2.3.1.1. Ưu điểm
Khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoá đời sống xã hội được mở rộng thì vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được khẳng định; việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc được nghiên cứu và triển khai đã có những kết quả bước đầu trong tổ chức thực hiện.
Thứ nhất, Mặt trận Tổ quốc Thành phố ngày một thể hiện rõ vai trò chủ
thể giám sát của mình. Thơng qua việc giám sát đã phản ánh, kiến nghị với cơ quan Đảng, chính quyề cũng như các sở, ngành những nội dung liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua việc cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin, đầu tư nghiên cứu cơ chế, chính sách, kể cả cung cấp một phần kinh phí theo các chương trình đề án, dự án để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia giám sát. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên đã tích cực tham gia thẩm định để góp ý, đề xuất, kiến nghị đối với dự thảo một số chính sách, chương trình, dự án của Chính phủ, của Thành phố và cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Thứ hai, Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy được
vai trò của các tổ chức thành viên và nhân dân trong hoạt động giám sát. Xây dựng được mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc các cấp với các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền. Một số cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoạch định chủ trương, chính sách đã chủ động gửi dự thảo đề án tới Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Thành phố Hồ Chí Minh để tranh thủ ý kiến, cung cấp thông tin liên quan tới đề án. Trên cơ sở đó, Mặt trận Tổ quốc tiến hành thẩm định, kiến nghị tới các cơ quan, tổ chức có dự thảo đề án được giám sát.
Thứ ba, qua việc thực hiện giám sát, Mặt trận Tổ quốc các cấp thành
phố Hồ Chí Minh đã làm tốt hơn công tác vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân. Động viên và tổ chức cho quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những đổi mới trong nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị-xã hội đã đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước, góp phần làm sáng tỏ thêm về lý luận và sự đòi hỏi phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta.
2.3.1.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan
Một là, những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước đã và đang
tạo động lực cho các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội, thắng lợi của các phong trào, cuộc vận động đã tạo môi trường cho hoạt động giám trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu biểu là chương trình xây dựng nơng thơn mới tác động tích cực làm đời sống nhân dân, trình độ dân trí nâng lên, đây là cơ sở tiền đề người nhân dân tiếp cận, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực đời sống xã hội, từ đó nhân dân tham vào cơng việc chính trị xã hội, phát huy vai trò nhân dân là chủ thể quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Đây là nhân tố quan trọng tác động đến vai trò giám sát xã hội Mặt trận tổ quốc Thành phố trên địa bàn.
Hai là, vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của
Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp Thành phố Hồ Chí Minh được hiến định và đề cao. Gần đây là Hiến pháp 2013 cũng tiếp tục khẳng định: “Mặt trận tổ
quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và trong Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 bổ sung 01 chương nói về hoạt động giám sát rất cụ thể, so với Điều lê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 chưa nói lên hết vai trò tầm quan trọng của giám sát; việc ban hành Quyết định số 217- QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ chính trị (khóa XI) “quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp tăng cường thực hiện chức năng giám sát xã hội của mình.
Ba là, tình hình kinh tế, xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng ổn
định và phát triển, an ninh trật tự xã hội ngày càng giữ vững đem lại lòng tin vững chắc trong tầng lớp nhân dân. Khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong các lực lượng vũ trang, trong cán bộ, viên chức, người lao động, đoàn kết giữa các đồng bào dân tộc, tôn giáo… ngày càng bên vững tạo nên những thuận lợi cơ bản cho công tác vân động nhân dân tham gia giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố bám sát văn bản
hướng dẫn Trung ương trong công tác giám sát xã hội, đồng thời Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố chủ động trong quá trong quá trình triển khai xây dựng quy chế giám sát theo quyết định 217-QĐ/TW của bộ chính trị; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố đến cơ sở và Ban công tác Mặt trận các khu dân cư đã có nhiều nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng cán bộ để đáp ứng nhu cầu,
nhiệm vụ mới; hướng mạnh hoạt động đến cơ sở, đi vào những vấn đề cụ thể, thiết thực của nhân dân nên được hệ thống chính trị và nhân dân ủng hộ.
