghệ Việt Nam,
Nxb Lao động, Hà Nội.
3. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2011), “Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực”, NXB đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
4. Mai Quốc Chánh (1999), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sửdụng có hiệu quả nguồn lực con ngườiở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
6. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kì CNH – HĐH, NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội.
7. Đinh Việt Hòa (2009), “Phát triển nguồn vốn nhân lực–Chiến lược tối ưu của nhà lãnh đạo”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tếvà kinh doanh.
8. Luật Khoa học và công nghệ 2013.
9. Trần Văn Ngợi (2014), Thực trạng nhân lực khoa học công nghệ trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay, xem tại:
http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/1493/language/vi-VN/Th-c-tr- ng-nhan-l-c-khoa-h-c-cong-ngh-trong-cac-c-quan-nha-n-c-
Vi-t-Nam-hi-n-nay.aspx
10. Bùi Văn Nhơn (2006), Giáo trình Quản lý và Phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư pháp, Hà Nội.
11. Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ
12. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2014), “Giáo trình Quản trị nhân lực”, Trường đại học Kinh tếQuốc dân. Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân.
13. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,
NXB Chính trị Quốc gia.
14. Thông tư 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ
15. Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (2013), Chiến lược phát triển Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030.
16. Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (2016), “Dự thảo Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á”.
17. Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (2017), “Báo cáo thực trạng cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức khoa học”
18. Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (2018a), “Báo cáo đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức giai đoạn 2013 – 2017”.
19. Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (2018b), Đề án sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á.
20. Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (2019), “Báo cáo nhân lực khoa học và công nghệ Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á 2014- 2018”.
21. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
Tài liệu Tiếng Anh
22. Amanda E. Green (2010), Managing Human Resources in a Decentralized Context, The International Bank for Reconstruction and Development, The World Bank.
23. Leonard Nadler (1984), Handbook of Human Resource Development,
John & Sons Inc, 2nd edition, England.
24. OECD (2002), Cẩm nang FRASCATI -Hướng dẫn thống kê nghiên cứu phát triển.
25. OECD (1975), Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, Paris.
26. World Bank (2000), World Development Indicators, London: Oxford, 2000.
PHỤ LỤC
BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN
Kính thưa anh/chị!
Tên tôi là: Lã Thị Ngân, học viên cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh – Học viện Khoa học Xã hội. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á”, tôi rất mong được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của anh/chị trong việc cung cấp