Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại tỉnh Đắk Lắk có liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại tỉnh Đắk Lắk có liên quan đến

quan đến giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37 km2; là trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57"Đ- 108°59'37" độ kinh Đông và từ 12°9'45" độ đến - 13°25'06" độ vĩ Bắc. Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà; phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; phía tây giáp Campuchia có đường biên giới dài 193 km; cách Hà Nội 1.410 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km; có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2.442m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk; dân số toàn tỉnh tính đến ngày 01/4/2019 đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km²; trong đó dân số sống tại thành thị đạt 462.013 người, chiếm 24,7% dân số toàn tỉnh dân số sống tại nông thôn đạt 1.407.309 người, chiếm 75,3% dân số. Dân số nam đạt 942.578 người, trong khi đó nữ đạt 926.744 người; có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 33% dân số toàn tỉnh; tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện; có 184 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 20 phường, 12 thị trấn, 152 xã; có 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố, (trong đó có 608 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ); Có 4 xã biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri – Vương quốc Campuchia. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các đơn vị hành chính của tỉnh; dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm của tỉnh, của huyện, thị, dọc các tuyến Quốc lộ chạy qua trên địa bàn tỉnh, Quốc lộ 14, 26,

27 như Krông Pắc, Ea Kar, Cư Kuin, Ea Hleo. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk v.v…; địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc: nằm ở phía tây và cuối dãy Trương Sơn, là một Cao Nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dòng sông chính. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô là phía tây bắc; vùng có khí hậu mát mẻ, ôn hoà là phía đông và phía nam. Thời tiết có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô khá rõ rệt. Từ tháng 5 thường mùa mưa bắt đầu và kéo dài đến khoảng tháng 10 và thời gian này kèm theo gió tây nam hoạt động, những tháng có lượng mưa lớn nhất chủ yếu là khoản từ tháng 7 đến tháng 9 và chiếm tỷ lệ từ 80 đến 90% lượng mưa trong năm. Đặc biệt vùng phía đông của tỉnh do bị tác động bởi dãy núi đông Trường Sơn nên mùa mưa thường kéo dài tới tháng 11. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 của năm trước và kéo dài đến tháng 4 năm sau, vào mùa này gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn dẫn đến độ ẩm giảm và gây ra khô hạn nghiêm trọng. Nhiều năm trên địa bàn toàn tỉnh có lượng mưa bình quân đạt từ 1600–1800 mm.

Đắk Lắk về kinh tế chủ đạo dựa vào sản xuất và xuất khẩu về lĩnh vực nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng năm 2017 của Việt Nam, tỉnh Đắk Lắk đứng ở vị trí 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk có diện tích trồng cà phê cùng với sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích đất trồng cà phê là 182.343ha và sản lượng hàng năm thu hoạch đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi có diện tích trồng nhiều bông, cacao, cao su, điều của Việt Nam. Bên cạnh đó tỉnh cũng là nơi trồng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế, như cây bơ, sầu riêng, mít, xoài, chôm chôm... Hiện tỉnh có 2 huyện nghèo được thụ hưởng Chương trình 30a là M’Đrăk, Lăk; 51 xã đặc biệt khó khăn (trong đó có 1 xã biên giới) và 208 thôn, buôn đặc biệt khó khăn được vào diện đầu tư của Chương trình

135. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 45,5 triệu đồng, huy động vốn toàn xã hội năm 2019 ước đạt 33.700 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 9,35%, năm 2019 ước giảm còn 3,46%...

Giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk có 695 trường học, trong đó có Trung học phổ thông có 53 trường, Trung học cơ sở có 225 trường, Tiểu học có 417 trường và bên cạnh đó còn có 235 trường mẫu giáo; các trường Đại học Tây Nguyên; Đại học Buôn Ma Thuột; Đại học Đông Á; Đại học Luật Hà Nội phân hiệu Đắk Lắk; Trường Cao đẳng Văn Hóa - Nghệ thuật Tỉnh Đăk Lăk; Trường Cao đẳng Thực Hành FPT Polytechnic Tây Nguyên…Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.

Giao thông tỉnh có Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đi và đến các tỉnh, thành như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng. Ngoài ra, tỉnh có 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua địa phận tỉnh và nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Đắk Nông, Bình Phước và Bình Dương...; có quốc lộ 14C chạy song song với tuyến biên giới Campuchia. Quốc lộ 27 từ Đắk Lắk đi tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 26 từ Buôn Ma Thuột nối với quốc lộ 1A tại thị trấn Ninh Hoà, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa. Quốc lộ 29 nối thị xã Buôn Hồ với cảng Vũng Rô tỉnh Phú Yên.

Những năm qua, phát huy tinh thần cách mạng, đoàn kết, dân chủ, đổi mới, Đảng, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk đã vượt qua những khó khăn, thách thức và đạt được một số kết quả nổi bật trên các lĩnh vực. Tỉnh chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả một số chương trình, kế hoạch lớn, trọng tâm, trọng điểm mang tính đột phá, ban hành nhiều cơ chế chính sách đã và đang có hiệu quả. Nền kinh tế tiếp tục phát triển và ổn định, cơ sở hạ tầng - xã hội được quan tâm

đầu tư nhiều hơn; một số tiềm năng, lợi thế triển khai thực hiện đã có hiệu quả. Các dự án, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách xã hội hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện đạt kết quả. Các lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo, văn hoá - xã hội, thông tin- truyền thông phát triển mạnh về quy mô và chất lượng được nâng cao. Đời sống tinh thần, vật chất của người dân được cải thiện và thường xuyên được nâng lên, diện mạo nông thôn, đô thị được đổi mới; quốc phòng được tăng cường, trật tự, an ninh, chính trị, an toàn xã hội, biên giới quốc gia được giữ vững. Nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được kết quả đáng khích lệ, khối đại đoàn kết dân tộc được xây dựng và củng cố vững chắc.

Tuy nhiên, Đắk Lắk là tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên bất lợi hơn nhiều tỉnh, thành khác, vị trí nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; giao thông đi lại không thuận tiện, nguồn lực đầu tư phát triển chưa tương xứng, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, một bộ phận Nhân dân đời sống cón rất khó khăn, thiếu thốn, nhất là Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới. Đắk Lắk đến nay, vẫn là địa phương nghèo và chậm phát triển. Nhận thức của một số cấp ủy và chính quyền các cấp, nhất là cơ sở và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa hiểu đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam, do vậy một số cấp ủy ở cấp huyện, cấp xã đã bố trí cán bộ cho Mặt trận là những người gần đến tuổi nghỉ hưu nhưng theo quy định không được cơ cấu công tác ở cấp ủy hoặc chính quyền, những người có trình độ, năng lực yếu; thậm chí những người bị kỷ luật ở cấp ủy, chính quyền về làm công tác Mặt trận. Đây cũng là một thách thức cho công tác Mặt trận nói chung, công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)