7. Kết cấu của luận văn
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt
Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, là chủ thể được Nhân dân tin tưởng, lựa chọn trao cho quyền giám sát đối với hoạt động của Nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam đối với hoạt động của Nhà nước chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi trình độ phát triển của toàn xã hội, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng là nền tảng kinh tế - xã hội – dân trí đến thể chế chính trị và mức độ nhận thức dân chủ xã hội. Do đó, để nâng cao hiệu quả giám sát của MTTQ Việt Nam đối với Nhà nước trong thời gian tới, ngoài các yếu tố như văn hóa, tri thức, còn cần đến những yếu tố khác như tạo dựng hành lang pháp lý đồng bộ, nâng cao năng lực và bản lĩnh của MTTQ Việt Nam, sự hình thành, vận hành và phát triển xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa
3.2.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp về vai trò giám sát,
của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy có nhận thức đúng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của MTTQ Việt Nam, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của MTTQ Việt Nam thì ở nơi đó hoạt động của MTTQ Việt Nam đạt được hiệu lực, hiệu quả, nơi nào cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về công tác MTTQ thì nơi đó kết quả hoạt động của MTTQ Việt Nam bị hạn chế và không thể phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình. Mặc dù trong những năm gần đây, nhận thức của cấp ủy Đảng các cấp về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam nói chung và về chức năng, nhiệm vụ giám sát của MTTQ Việt Nam nói riêng đã có những chuyển biến tích cực; tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn
có nơi coi MTTQ Việt Nam như là một chủ thể chỉ đóng vai trò “tham gia”, “hưởng ứng” các hoạt động của Đảng, Nhà nước mà chưa thực sự là một chủ thể có tiếng nói độc lập, đại diện cho Nhân dân để giám sát đối với việc thực thi quyền lực Nhà nước của các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước và công tác xây dựng, thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ khi Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhận thức trong hệ thống chính trị và trong xã hội về giám sát của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội nhìn chung đã có những chuyển biến tích cực, nhưng đến nay vẫn còn chưa thật sự đầy đủ và chính xác, vẫn còn hiện tượng xem nhẹ quyền giám sát của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Các hoạt động đôi khi chỉ gói gọn trong hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam, chưa huy động và phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức thành viên tham gia hoạt động giám sát; còn tình trạng né tránh, ngại va chạm, do vậy hiệu quả giám sát chưa cao. Do vậy, các cấp ủy Đảng phải nhìn nhận một cách khách quan về vai trò, chức năng giám sát của MTTQ Việt Nam và là tính tất yếu của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; việc cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về đại đoàn kết dân tộc phải thật sự phát huy được vai trò của Nhân dân trong hoạch định và quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân; trong hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội phải được nâng cao hiệu quả và đảm bảo thiết thực.
3.2.2. Xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ để vận hành có hiệu quả hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Giám sát của MTTQ Việt Nam là tập hợp trí tuệ của toàn dân để tham gia cùng Đảng, Nhà nước giải quyết công việc chung của đất nước trong quá trình xây
dựng và phát triển đúng với bản chất của Nhà nước pháp quyền, Nhân dân làm chủ. Do vậy, Đảng cần nhìn nhận một cách khách quan để tiếp tục lãnh đạo Nhà nước xây dựng hệ thống pháp lý đảm bảo đồng bộ để Nhân dân phát huy được quyền giám sát đầy đủ của mình. MTTQ Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát của mình là một trong những bộ phận của giám sát xã hội. Để đảm bảo tính khả thi của pháp luật về giám sát xã hội của MTTQ Việt Nam Đảng cần phải có quan điểm nhất quán về xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ cả nội dung điều chỉnh lẫn hình thức điều chỉnh về giám sát của MTTQ Việt Nam, không mâu thuẫn, không chồng chéo với hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về giám sát nói riêng. Pháp luật về giám sát của MTTQ Việt Nam được hoàn thiện phải đảm bảo tối đa quyền của các chủ thể trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Với tính chất đặc thù của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không có hội viên, mà có thành viên, nhưng các tổ chức thành viên có hội viên, vì vậy cần phải có hệ thống pháp luật về giám sát được hoàn thiện cho các tổ chức này, các quy định của pháp luật về giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên phải thống nhất và đồng bộ, không mâu thuẫn nhau, đây là hành lang pháp lý để thực hiện chức năng giám sát hiệu quả. Cơ sở pháp lý về giám sát của MTTQ Việt Nam phải đảm bảo tính đa dạng, đặc biệt tính xã hội phải rộng rãi, khi thực hiện các hình thức giám sát. Trong MTTQ Việt Nam bao gồm tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, thậm chí có cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, do đó có nhiều lực lượng tham gia giám sát. Để thích ứng với các lực lượng đó là các nội dung, hình thức, công cụ … khác nhau được áp dụng và mang lại những sản phẩm giám sát khác nhau.