Thứ hai, Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố phát huy vai trị, vị trí
tổ chức tập hợp quần chúng nhân dân tích cưc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đồng thời thơng qua Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố nhân dân đóng góp, phản ánh, kiến nghị, ý kiến về chính sách, chủ trương thực hiện của Đảng và Nhà nước, những vấn đề bức xúc trong nhân dân, để trong quá trình thực hiện được hiệu quả hơn. Hiện nay, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ngày càng khẳng định và củng cố vị thế mình trong hệ thống chính trị và lịng tin của nhân dân đây là điều kiện tốt để Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố từng bước triển khai hiệu quả chức năng giám sát xã hội của mình.
Thứ ba, có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Thành phố Hồ Chí Minh với các tổ chức thành viên và giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền các cấp được thực hiện thường xuyên, nền nếp và mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đã tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc các cấp Thành phố phát huy tốt hơn vai trò nòng cốt trong việc tập hợp các lực lượng trong khối đại đoàn kết tồn dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội, củng cố nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị nước ta.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, có thể nói sự phối hợp giữa các thành viên trong tổ chức Mặt trận thực hiện giám sát xã hội còn chưa chặt chẽ, chưa được hướng dẫn cụ thể; chưa thu hút và phát huy đầy đủ vai trò hoạt động của các Hội đồng tư vấn thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh các cấp; trình độ chun mơn, năng lực
nhìn nhận vấn đề, phân tích, đánh giá và kết luận trong quá trình phản biện của Mặt trận cịn có mặt bất cập; khơng ít nơi, Mặt trận Tổ quốc chưa mạnh dạn trong công tác giám sát nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, cụ thể:
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa giám sát của nhân dân đại diện là Mặt trận Tổ quốc với giám sát của cơ quan mang tính quyền lực nhà nước. Các chủ thể trong tiến hành giám sát còn rời rạc, thiếu đồng bộ, hiệu quả giám sát của Mặt trận Tổ quốc cũng như của hệ thống giám sát chưa cao. Việc phối hợp giải quyết kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của các Bộ, ngành nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân; vẫn cịn tình trạng một số kiến nghị giám sát giải quyết kéo dài, khơng dứt điểm, có sự đùn đẩy, né tránh của các cơ quan chức năng. Một số kiến nghị, phản ánh về kết quả hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc gửi đến cơ quan nhà nước chưa kịp thời xử lý, hoặc chưa được giải quyết thấu đáo. Trên thực tế, việc giải quyết, trả lời ý kiến của một số bộ, ngành, các cơ quan chức năng cịn hình thức. trong khi chưa có cơ chế áp dụng biện pháp chế tài thích hợp đối với các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong việc khơng hoặc chậm tiếp nhận và xử lý kết quả giám sát do Mặt trận Tổ quốc kiến nghị.
- Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa độc lập với các cơ quan nhà nước. Các thiết chế này vẫn lệ thuộc vào chính đối tượng bị giám sát về ngân sách, biên chế. Về cơ bản, nguồn kinh phí để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ giám sát chưa có nguồn độc lập để bảo đảm tính khách quan, độc lập của các cuộc giám sát.
- Mặt trận Tổ quốc các cấp sử dụng các hình thức giám sát đối với các đối tượng giám sát chưa đa dạng và đồng bộ. Pháp luật quy định bốn hình
thức giám sát cơ bản của Mặt trận Tổ quốc là: nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tổ chức đoàn giám sát; thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tuy nhiên ở các cấp, Mặt trận Tổ quốc địa phương và kể cả Trung ương mới chỉ chú trọng vào hình thức giám sát tổ chức đoàn giám sát mà chưa quan tâm thích đáng các hình thức giám sát khác. Trong đó, sử dụng hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản, giám sát văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Như vậy, việc sử dụng hình thức giám sát nào đối với từng nội dung giám chưa được Mặt trận Tổ quốc tính tốn hiệu quả. Trên thực tế, sử dụng hình thức giám sát như tổ chức các đoàn giám sát lại gặp khơng ít khó khăn như: việc tổ chức phức tạp, đòi hỏi nhiều nhân sự tham gia; tốn kém về kinh phí, phương tiện, việc bố trí thời gian….
