Tình hình giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk

Lắk

2.2.1. Tình hình tổ chức quán triệt, triển khai công tác giám sát.

Trên cơ sở Quyết định số 217-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Hướng dẫn số 30-HD/BDVTW, ngày 10/02/2014 của Ban Dân vận Trung ương về thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW; Thông tri số 28 /TTr- MTTW-BTT, ngày 17/4/2014 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế và Quy định; Thông tri số 23/TTr-MTTW- BTT ngày 10/8/2017 về hướng dẫn quá trình giám sát và quy trình phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nghị quyết Liên tịch số 403/2017/NQLT- UBTVQH14-CP- ĐCTUBTWMTTQVN, ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.

Để nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất trong hệ thống Mặt trận, vào ngày 19/6/2014, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Hội nghị lồng ghép với Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ 12, khóa XII (nhiệm kỳ 2009 – 2014), để quán triệt Quy chế, Quy định và các văn bản của Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương và của Tỉnh ủy cho 200 cán bộ là Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh; cấp huyện đã tổ chức được 15 hội nghị cho 1.020 cán bộ Ủy viên Ủy ban MTTQ cấp huyện và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã tham dự để quán triệt, triển khai các Quyết định và văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Kế hoạch của Tỉnh ủy.

Sau Hội nghị quán triệt các văn bản trên và tiếp thu qua các phương tiện thông tin đại chúng nhận thức của cán bộ, đoàn viên, hội viên cơ bản nắm được tinh thần và những nội dung cốt lõi của Quy chế, Quy định, có thể khẳng định Quy chế giám sát, phản biện xã hội và Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một diễn đàn sôi động thu hút sự quan tâm của Nhân dân.

Song song với việc quán triệt các Quy chế, Quy định và các văn bản Thông tri hướng dẫn để lan tỏa và có chiều sâu hơn về nhận thức tạo đà cho quá trình triển khai, thực hiện; Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chỉ đạo, định hướng cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, đăng tải các nội dung của Quy chế, Quy định lên Website của MTTQ tỉnh; đặc biệt kết hợp với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và các hoạt động của Mặt trận, các tổ chức thành viên của Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở để vận động đoàn viên, hội viên và đông đảo quần chúng Nhân dân biết và thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hơn 5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tronng tỉnh đã tổ chức giám sát được 2025 cuộc, trong đó cấp tỉnh được 25 cuộc, cấp huyện được 155 cuộc, còn lại là cấp xã.

2.2.2. Tình hình thực hiện công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại tỉnh trong lĩnh vực kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng

Đắk Lắk trong thời gian qua đã và đang đẩy mạnh phát triển kinh tế; xây dựng cơ sở hạ tầng với mong muốn sớm hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm gần đây, một số nguồn quỹ và ngân sách được thiết lập để triển khai thực hiện các hoạt động về kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, đã xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ

chức hoạt động giám sát công tác quản lý Nhà nước trong việc thu - chi các loại quỹ trên địa bàn tỉnh do Nhân dân đóng góp và giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện việc làm đường giao thông nông thôn. Qua tổng hợp nguồn tài liệu thứ cấp do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk báo cáo, kết quả tổng hợp đã xác định được những đơn vị, tập thể là đầu mối tổ chức huy động, vận động nguồn quỹ. Cụ thể như sau: Ủy ban nhân dân xã: Trực tiếp tổ chức vận động Quỹ Quốc phòng - an ninh; Đền ơn đáp nghĩa; quỹ phòng, chống thiên tai; quỹ Nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng vận động, quản lý, sử dụng quỹ đảm bảo đúng quy định, hàng năm Ủy ban nhân dân cấp xã có lập dự toán, thủ tục trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết dự toán thu, chi; có lập sổ sách, phiếu thu, chi đảm bảo đúng quy định. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa: công tác huy động, vận động xây dựng quỹ, quản lý và sử dụng nguồn quỹ được thực hiện đúng quy định, nhưng về công tác tổ chức chưa được đảm bảo, đa phần ở các xã, phường, thị trấn không thành lập Ban vận động hoặc có thành lập nhưng việc kiện toàn, củng cố chưa kịp thời Ban vận động quỹ và công tác xây dựng, sửa đổi, bố sung quy chế quản lý và sử dụng quỹ cũng chưa được quan tâm. Quỹ này phần lớn các xã, phường, thị trấn vận động, huy động đều đạt chỉ tiêu hàng năm. Quỹ huy động Nhân dân tự nguyện đóng góp để xây dựng các công trình dân sinh thiết yếu, chủ yếu là xây dựng kênh mương nội đồng và đường giao thông nông thôn. Hàng năm, vận động Nhân dân đóng góp với số tiền tương đối lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn. Phương thức thu quỹ được tiến hành tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và được các hộ dân đồng thuận, nhất trí ký tên mới tiến hành thu và việc đóng góp được Nhân dân đồng tình, hưởng ứng cao. Quỹ khuyến học, khuyến tài; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp Vận động Quỹ vì người nghèo, quỹ cứu trợ. Kết quả vận động quỹ hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu giao. Công tác quản lý tài liệu sổ sách có liên quan và chứng từ thu, chi được đảm bảo đúng quy định.

