3.1.1. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần đẩy mạnh cơng tác “xây dựng đảng”, “xây dựng chính quyền” ngày càng trong sạch vững mạnh.
Công tác xây dựng xây dựng đảng, xây dựng chính quyền trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay”, trong Hội nghị lần thứ 4 khóa XII, Ban chấp hành Trung
ương đảng đã bàn bạc và ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thối về tư tưởng chính tri, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” để góp phần hiệu quả trong cơng tác
“xây dựng đảng”, “xây dựng chính quyền”, Mặt trận Tổ quốc cần nâng cao chức năng giám sát và phản biện xã hội để hoạt động của Mặt trận gắn bó với nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.
Qua hoạt động giám sát, Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ chủ động, tích cực tham gia vào việc xây dựng, góp phần hồn thiện chính sách, pháp luật; Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các tổ chức thành viên góp ý thường xuyên, định kỳ, đột xuất bằng nhiều hình thức khác nhau đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục nêu
cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo luật, chủ trương, chính sách ở địa phương có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, hội viên, Nhân dân.
3.1.2. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Nhà nước Là thành viên quan trọng của hệ thống chính trị đồng thời là tổ chức đại diện cho lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và củng cố chế độ dân chủ ở nước ta. Một trong những nhiệm vụ của Mặt trận là thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội. Muốn làm được điều đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khơng những phải có các biện pháp nhằm lơi cuốn sự tham gia tích cực của tồn thể nhân dân vào hoạt động giám sát mà cịn phải ln giữ được bản lĩnh chính trị và lập trường kiên định nhằm mục đích xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hoạt động giám sát đó là một trong những biện pháp bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và cũng là biện pháp có tính pháp lý hữu hiệu nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện lạm quyền, cửa quyền, sách nhiễu, hách dịch và các hiện tượng tiêu cực khác nảy sinh từ các hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan, cán bộ, công chức đối với nhân dân.
Qua giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhà nước hoàn thiện thể chế, chức năng nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lục, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đẩy manh hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những hình thức của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; tác động, định hướng các đối tượng bị giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Khác với cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong bộ máy nhà nước, hậu quả pháp lý trong cơ chế pháp lý kiểm soát quyền từ bên
ngồi khơng có tính cưỡng chế nhà nước mà kết quả kiểm soát được thể hiện dưới dạng kiến nghị hoặc thông qua dư luận xã hội, gửi “thông điệp” đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước, hướng đến mục tiêu bảo đảm quản lý nhà nước được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả, ngăn ngừa và hạn chế tình trạnh lạm quyền, tham nhũng quản lý nhà nước. Cơ chế kiểm soát quản lý nhà nước phải bảo đảm tính độc lập tương đối của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; đồng thời, phải bảo đảm sự kết hợp giữa các hình thức giám sát của Nhà nước (giám sát Quốc hội, Hội đồng nhân dân), hoạt động kiểm tra, thanh tra của Nhà nước với các hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc. Do vậy, mơ hình giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải bảo đảm các thiết chế giám sát không bị phụ thuộc vào đối tượng chịu sự giám sát. Pháp luật phải bảo đảm Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội không bị lệ thuộc vào chính đối tượng bị giám sát, phản biện về ngân sách, biên chế. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải thể hiện được hết vai trị giám sát của mình một cách chủ động và độc lập với các chủ thể giám sát khác.
3.1.3. Phải đảm bảo nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong tham gia giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng
XII đòi hỏi “Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đồn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trị giám sát và phản biện xã hội”. Bởi khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện hoạt động giám sát xã hội, chính là tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân nên khi tiến hành hoạt động giám sát, Mặt trận phải phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân, khuyến khích, động viên tinh thần, trí tuệ của nhân dân. Dân chủ hóa đời sống xã hội sẽ làm cho mọi tiềm năng sáng tạo của người dân được phát huy, sự tìm tịi những sáng kiến mới, những giải pháp mới được nở rộ; sự tham gia của nhân dân vào các q trình chính trị, xã hội trên tất cả các khâu - từ khâu hoạch định đường lối đến triển khai, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và tổng kết để đưa ra những quyết định mới - sẽ ngày càng có hiệu quả cao.
3.1.4. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải góp phần tích cực xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả
Để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước cần thiết phải có sự giám sát thường xuyên, kịp thời của Đảng và nhân dân (mà trong đó trực tiếp là giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Hiệu quả hoạt động hành chính phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Do đó, bên cạnh việc tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc đối với cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước thì cần thiết phải: “Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước”. Với việc ban hành Luật Cán bộ, cơng chức và các văn bản có liên quan, chế độ trách nhiệm và tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức sẽ được nâng cao. Theo Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước thì đến năm 2020, đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Điều này có tác dụng tích cực đến việc thúc đẩy cơ chế giám sát và phản biện xã hội trong đó có giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần phải gắn với “Xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch, đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ phẩm chất và năng lực... Thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và phục vụ dân đối với các cơ quan và công chức nhà nước” phù hợp với Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Chương trình cải cách hành chính nhà nước. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày càng có vị trí, vai trị quan trọng đối với quyền lực nhà nước nói chung, cơ quan hành chính nhà nước nói riêng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, việc nâng cao hơn nữa và thể chế hóa quyền giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đầy đủ và cụ thể.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh