Các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 75)

Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc rất quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đối với thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đứng đầu về kinh tế - văn hóa – xã hội, cơng tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc góp phần cho Thành phố vừa thực hiện củng cố tổ chức, cán bộ, cơng chức của hệ thống chính trị thành phố, vừa thực hiên tốt công tác chăm lo cho nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Để làm tốt chức năng giám sát tại Thành phố Hồ Chí Minh:

* Về chỉ đạo, văn bản:

- Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cần nhấn mạnh rõ vai trị giám sát của Mặt trận Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Có văn bản cụ thể chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phải luôn tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc thực hiện nhiệm vụ giám sát bằng các hình thức. Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan, đơn vị trong công tác giám sát, phối hợp giám sát giữa Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan khác có chức năng giám sát.

- Xây dựng cơ chế thực hiện quy chế phối hợp giữa các cấp ủy, cơ quan đảng với Mặt trận Tổ quốc thành phố về công tác giám sát, nhất là phối hợp trong việc thực hiện quy định 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban chấp hành Trung ương “giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức

chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”.

- Cần xây dựng cơ chế tiếp thu, giải trình những kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động giám sát của các đối tượng được giám sát. Theo đó, khi lập chương trình, kế hoạch và lựa chọn nội dung giám sát cần phải quy

định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể giám sát cũng như nghĩa vụ của đối tượng bị giám sát; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung và đối tượng chịu sự giám sát phải trả lời bằng văn bản trong thời gian nhất định về kiến nghị giám sát của Mặt trận Tổ quốc; xác định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trả lời kiến nghị giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian quy định.

- Cần có quy định chi tiết cụ thể, phát huy vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng và cần phải điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Ban Thanh tra nhân dân được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định 159/2016/NĐ-CP tuy nhiên chưa phát huy được vai trò Ban Thanh tra nhân dân trong công tác giám sát, do về tổ chức Ban Thanh tra nhân dân hoạt động bán chuyên trách, do kiêm nhiệm là chính, chế độ đãi ngộ cho Ban Thanh tra nhân dân cịn thấp, chưa có sự ràng buộc, hỗ trợ của Ban Thanh thanh tra nhân dân với cơ quan Thanh tra nhà nước trong hoạt động giám sát; các địa phương, cơ quan cũng chưa quan tâm đúng mức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

- Mặt trận Tổ quốc thành phố cần hiểu rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác giám sát hiện nay, nâng cao trách nhiệm từng Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức thành viên trong công tác nắm dư luận xã hội, những vấn đề nhân dân đang quan tâm thông qua hệ thống cộng tác viên, báo chí, các cuộc tiếp xúc cử tri, hội nghị nhân dân….

- Cần nâng cao chất lượng các hình thức giám sát một cách đồng đều, hiện nay Mặt trận Tổ quốc từ thành phố đến cơ sở chỉ tập trung cho hình thức giám sát bằng cách thành lập các đoàn giám sát hoặc cử thành viên tham gia cùng các cơ quan, đơn vị có chức năng giám sát. Đối với giám sát bằng hình

thức nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng chưa được thực hiện đúng với chức năng nhiệm vụ. Các đoàn giám sát cũng cần nâng cao về chức lượng giám sát, tranh cả nể, hình thức, giám sát khơng đúng trọng tâm, trọng điểm.

*Về tổ chức- chính sách:

- Cần nâng cao vai trị trách nhiệm, trình độ chính trị, chun mơn của cán bộ làm công tác Mặt trận, phát huy vai trò của từng thành viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc từ thành phố đến cơ sở, có chính sách thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, trí thức tham gia hoạt động giám sát. Cán bộ Mặt trận là cán bộ chính trị của tổ chức quần chúng, vì vậy cần có những phẩm chất như: nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng vận dụng đường lối vào thực tiễn công tác Mặt trận.

* Về phối hợp:

- Tiếp tục rà soát quy chế phối hợp thực hiện công tác giám sát giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phù hợp từng giai đoạn thời điểm. Thực hiện tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện quy định 1374-QĐ/TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 12 năm 2017 về “quy trình quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.

- Ban hành quy định cụ thể công tác giám sát của các đồn thể chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, nâng cao vai trò trách nhiệm, độc lập của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát, tránh lẫn vào công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc, từ đó mới góp phần cùng Mặt trận Tổ quốc thực hiện hết vai trò giám sát.

Tiểu kết chương 3

Nội dung Chương 3 của luận văn đã tập trung phân tích và đưa ra những giải pháp để hoạt động giám sát và của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thực sự phát huy hiệu quả trên cơ sở phân tích những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế được đề xuất tại chương 2. Các giải pháp cụ thể là: Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phối hợp giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp với các cơ quan, đơn vị có chức năng kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực khác; Các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới.

KẾT LUẬN

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được ghi nhận từ Hiến pháp 2013, sau đó là Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 và trong nhiều văn kiện của Đảng cũng như các văn bản pháp luật khác.

Luận văn được xây dựng với quan điểm cung cấp những khái niệm cơ bản về giám sát, về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phân biệt giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với giám sát của các chủ thể khác. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động của cơ quan nhà nước , tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức; đề ra phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay. Có thể khẳng định rằng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chính là một trong những biện pháp mở rộng vai trò của nhân dân trong việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh. Thực hiện tốt hoạt động giám sát, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề về vi phạm quyền lực của nhân dân hiện nay, đảm bảo cho cơ quan nhà nước, tổ chức thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ theo Hiến pháp và pháp luật; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân cùng với yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế; xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có chất lượng, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)