Công tác giám sát trong hoạt động kinh tế, đầu tư của cộng đồng (từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2020) của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, qua công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tại các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh cho thấy công tác giám sát các hoạt động kinh tế về đầu tư cộng đồng được Mặt trận Tổ quốc cấp xã, cấp huyện quan tâm thực hiện trong thời gian qua, đây cũng là công việc được nhiều người quan tâm thực hiện gắn liền với cuộc sống hằng ngày của người dân. Có thể khẳng định, công tác giám sát trong lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng các địa phương trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc. Hoạt động giám sát về kinh tế, cơ sở hạ tầng khá thường xuyên, đã giúp cho các hoạt động kinh tế ở cơ sở được minh bạch, công khhai và dân chủ hơn. Cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày một nhiều, trong đó có một phần đóng góp rất lớn của người dân, nhiều hộ gia đình gương mẫu trong việc tự nguyện hiến đất, tiền, ngày công lao động để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, Hội trường tổ dân phố, nhà cộng đồng thôn, buôn góp phần xây dựng nông thôn mới rất hiệu quả. Đạt những kết quả trên là do sự chủ động trong công tác phối hợp, biết lắng nghe ý kiến của người dân và đáp ứng được những lợi ích thiết thực và chính đáng của người dân và đảm bảo được sự hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích người dân mà chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, vẫn còn một số nơi chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chưa thật sự chủ động thực hiện, dẫn đến còn chậm, người dân còn băn khoăn, lo lắng và phản ánh, điều đó đã làm ảnh hưởng phần nào đến hoạt động tuyên truyền, vận động, trong đó có nhiệm vụ, chức năng hoạt động giám sát của hệ thống Mặt trận Tổ quốc đối với việc thực thi nhiệm vụ trong hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng của chính quyền cấp cơ sở.

Nhìn chung, hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở trên địa bàn tỉnh được thực hiện cơ bản đảm bảo về thành phần nội dung giám sát các

Tỉnh và Trung ương. Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai tương đối rộng khắp, bởi vì căn cứ vào chỉ tiêu thi đua hàng năm trong hệ thống MTTQ các cấp trong tỉnh thì cấp huyện, cấp xã phải lựa chọn ít nhất từ ba nội dung trở lên để giám sát, trong đó nội dung giám sát hoạt động kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng dân sinh được các địa phương trong tỉnh ưu tiên triển khai thực hiện, vì nó sát thực với nhu cầu cuộc sống thực tế của người dân.

2.2.3. Tình hình giám sát trong lĩnh vực Giáo dục

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã triển khai giám sát việc thực hiện quản lý Nhà nước về vấn đề dạy thêm, học thêm; việc thực hiện các khoản thu, đóng góp ngoài ngân sách Nhà nước năm 2016 tại trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, huyện Krông Pắk và trường Trung học cơ sở Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột. Qua giám sát cho thấy việc quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc cũng như Sở Giáo dục tỉnh còn buông lỏng trong quản lý Nhà nước về vấn đề dạy thêm, học thêm như việc tổ chức dạy thêm của các thầy cô không đăng ký, cơ sở vật chất không đảm bảo, việc thu tiền học thêm của học sinh còn tùy tiện; thậm chí có thầy cô còn bắt buộc học sinh học thêm ngoài ý muốn của học sinh, việc thu các khoản đóng góp của học sinh hầu như nhà trường tự đạt ra các khoản không có trong quy định cho phép như quỹ vệ sinh trường lớp, quỹ Hội phụ huynh trường, Hội phụ huynh lớp… Sau đợt giám sát Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có kiến nghị những vấn đề bất hợp lý nêu trên đến các cơ quan chức năng có liên quan, qua đó việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh đã được chấn chỉnh đúng quy định của Nhà nước; việc tự đặt ra các khoản tự thu, tự chi như trước không còn.

