lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Định và nguyên nhân của những hạn chế
2.4.1. Những hạn chế trong công tác kiểm sát điều tra vụ án hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Định lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Định
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của ngành Kiểm sát Bình Định trong giai đoạn kiểm sát điều tra còn bộc lộ một số thiếu sót và hạn chế sau:
2.4.1.1. Về công tác tổ chức cán bộ
Phương thức tổ chức và phân công cán bộ, KSV công tác THQCT, KSĐT và xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội cũng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập.
Số lượng KSV lớn tuổi chiếm tỷ lệ khá cao gần 22,1%, phần lớn làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không được đào tạo cơ bản. Một số KSV trẻ chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, chức năng, nhiệm vụ cũng như vị trí của VKS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Số cán bộ, chuyên viên giúp việc mới ra trường có người chưa có kinh nghiệm thực tiễn, chưa được đào tạo chuyên sâu về khoa học điều tra và kiểm sát điều án lạm dụng tín nhiệm CĐTS.
Về trình độ năng lực và ý thức trách nhiệm đối nghề nghiệp của một số KSV chưa cao, không bám sát quá trình điều tra vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án không kỹ, không sâu, do đó không nắm được đầy đủ, tỷ mỉ các tình tiết, các chứng cứ, tài liệu buộc tội và gỡ tội đối với bị can. Có trường hợp, KSV chỉ thiên về THQCT mà quên đi trách nhiệm KSĐT dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong công tác điều tra, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình giải quyết án. Một số KSV năng lực phân tích, tổng hợp các chứng cứ buộc tội, gỡ tội có trong hồ
sơ vụ án lạm dụng tín nhiệm CĐTS còn hạn chế. Nhiều KSV chưa coi trọng các thủ
tục TTHS, dân sự theo quy định của pháp luật, chưa tự học hỏi, nghiên cứu đầy đủ, thấu đáo các quy định pháp luật cũng như Quy chế nghiệp vụ của ngành, hoạt động nặng thói quen, kinh nghiệm chủ nghĩa.
Chế độ cho cán bộ ngành kiểm sát chưa phù hợp so với mặt bằng chung, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thiết yếu cơ bản, tạo cơ hội cho tiêu cực phát sinh, khó khăn trong việc thu hút nhân tài. Thực tế qua các năm chỉ tuyển được những người tốt nghiệp đại học luật loại trung bình, đa số là nữ, hộ khẩu thường ở các tỉnh thành khác.
2.4.1.2. Về công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm
- VKSND chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, hàng tuần KSV có qua kiểm sát, nhưng chủ yếu là lấy số liệu về làm báo cáo, chứ không yêu cầu CQĐT phải thực hiện đúng pháp luật về thời hạn, thủ tục, trình tự giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, không kiên quyết yêu cầu CQĐT phải thông báo lại kết quả xác minh, giải quyết vụ việc. Một số vụ lạm
dụng tín nhiệm CĐTS còn kéo dài thời hạn xác minh, chậm khởi tố vi phạm Điều 147 BLTTHS năm 2015.
- Việc xử lý tin báo tố giác về tội phạm khởi tố điều tra, kiểm sát việc khởi tố của VKSND không kịp thời, nhiều tố giác, tin báo về tội phạm bị kéo dài thời gian xử lý dẫn đến việc khởi tố VAHS còn chậm, muộn. Do khi xảy ra sự kiện phạm tội, người bị hại không trình báo vì “nghĩ sẽ tìm được tài sản”, không cung cấp cho CQĐT những thông tin về tài sản;…phải giám định chữ ký, chữ viết của cơ quan chuyên môn và thực tiễn tại địa bàn, công tác định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản trong TTHS thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành nên CQĐT muốn khởi tố vụ án ngay phải dựa vào kết quả định giá sơ bộ tài sản, nếu không sẽ phải chờ kết luận định giá tài sản.
- VKS chỉ mới tiến hành kiểm sát được những vụ án do CQĐT khởi tố và bắt được bị can, còn những vụ chưa phát hiện được bị can hoặc sau khi đối tượng gây án bỏ trốn thì không kiểm sát chặt chẽ. Từ hạn chế trên, đến nay đã có 02 vụ lạm
dụng tín nhiệm CĐTSxảy ra, nhưng đến nay chưa bắt được người phạm tội.
2.4.1.3. Về hoạt động kiểm sát việc áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn
- Việc áp dụng các trường hợp bắt chưa chính xác, vẫn còn tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, bắt quả tang không đúng quy định pháp luật. Công tác phân loại
và xử lý ngay từ đầu đối với các vụ án lạm dụng tín nhiệm CĐTS có nhiều người
tham gia vẫn còn chưa đảm bảo yêu cầu.
- KSV còn thụ động trong công tác phối hợp, nhất là trong các vụ án có bị can bị tạm giam. Thậm chí có bị can trong vụ án đang KSĐT đã hết hạn tạm giam mà chính KSV thụ lý cũng không hay biết để yêu cầu CQĐT có đề nghị xin gia hạn tạm giam hay không và quyết định giải quyết trường hợp đó theo đúng quy định của pháp luật.
- KSV không kịp thời yêu cầu CQĐT nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn, dẫn bị can chính trong vụ án bỏ trốn. Điển hình vụ Ngày 16/8/2015, Mã
Thanh Phong thuê xe ô tô Mitsubishi Jolie biển số 77L-2669 trị giá 253 triệu đồng của anh Lâm Thanh Ngọc trong thời hạn 10 ngày với giá 700.000đ/ngày để chở gia đình đi thăm họ hàng. Giữa Phong và anh Ngọc xác lập hợp đồng thuê xe, anh Ngọc giao xe cùng toàn bộ giấy tờ xe cho Phong, Phong đưa trước cho anh Ngọc 02 triệu đồng và sổ hộ khẩu gia đình. Sau đó nhiều lần Phong điện thoại cho anh Ngọc xin gia hạn thời gian thuê xe. Đến ngày 02/10/2010, Phong đem xe ô tô cầm cố tại Dịch vụ cầm đồ Minh Tâm ở thôn Ngọc Thạnh 2, Phước An, Tuy Phước lấy 140.000.000đ rồi bỏ trốn. Sau khi vụ án xảy ra, đến ngày 14-10-2015, VKS mới yêu cầu khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Phong.
- Trong quá trình KSĐT một số vụ án lạm dụng tín nhiệm CĐTS, các tài liệu thu thập đã có căn cứ để xác định hành vi của bị can có dấu hiệu phạm tội, nhưng VKSND không phê chuẩn kịp thời nên không hỗ trợ cho CQĐT trong việc điều tra vụ án và làm rõ hành vi phạm tội của bị can làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết án.
2.4.1.4. Về năng lực nhận định, đánh giá và sử dụng chứng cứ
- Việc thu thập, đánh giá các chứng cứ một số trường hợp còn hạn chế nên
nhận định không đúng bản chất hành vi phạm tội, định tội danh không chính xác. Do không nắm chắc các yếu tố cấu thành tội phạm, các đặc trưng của từng tội phạm, không phân biệt sự giống và khác nhau giữa tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS với các tội lừa đảo CĐTS, tội công nhiên CĐTS, nên KSV đã định tội danh một số vụ án chưa chính xác. Nhận định đồng phạm trong vụ án lạm dụng tín nhiệm CĐTS chưa chính xác. Việc đánh giá, nhận định các tình tiết định khung hình phạt như: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm…chưa chính xác, dẫn đến việc định khung hình phạt không đúng.
2.4.1.5. Không kiểm sát điều tra thường xuyên việc xây dựng hồ sơ vụ án
- Khi KSĐT, KSV còn thụ động, không thường xuyên bám sát tiến trình điều tra để kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, thậm chí đến khi vụ án kết thúc điều tra, KSV
mới tiếp cận với hồ sơ. Từ đó, dẫn đến việc thu thập các chứng cứ, tài liệu còn thiếu, ảnh hưởng rất nhiều quá trình giải quyết vụ án.
