Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 70)

- Tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn quy định về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 theo hướng: bổ sung các biện pháp theo dõi quá trình tiếp nhận và trả lời việc tiếp nhận kiến nghị của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đối với các kiến nghị giám sát; bổ sung các chế tài đối với trường hợp không tiếp nhận, hoặc tiếp nhận nhưng trả lời không đúng thời gian luật định của cơ quan, người có thẩm quyền đối với kiến nghị giám sát

của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng cơ chế công khai về việc tiếp thu, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung của cơ quan và người có thẩm quyền đối với các kiến nghị giám sát của nhân dân, kiến nghị giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp….

- Bảo đảm tính độc lập của các chủ thể giám sát của Nhân dân: Cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật phải bảo đảm tính độc lập của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong hoạt động giám sát cơ quan, tổ chức; bảo đảm trong mỗi tổ chức thành viên của Mặt trận khi thực hiện nhiệm vụ giám sát tránh sự lệ thuộc của các chủ thể giám sát Nhân dân đối với đối tượng giám sát là cơ quan, tổ chức; bảo đảm sự phối hợp giữa giám sát của nhân dân và Quốc hội, Hội đồng nhân dân, hoạt động thanh tra của Nhà nước.

- Nâng cao trách nhiệm thực thi kiến nghị về giám sát đối với cán bộ, cơng chức, viên chức hành chính và cơ quan hành chính nhà nước: Xây dựng cơ chế công khai về việc tiếp thu, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung của cơ quan và người có thẩm quyền đối với các kiến nghị giám sát của Nhân dân; bổ sung các chế tài đối với trường hợp không tiếp nhận, hoặc tiếp nhận nhưng trả lời không đúng thời gian quy định của cơ quan, người có thẩm quyền; bổ sung các biện pháp theo dõi quá trình tiếp nhận, xử lý và trả lời việc tiếp nhận kiến nghị của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đối với các kiến nghị giám sát của Nhân dân.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan Đảng và Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Ban Thanh tra nhân dân trong việc cung cấp thông tin, bảo đảm cho các chủ thể giám sát Nhân dân có đầy đủ thơng tin kịp thời, chính xác làm căn cứ để giám sát.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các bên trong hoạt động giám sát của mình; đồng thời, quy định rõ quy trình, thủ tục và trách nhiệm tiếp nhận kết quả kiểm soát quyền lực của các chủ thể kiểm sốt bên ngồi Nhà nước và phải có những biện pháp theo dõi quá trình thực hiện những kiến nghị giám sát, có những “chế tài” đối với những chủ thể không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng các kiến nghị về kết quả kiểm sốt quyền lực từ bên ngồi Nhà nước.

- Xây dựng cơ chế hoạt động, huy động và phát huy tiềm năng của các thành viên rộng lớn của Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động giám sát, tham mưu ý kiến của các cá nhân tiêu biểu, phát huy ưu thế của các chuyên gia, các Hội đồng tư vấn của Mặt trận Tổ quốc; huy động mang lưới cộng tác viên, các đoàn viên, hội viên là các nhà khoa học trên các lĩnh vực để tham gia hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường xây dựng, mở rộng đội ngũ cộng tác viên có sức khỏe, nhiệt tình, trách nhiệm với từng công việc, sự kiện được giao là một yêu cầu tất yếu và lâu dài trong xu hướng thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế của Đảng và Nhà nước.

- Đổi mới phương thức hoạt động giám sát: Khác với hoạt động giám sát của các cơ quan nhà nước, giám sát của Mặt trận Tổ quốc có tính xã hội. Do vậy, để đạt hiệu quả cao cần xây dựng cơ chế tiếp thu, giải trình những kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động giám sát. Theo đó, khi lập chương trình, kế hoạch và lựa chọn nội dung giám sát cần phải quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể giám sát cũng như nghĩa vụ của đối tượng bị giám sát; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung và đối tượng chịu sự giám sát phải trả lời bằng văn bản trong thời gian nhất định về kiến nghị giám sát của Mặt trận Tổ quốc; xác định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trả lời kiến nghị

giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian quy định.

- Đổi mới hình thức giám sát: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định bốn hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động giám sát Mặt trận Tổ quốc các cấp chưa sử dụng tốt và đồng bộ các hình thức giám sát, chủ yếu là tổ chức các đồn giám sát trong khi hình thức giám sát này cần phải phải bố trí lực lượng, thời gian, kinh phí để tổ chức thực hiện giám sát mới đạt hiệu quả cao. Do vậy, căn cứ vào nội dung giám sát được xác định Mặt trận Tổ quốc các cấp cần phối, kết hợp nhiều hình thức giám sát trong đó chú trọng việc cử cán bộ, chuyên gia tham gia các đoàn giám sát của các cơ quan nhà nước, hay nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên cơ sở ý kiến của người dân, doanh nghiệp liên quan đến chủ trương, chính sách lớn.

- Nâng cao chất lượng các cuộc giám sát, phải đảm bảo khoa học, khách quan và thiết thực.

- Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở cấp xã, và cơ quan nhà nước bảo đảm thực hiện hiệu quả quyền giám sát trực tiếp của Nhân dân. Nghiên cứu ban hành Luật Giám sát của Nhân dân; mục tiêu của Luật Giám sát của Nhân dân sẽ bảo đảm có hiệu quả quyền giám sát của Nhân dân với hình thức giám sát trực tiếp hay giám sát thông qua các tổ chức của Nhân dân như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, báo chí, phương tiện truyền thông và tập thể lao động; đồng thời, Luật sẽ xác định cơ chế phối hợp giữa các hình thức giám sát khác với giám sát của nhân dân.

- Do đó, đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phải tập hợp lực lượng toàn dân, gắn kết với các tổ chức thành viên, thực

hiện đại đoàn kết, tạo nên “tiếng nói mạnh mẽ” trong việc giám sát hoạt động quản lý nhà nước, trong đó có hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

3.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)