2.2.4. Tình hình giám sát trong lĩnh vực môi trường

Năm 2017 Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức cuộc giám sát việc cam kết bảo vệ môi trường của Công ty Thủy điện Buôn Kốp. Qua giám sát cho thấy,

trong thời gian qua Công ty đã không để xảy ra vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Công ty đã tuân thủ tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình quản lý, vận hành thuỷ điện Buôn kuốp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước và không khí trong khu vực; đã điều tiết, khai thác hợp lý nguồn nước và không để cạn kiệt dòng chảy trên sông Serêpốk trong mùa khô hàng năm; Công ty luôn phối hợp tốt với chính quyền địa phương và xử lý có hiệu quả các công việc có liên quan đến bảo vệ môi trường. Công ty đã nộp đủ, đúng và kịp thời tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định; Công ty đã thực hiện Chương trình quan trắc môi trường định kỳ, lập báo cáo giám sát môi trường và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định.

- Theo Báo cáo kết quả quan trắc đợt 1/2016 đối với Nhà máy Thuỷ điện Buôn Kuốp (do đơn vị tư vấn là Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường thực hiện, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 01/9/2016), các kết quả giám sát môi trường đối với nước mặt, nước ngầm, nước thải phát sinh từ hoạt động của Nhà máy đảm bảo trong giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; đơn vị đã thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường theo nội dung cam kết tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt. Tuy nhiên,Về tồn tại, hạn chế của Công ty như sau:

- Việc giải quyết đơn tập thể của 31 hộ dân ở xã Ea Na, huyện Krông Ana yêu cầu bồi thường thiệt hại 18 hét ta đất hoang đã bị ngập trong lòng hồ; tuy Công ty đã có báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk và chính quyền địa phương (tại văn bản số 2054/BC-TĐBK ngày 05/9/2016) là đất hoang không đủ điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ; nhưng Nhân dân địa phương không nhất trí với quan điểm của Công ty là đất hoang không đủ điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ.

- Việc giải quyết đơn kiến nghị của Ông Y Blăn Niê xã Dray Sáp huyện Krông Ana yêu cầu bồi thường 2.999m2 đất do trước đây chưa được bồi thường.

Tuy nhiên Công ty đã dự kiến phương án bồi thường, hỗ trợ bổ sung cho ông Y Blăn Niê, sau khi có Quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ bồi thường bổ sung và Công ty sẽ chi trả tiền bồi thường cho gia đình Ông trong vòng 1 tháng. Tuy Công ty đã có thiện chí bồi thường cho gia đình ông Y Blăn Niê xã Dray Sáp huyện Krông Ana, nhưng việc thiếu sót trong quá trình rà soát tổng hợp diện tích đất phải bền bù cho dân vùng Dự án Thuỷ điện dẫn đến ảnh hưởng đến đời sống của người dân và khiến cho tình trạng khiếu kiện kéo dài tại địa phương. Đoàn giám sát đã kiến nghị Công ty giải quyết như: Phối hợp với chính quyền địa phương trong tỉnh tiến hành rà soát lại diện tích đất của 31 hộ dân đã kê khai trước đây và sớm xây dựng phương án hỗ trợ diện tích đất thiệt hại do xây dựng thuỷ điện Buôn Kuốp đối với 31 hộ dân tại xã Ea Na huyện Krông Ana để chấm dứt tình trạng khiếu nại kéo dài, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Sớm triển khai phương án hỗ trợ, bồi thường theo quy định cho gia đình ông Y

Blăn Niê xã Dray Sáp huyện Krông Ana. Xem xét đầu tư hệ thống bơm, điện, kênh dẫn nước từ sông Krông Ana vào khu vực đất sản xuất của Nhân dân Buôn Drai xã Ea Na huyện Krông Ana. Vì buôn chủ yếu là các hộ dân bị thu hồi đất để làm thuỷ điện, hiện nay điều kiện Nhân dân rất khó khăn, mặc dù chính quyền địa phương đã quan tâm nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện để giúp cho dân vươn lên xoá đói, giảm nghèo. Tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng cho khu tái định cư và hỗ trợ các điều kiện để phát triển kinh tế cho Nhân dân khu tái định cư. Sau buổi làm việc Công ty đã có thiện chí nhất trí giải quyết các kiến nghị của Đoàn giám sát một cách sớm nhất. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã chú trọng đến công tác giám sát trong lĩnh vực môi trường đạt kết quả, được người dân đồng tình như Mặt trận huyện Ea Kar giám sát việc xử lý mùi hôi của Nhà máy tinh bột sắn, thành phố Buôn Ma Thuột giám sát việc xử lý mùi hôi thối của bãi rác thành phố tại xã Cư Êbur…. Qua đó, đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)