trong thực hiện nhiệm vụ điều tra và kiểm sát điều tra vụ án hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp trung ương, nhất là giữa VKSND tối cao và Bộ Công an cần phải nhanh chóng xây dựng các Thông tư liên ngành, Quy chế phối hợp, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, giải thích pháp luật, đặc biệt là các hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các loại tội phạm, trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS ở thời điểm giao thời giữa các bộ luật; các văn bản hướng dẫn đối với BLHS, BLTTHS năm 2015, để cấp dưới vận dụng thống nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Theo chúng tôi việc xây dựng quy chế này phải dựa trên những nguyên tắc, cơ cấu và các nội dung cơ bản sau đây:
Những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng quy chế hoạt động giữa CQĐT và VKS trong TTHS. (1) Quy chế phải phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành như BLTTHS, BLHS, Luật tổ chức VKSND, Luật tổ chức Cơ quan điều tra… (2) Phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản về mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong TTHS. (3) Phải thể chế hóa những quy định của
BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động TTHS giữa CQĐT và VKSND nhằm giải thích hướng dẫn cụ thể những quy định đó để thống nhất, áp dụng trên toàn quốc.
Cấu trúc của quy chế hoạt động này nên chia thành từng phần tương ứng với các giai đoạn thực hiện TTHS mà BLTTHS đã quy định, đó là: (1) Mối quan hệ trong việc phát hiện xử lý tố giác, tin báo về tội phạm. (2) Mối quan hệ trong việc khởi tố và áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn. (3) Mối quan hệ trong từng giai đoạn điều tra cụ thể.
Cần quy định rõ thời hạn cụ thể, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan. Cần xây dựng được quy chế làm việc cũng như quy chế về sự phối hợp hoạt động giữa VKS và CQĐT cũng như các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, để thực hiện được yêu cầu này cần chú ý những vấn đề sau đây:
Trên cơ sở những mối quan hệ sẵn có, cần xây dựng và củng cố mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa VKS và CQĐT, cũng như các cơ quan khác không phải là CQĐT nhưng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, cần xây dựng mối quan hệ với lực lượng Cảnh sát điều tra để nắm bắt và nhận tin báo được kịp thời.
Các đơn vị kiểm sát thông qua họp liên ngành, họp giao ban với CQĐT cùng cấp, cần bàn bạc, thống nhất các quy định về việc cung cấp thông tin cần thiết, đảm bảo tất cả các vụ việc đều được CQĐT thông báo kịp thời cho VKS và VKS có đủ thời gian tham gia kiểm sát các hoạt động điều tra.
Trong quan hệ phối hợp KSV và ĐTV cũng như các thành viên tham gia khác, cần xây dựng mối quan hệ dân chủ trong việc bàn bạc cách thức, phương pháp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì trách nhiệm chung. VKS cần cử ngay KSV có mặt kịp thời ngay từ đầu, phải nắm bắt được thông tin, đánh giá chuẩn xác được tình hình, báo cáo kịp thời với lãnh đạo VKS để nhận được sự chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Đối với VKSND cấp tỉnh, sau khi nắm được thông tin ban đầu,
cần kiểm tra các nguồn thông tin qua CQĐT cùng cấp, và VKS cấp huyện, chủ động trao đổi với CQĐT cùng cấp để mời đúng thành phần tham gia.