Các cấp chính quyền trong điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trực tiếp đụng chạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong quản lý, bên cạnh phương pháp thuyết phục, các chủ thể quản lý có thể sử dụng các phương pháp cưỡng chế hay phương pháp hành chính, kinh tế. Nếu triển khai thực hiện các phương pháp trên không đúng có thể dẫn đến nguy cơ gây khó khăn hoặc thiệt hại cho các đối tượng bị áp dụng. Trong điều kiện như vậy, nếu không được giám sát và kiểm soát chặt chẽ thì có thể dẫn đến tình trạng một số cán bộ, công chức, viên chức hành chính lạm quyền khi thi hành nhiệm vụ dẫn đến xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và cộng đồng. Nhằm giám sát đạt hiệu quả cao, thì các cơ quan quyền lực Nhà nước, các cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu của các cơ quan này trong triển khai hoạt động của mình phải công khai, minh bạch một cách khách quan và trung thực. Công khai, minh bạch là yêu cầu, đòi hỏi tất yếu đối với hoạt động của bộ máy Nhà nước đối với nền hành chính công chuyên nghiệp, hiện đại. Công khai, minh bạch sẽ được gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền và người dân. Nhà nước pháp quyền XHCN “của dân, do dân, vì dân”,thì tính công khai, minh bạch trong hoạt động điều hành quản lý hành chính Nhà nước đây được coi là nền móng cho sự vững mạnh của bộ máy quản lý hành chính công nhà nước, góp phần đảm bảo đúng bản chất dân chủ của xã hội, tạo điều kiện và động lực để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền giám sát. Công khai, minh bạch là biện pháp tích cực trong phòng ngừa các hành vi tiêu cực, sai lệch về kết quả hoạt động của bộ máy Nhà nước trong thực thi nhiệm vụ. Công khai, minh bạch trong quản lý hành chính Nhà nước, thì nhất định các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan ngôn luận và người dân đòi hỏi phải được đầy đủ thông tin, kịp thời, chính xác về các quy định của pháp luật, các quy định liên quan đến quá trình hoạt động thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức Nhà nước. Từ thực tiễn cho thấy, những vụ việc, những cơ chế, chính sách, những
vụ việc liên quan đến hoạt động công vụ của cơ quan hoặc cá nhân quan chức mà được công luận có nhiều ý kiến, nếu được công khai minh bạch, thì sẽ phản bác được những dư luận lệch lạc, gắn kết mối quan hệ giữa cán bộ, công chức, cơ quan công quyền với người dân một cách trong sáng, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với chính quyền. Trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước, nhất là người đứng đầu các cơ quan chính quyền trước Nhân dân phải nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan đó. Pháp luật phải thống nhất và quy định cụ thể, rõ ràng về chế tài xử lý nghiêm minh đối với những hành vi gian dối, che giấu hoặc từ chối cung cấp thông tin về hoạt động của các cơ quan và công chức Nhà nước. Pháp luật cần quy định rõ về trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, người đứng đầu các cơ quan nhà nước trước Nhân dân về hoạt động của mình là một thể chế không thể thiếu, thể chế đó phải có tính khả thi cao như các thể chế khác. Công khai minh bạch trong tình hình hiện nay của các cơ quan công quyền là rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền giám sát thông qua hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp vào hoạt động của bộ máy nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
3.2.4. Phát huy dân chủ trong hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam
Dân chủ là một trong những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, trong đó có MTTQ Việt Nam; là một trong những hoạt động cơ bản, giám sát của MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh cũng đòi hỏi phải được thực hiện theo những cơ chế và cách thức dân chủ. Yêu cầu này đặt ra đối với toàn bộ hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp cũng như đối với việc phối hợp giám sát giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên hoặc giữa các thành viên với nhau trong quá trình thực hiện quyền giám sát.
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan, tổ chức khác trong thực hiện giám sát
Để phát huy hiệu quả hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam phải có sự phối hợp chặt chẽ và sự thống nhất hành động một cách đồng bộ với các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị về hoạt động giám sát. Vì vậy, cần tăng cường sự phối hợp, kết hợp giữa hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội với hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng và hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
3.2.6. Phát huy trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt phải được công khai hóa để Nhân dân biết và giám sát
Quy định rõ các hình thức cụ thể, tạo thuận lợi để Nhân dân phản ánh, góp ý; thực hiện nghiêm quy chế tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu; quy chế tiếp thu và trả lời sau giám sát, đối với ý kiến đóng góp của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị từ MTTQ Việt Nam và đoàn thể Nhân dân với tinh thần thực sự cầu thị. Các cấp ủy phải chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giám sát, kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ nêu gương của cán bộ, đảng viên; thông tin công khai những kết quả phản ánh, xử lý, giải quyết vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống, trách nhiệm của người đứng đầu mà dư luận và nhiều người dân quan tâm. Để tiếp tục phát huy vai trò của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, cần tiếp tục quan tâm phát huy và nâng cao chất lượng công tác giám sát của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, bởi lẽ, thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần quan trọng vào xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.