Định hướng và chiến lược phát triển nguồn nhânlực tại Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại viện nghiên cứu ấn độ và tây nam á (Trang 78 - 80)

3.1. Định hướng và chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại ViệnNghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á

3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực, cơ hội và thách thức đối với Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đối với phát triển nhân lực nghiên cứu khoa học của nước ta. Trí tuệ ảo, kỷ nguyên số và sự phát triển bùng nổ khoa học liên ngành, đa ngành, xuyên ngành sẽ không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức rất lớn đối với yêu cầu xây dựng và phát triển nhân lực khoa học có thể đáp ứng với yêu cầu giai đoạn mới.

Quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, đặt ra yêu cầu nhân lực nghiên cứu khoa học phải có những kỹ năng mang tính toàn cầu, cập nhật và theo kịp xu thế mới trong nghiên cứu quốc tế. Bên cạnh đó, đặt ra rất nhiều vấn đề, trong đó có cả những thuận lợi, cơ hội cũng như khó khăn và thách thức đối với nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam; đòi hỏi phải có lộ trình chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như tâm lý sẵn sàng thích nghi với yêu cầu hội nhập mang tính toàn cầu.

Sự chênh lệch về thu nhập, điều kiện làm việc giữa các Viện nghiên cứu và khối kinh tế bên ngoài dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và có thể xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” nhân lực. Điều đó đặt ra yêu cầu mang tính chiến lược trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nhân lực không chỉ ở Viện nói riêng mà còn là của Chính phủ, bộ ban ngành nói chung nhằm thu hút, lôi kéo và kết nối một cách

có hiệu quả sự tham gia, đóng góp của nguồn nhân lực khoa học có chất lương cao tham gia đóng góp hiệu quả vào công tác tư vẫn chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy phải được xác định là khâu “đột phá” để phát triển đất nước trong điều kiện tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế mang tính toàn cầu.

3.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á

Trong chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Viện, cơ cấu tổ chức của Viện sẽ tiếp tục được kiện toàn với số lượng nhân sự được chú trọng đầu tư để nâng cao về chất lượng và không tăng nhiều về số lượng, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả với các mục tiêu:

- Phát triển Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á trở thành một trung tâm hàng đầu về nghiên cứu cơ bản về Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á của Việt Nam, tham mưu chính sách cũng như đào tạo về Ấn Độ và Châu Á học, có những đóng góp thực sự quan trọng trong việc cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với khu vực liên quan; có uy tín cao trong nước và quốc tế; có vị thế, vai trò quan trọng trong sự nghiệp tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước giai đoạn 2011–2020 và những thập niên tiếp theo.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Viện cả về số lượng và chất lượng, xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, các nhà khoa học kế cận có triển vọng, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ khoa học quan trọng, tham gia có hiệu quả vào hợp tác và hội nhập quốc tế.

- Công bố những công trình nghiên cứu trọng điểm có giá trị cao để khẳng định vai trò, uy tín và ảnh hưởng của Viện đối với đời sống khoa học nước nhà, được sử dụng vào các hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng và

Nhà nước, vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển kho tàng trí tuệ của khoa học xã hội Việt Nam nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại viện nghiên cứu ấn độ và tây nam á (Trang 78 - 80)