- Việc sử dụng hình thức giám sát thơng qua hoạt động Ban Thanh tra nhân dân và giám sát đầu tư cộng đồng vẫn còn hạn chế. Pháp luật quy định Ban Thanh tra nhân dân là một thiết chế bán chuyên trách thực hiện giám sát mang tính xã hội, thành viên Ban Thanh tra nhân dân là cán bộ hưu trí , người khơng đương chức nên hoạt động giám sát hạn chế. Tuy nhiên, địa vị pháp lý cũng như thiết kế mơ hình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân lại cùng một đạo luật với Thanh tra Nhà nước - Luật Thanh tra năm 2010. Điều đó cho thấy đang có sự lúng túng, khó khăn trong việc tìm kiếm mơ hình phù hợp bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát của thiết chế này. Thêm vào đó, tuy là cùng được quy định trong một văn bản luật nhưng khơng hề có sự liên hệ, hỗ trợ nhau giữa Thanh tra Nhà nước và Ban Thanh tra nhân dân ở cấp chính quyền cơ sở và các cơ quan nhà nước trong việc xử lý kết quả giám sát của
Ban Thanh tra nhân dân. Như vậy, có ý kiến cho rằng “việc quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra là chưa hợp lý, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hoạt động giám sát của tổ chức do nhân dân bầu ra với hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước”.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội các cấp chủ yếu cử đại diện tham gia các đoàn giám sát do các cơ quan nhà nước tổ chức, chưa chủ trì tổ chức được nhiều các hoạt động giám sát độc lập. Nhiều lĩnh vực hoạt động giám sát tuy có cơ chế đầy đủ, rõ ràng, hoặc pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện, nhưng việc xem xét, xử lý của cơ quan chủ quản không thực hiện đúng các quy định về thời hiệu giải quyết vụ việc, làm cho hoạt động giám sát trong nhiều trường hợp không được giải quyết kịp thời và dứt điểm, gây bức xúc cho cơng dân và khó khăn cho cán bộ Mặt trận thực thi cơng việc giám sát. Bên cạnh đó, các thơng tin về chính sách đầu tư của Nhà nước hầu như chưa được công khai, minh bạch để nhân dân thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình, cũng là trở ngại lớn cho hoạt động giám sát của Mặt trận và dễ phát sinh các “điểm nóng” về khiếu kiện.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền và cơ quan nhà
nước các cấp về vai trò, tác dụng giám sát của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chưa đầy đủ. Đội ngũ cán bộ Mặt trận tổ quốc và các đồn thể cịn thiếu tham gia hoạt động giám sát cịn thiếu chun mơn cụ thể cho lĩnh vực cần giám sát như xây dựng, tài chính; năng lực…, việc mời gọi các cá nhân ưu tú có chun mơn trong lĩnh vực giám sát, các chuyên gia tham gia giám sát cịn hạn chế do thời gian, kinh phí thực hiện, nhất là cấp cơ sở.
Thứ hai, Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên
dung quan trọng trong nhiệm vụ giám sát của Mặt trận chưa được quy định cụ thể.
Thứ ba, Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm lãnh đạo đầy đủ đến đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và quy chế phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận và các đồn thể trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, địa phương, cơ sở.
Thứ tư, một số chính sách của Nhà nước ban hành chưa đồng bộ,
hướng dẫn chưa kịp thời, tác động không thuận tới sản xuất, kinh doanh và đời sống, làm cho đoàn viên, hội viên và nhân dân bất bình, ảnh hưởng đến công tác vận động quần chúng.
Thứ năm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể các cấp ở một số phong trào, cuộc vận động lớn, cho nên có sự trùng lắp, chồng chéo, hiệu quả thấp. Còn nhiều cơ quan chính quyền nhà nước, cán bộ, cơng chức coi Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể như