các CQĐT bám sát vụ việc ngay từ đầu trong quá trình THTT, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
2.1.2. Tình hình các vụ án hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2015 - 2019 sản trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2015 - 2019
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong 05 năm từ 2015 đến năm 2019 xảy ra 1729 vụ tội phạm xâm phạm sở hữu (chiếm 61,07% ), cụ thể: năm 2015: 369 vụ; năm 2016: 355 vụ; năm 2017: 361 vụ; năm 2018: 318 vụ; năm 2019: 326 vụ. Trong đó, theo báo cáo kết quả công tác kiểm sát các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của VKSND tỉnh Bình Định, diễn biến tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm CĐTS như sau:
Trong 05 năm, khởi tố 52 vụ/67 bị can phạm tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS. Trong đó, năm 2015: 13 vụ/13 bị can; năm 2016: 14 vụ/16 bị can; năm 2017: 15 vụ/17 bị can; năm 2018: 13 vụ/13 bị can; năm 2019: 14 vụ/15 bị can.
Qua bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy, các tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng VAHS thụ lý giải quyết giai đoạn 2015 - 2019 với tỷ lệ trung bình chung trong giai đoạn là 2,44% số vụ, 1,24% số bị can, chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ 3,99% so với nhóm tội xâm phạm sở hữu. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là tội trộm cắp tài sản với 1121 vụ chiếm 64,8% sau đó đến tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo CĐTS, tội hủy hoại tài sản và chiếm giữ trái phép tài sản…. Tình hình diễn biến của tội phạm lạm dụng tín nhiệm CĐTS trên địa bàn tỉnh Bình Định trong 05 năm qua có những biến đổi khá phức tạp, số vụ không tăng nhưng vẫn có những biến động khó lường. Điều này cho thấy tính chất, đặc trưng tội phạm xảy ra trên địa bàn.
2.1.3. Khái quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định Bình Định
Cơ cấu tổ chức của VKSND tỉnh Bình Định được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 và những văn bản hướng dẫn của Ngành, theo đó cơ cấu tổ chức của VKSND tỉnh gồm có: Ủy ban kiểm sát, các Phòng và Văn phòng. Theo thống kê của Phòng Tổ chức cán bộ thuộc VKSND tỉnh Bình Định, hiện nay, VKSND tỉnh Bình Định được tổ chức thành 12 đơn vị nghiệp vụ và 11 VKSND huyện, thị xã, thành phố, trong đó:
- Ủy ban kiểm sát VKNSD tỉnh, gồm có: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và một số KSV do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tỉnh.
- Cơ cấu tổ chức 11 phòng thuộc VKSND tỉnh Bình Định gồm: Phòng THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử sơ thẩm về trật tự xã hội (Phòng 1); Phòng THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử án hình sự về kinh tế, chức vụ, an ninh và ma túy (Phòng 2); Phòng THQCT, kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự (Phòng 3); Phòng Kiểm sát tạm giữ, tam giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (Phòng 4); Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự (Phòng 5); Phòng Khiếu tố (Phòng 7); Phòng Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin (Phòng 8); Phòng Tổ chức cán bộ (Phòng 9); Phòng Kiểm sát thi hành án (Phòng 10); Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 12); Văn phòng tổng hợp.
- VKSND cấp huyện được tổ chức theo địa giới hành chính của chính quyền địa phương, gồm 11 VKS huyện, thị xã, thành phố, gồm: VKS thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.
VKSND cấp huyện gồm có các bộ phận công tác do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, KSV, Kiểm tra viên, chuyên viên và nhân viên. Cụ thể: Bộ phận hình sự do 01 Phó Viện trưởng phụ trách; Bộ phận dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính và các việc khác theo quy định pháp luật do 01 Phó Viện trưởng phụ trách (đối với
các đơn vị có 10 biên chế trở lên thì được cơ cấu 02 Phó Viện trưởng); Bộ phận đơn khiếu tố và Văn phòng do Viện trưởng phụ trách và phụ trách chung. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền quy định tại BLTTHS năm 2015.
- Tính đến thời điểm tháng 12/2019, VKSND tỉnh Bình Định ở hai cấp có 191 người (trong đó có 170 biên chế, 11 hợp đồng), cán bộ nữ là 75 người, chiếm tỷ lệ 41,43%. VKSND tỉnh Bình Định có 66 người, gồm 01 KSV cao cấp, 50 KSV trung cấp (trong đó có 03 đồng chí lãnh đạo Viện). VKS cấp huyện có 125 người, trong đó gồm 11 Viện trưởng, 19 phó Viện trưởng và 92 KSV sơ cấp, còn lại là các chuyên viên nghiệp vụ và nhân viên.
- Về trình độ hiện có 27 thạc sỹ, còn lại hầu hết đã tốt nghiệp đại học luật. Hiện nay đang cử 07 cán bộ đi đào tạo thạc sỹ.
Cán bộ, KSV thực hiện công tác KSĐT VAHS tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS thuộc thẩm quyền VKSND 11 huyện, thị xã, thành phố và Phòng THQCT, KSĐT, kiểm sát xét xử sơ thẩm về trật tự xã hội (Phòng 1). Riêng Phòng 1 VKSND tỉnh Bình Định, tính đến thời điểm tháng 12/20119 hiện có 12 người, trong đó có 10 KSV (7 nam, 3 nữ), 02 cán bộ là chuyên viên. Trong đó có: 05 đồng chí đã học xong chương trình Cao học Luật, 07 đồng chí có trình độ Cử nhân Luật. Dưới 45 tuổi có 12 đồng chí, chiếm 100%, 100% cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 02 đồng chí đang theo học cao cấp lý luận chính trị. [Xem bảng 2.4 - Phụ lục].
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, KSV công tác tại VKSND 11 huyện, thị xã, thành phố và Phòng 1 VKSND tỉnh đã được hình thành bởi nhiều thế hệ, bên cạnh những cán bộ có bề dày kinh nghiệm trong công tác là những cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, năng động, sáng tạo và nhiệt huyết với công việc.
Trong công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ thì VKS tỉnh Bình Định bám sát theo Nghị quyết của Bộ chính trị để thực hiện việc rà soát, đánh giá bổ sung vào quy hoạch, đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp phòng và lãnh đạo VKS cấp huyện giai đoạn 2016 - 2020. Hầu hết KSV của VKS nhân
dân hai cấp đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức đấu tranh bảo vệ pháp chế, có tinh thần học tập, giữ vững vững phát huy đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị được quần chúng nhân dân tín nhiệm và tin cậy.