- Khi KSĐT vụ án, một số KSV nghiên cứu, trích cứu hồ sơ không đầy đủ, không yêu cầu CQĐT làm rõ hành vi phạm tội của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, những mâu thuẫn và các tình tiết khác trong vụ án. Một số trường hợp, bị can phản cung, KSV không kịp thời yêu cầu CQĐT làm rõ lý do việc phản cung, không phân tích tổng hợp các tài liệu chứng cứ khác để nhận định đánh giá đúng bản chất hành vi phạm tội. Từ đó, đã thống nhất quan điểm với CQĐT đình chỉ các bị can có vai trò chủ mưu, xúi giục, giúp sức.
- VKS vẫn chưa kịp thời phát hiện thiếu sót của CQĐT trong việc tuân thủ các quy định của BLTTHS hoặc khi phát hiện vi phạm, lại nể nang, không kiên quyết kiến nghị dẫn đến hoạt động thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm chưa được đầy đủ, vi phạm về trình tự, thủ tục tố tụng.
2.4.1.6. Quan hệ phối hợp và chế ước giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát trong quá trình điều tra, kiểm sát điều tra vụ án còn rất nhiều hạn chế
- Quan hệ giữa VKS với CQĐT trong hoạt động điều tra các vụ lạm dụng tín nhiệm CĐTS còn bộc lộ nhiều bất cập, pháp luật thiếu những quy định bảo đảm hiệu lực của quan hệ chế ước được quy định trong BLTTHS năm 2015 giữa hai ngành, nên nhiều yêu cầu điều tra là một trong các phương thức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS không được CQĐT thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Đồng thời những chế tài đảm bảo cho VKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ còn thiếu và không thực tế, nhất là hậu quả pháp lý của những yêu cầu, kiến nghị của VKS trước những vi phạm của CQĐT mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. Trong quá trình điều tra vụ án, KSV và ĐTV ít trao đổi với nhau về việc thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ để thống nhất đề nghị truy tố hoặc đình chỉ bị can hoặc xử lý trong một số vụ án phức tạp mà thường chuyển hồ sơ qua VKS quyết định theo thẩm quyền.
- Một số vụ án, ĐTV chuyển hồ qua VKS nghiên cứu để cùng nhau thống nhất về các chứng cứ thu thập đã đầy đủ, toàn diện, đường lối, tội danh truy tố, nhưng KSV nghiên cứu rất lâu và không phát hiện cần phải thu thập thêm chứng cứ, tài liệu nào. Khi ban hành cáo trạng, mới nhận thấy còn nhiều vấn đề cần phải điều tra bổ sung, nên trả lại hồ sơ cho CQĐT, nhưng ĐTV không nhận lại. Quá trình điều tra, KSV không tác động CQĐT nhanh chóng thu thập chứng cứ, kết thúc điều tra vụ án, chuyển VKS truy tố. Tình trạng này dẫn đến hậu quả khi cần yêu cầu thu thập thêm chứng cứ như xác minh các số điện thoại gọi cho nhau để chứng minh tội phạm thì không thực hiện được; nhiều trường hợp các bị can bị tạm giam lâu truyền đạt thủ đoạn chối tội cho nhau gây khó khăn trong công tác THQCT tại phiên tòa.
2.4.1.7. Việc phê chuẩn hay huỷ bỏ các Quyết định của Cơ quan điều tra còn mang tính hành chính
Trong giai đoạn điều tra, các KSV chỉ chú trọng kiểm sát hồ sơ về tố tụng mà chưa thực sự sâu sát trong nội dung vụ án để từ đó định hướng điều tra, phối hợp với CQĐT điều tra các hành vi phạm tội, chưa đề ra được yêu cầu điều tra hoặc có nhưng yêu cầu điều tra chưa thực sự chất lượng, còn dài dòng và mang tính thủ tục. Việc phê chuẩn hay huỷ bỏ các Quyết định của CQĐT còn mang tính hành chính, nhiều khi thiếu kịp thời gây trở ngại cho công tác điều tra, làm kéo dài thời gian giải quyết VAHS.