thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
2.6.1. Ưu điểm
Hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam nói chung và của MTTQ các cấp thành phố Tam Kỳ nói riêng trong những năm qua đã có nhiều cố gắng triển khai thực hiện hoạt động giám sát theo chức năng, quyền hạn của mình, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chương trình thống nhất hành động hằng năm. Dù kết quả trong công tác hoạt động giám sát hiện nay chưa đạt yêu cầu đề ra nhưng bước đầu đã đạt được những kết quả đạt được nhất định như sau:
Một là, đã khơi dậy và phát huy được ý thức dân chủ của nhân dân quan tâm và tích cực tham gia công việc nhà nước.
Trong xu thế xã hội phát triển từng ngày như hiện nay, bên cạnh công tác giám sát của cơ quan quyền lực thì khơng thể thiếu hoạt động giám sát của MTTQ, nó mang tính nhân dân, thể hiện một xã hội dân chủ và chính nó làm địn bẩy góp phần làm cho chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Hai là, góp phần tích cực vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng và
củng cố chính quyền, mở rộng và phát huy dân chủ, ý thức và trách nhiệm của nhân dân tham gia các công việc của nhà nước.
Hoạt động giám sát của MTTQ các cấp giúp cho các chủ trương của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước, các chương trình, đề án của Chính phủ và UBND các cấp được triển khai đạt hiệu quả cao nhất, tránh những thiếu sót, bất cập khơng đáng có. Điều này làm cho các chính sách, hoạt động quản lý nhà nước dần chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động giám sát của MTTQ giúp cho các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, đảng viên và cán bộ dân củ có ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế công việc và có ý thức tự giác rèn luyện cao hơn. Bên cạnh đó, qua hoạt động giám sát giúp nhân dân ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình, thể hiện vai trị làm chủ của mình trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền.
Những hình thức xử lý vi phạm, chấn chỉnh hành vi do hoạt động giám sát của MTTQ phát hiện và chỉ ra đều xuất phát từ sự phản ánh, kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Ba là, qua hoạt động giám sát, MTTQ ngày càng khẳng định được vị
trí, vai trị thực tế của mình trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội, trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
2.6.2. Hạn chế
Hoạt động giám sát của MTTQ các cấp của thành phố Tam Kỳ trong những năm qua còn nhiều hạn chế, bất cập thể hiện ở những điểm sau:
Trong thời đại phát triển từng ngày, quá trình bùng nổ của nền kinh tế thị trường và xã hội, các chuẩn mực pháp luật, quan hệ xã hội ngày càng đa dạng. Điều đó địi hỏi MTTQ phát giám sát tất cả các lĩnh vực, hành vi xã hội. Chẳng hạn như việc nhân dân giám sát đối với tổ chức Đảng và đảng viên, hiện nay trên cơ sở pháp luật chưa có quy định nào về quyền giám sát của nhân dân đối với tổ chức Đảng và đảng viên.
Hai là, hoạt động giám sát của MTTQ thành phố tại một số nơi vẫn cịn
mang tính hình thức.
Bản chất của hoạt động giám sát là nhằm phát huy dân chủ nhằm làm cho quá trình tổ chức và thực hiện các chính sách được vận hành một cách hiệu quả; Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động giám sát được các chủ thể thực hiện nhiều lúc cịn mang tính hình thức, hiệu quả mang lại chưa cao; Ví dụ như việc giao “chỉ tiêu” số lượng cuôc giám sát của MTTQ cấp trên đối với cấp dưới trên một năm để chấm điểm thi đua cuối năm đã ảnh hưởng đến chất lượng giám sát, vì MTTQ cấp dưới chạy theo thành tích làm thật nhiều cuộc giám sát để lấy thành tích, hoặc làm để đối phó…
Ba là, hiệu lực pháp lý và hiệu quả thực tế của hoạt động giám sát của
MTTQ còn thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra.
Ý nghĩa cuối cùng của hoạt động giám sát là hướng đến hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, của cán bộ. Tính chất giám sát là mang tính nhân dân (tính xã hội) nên kết quả chỉ là đề xuất, kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, định đoạt. Trên thực tế, tiếng nói của MTTQ nhiều năm qua cũng chưa được tiếp thu đúng mức, thực trạng này làm cho hiệu quả thực tế của giám sát còn thấp, hiệu quả chưa cao.
MTTQ sử dụng hình thức giám sát thông qua hoạt động TTND và GSĐTCĐ vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, địa vị pháp lý cũng như thiết kế mơ
hình hoạt động của Ban TTND lại cùng một đạo luật với Thanh tra Nhà nước - Luật Thanh tra năm 2010. Điều đó cho thấy đang có sự lúng túng, khó khăn trong việc tìm kiếm mơ hình phù hợp bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát của thiết chế này. Thêm vào đó, tuy là cùng được quy định trong một văn bản luật nhưng khơng hề có sự liên hệ, hỗ trợ nhau giữa Thanh tra Nhà nước và TTND ở cấp chính quyền cơ sở và các cơ quan nhà nước trong việc xử lý kết quả giám sát của Ban TTND.
Bốn là, hoạt động giám sát còn chưa hướng vào những vấn đề kinh tế -
xã hội đang bức xúc của xã hội.
Vấn đề đầu tiên cần nói đến là việc thực hiện trách nhiệm của MTTQ trước cử tri về giám sát đại biểu dân cử. Theo luật định, vai trò của MTTQ trong chế định bầu cử rất lớn: tổ chức hiệp thương, giới thiệu người tham gia ứng cử; tham gia vận động cử tri đi bầu cử; tổ chức tiếp xúc giữa ứng cử viên với cử tri; giám sát quá trình bầu cử; giám sát đại biểu dân cử thực hiện chương trình hành động lúc tranh cử… Thực tế vai trò của MTTQ tham gia hiệp thương chỉ có ý nghĩa hợp thức hóa thủ tục, trình tự bầu cử theo quy định, cơ chế bầu cử hiện nay chưa chấp nhận để MTTQ tham gia với tư cách độc lập, tư cách một chủ thể giới thiệu người ứng cử. Những quyền do luật định như chất vấn đại biểu dân cử hay kiến nghị bãi miễn tư cách đại biểu dân cử chưa từng được MTTQ sử dụng, điều này cho thấy MTTQ vẫn còn bị chi phối, chưa thực hiện hết trách nhiệm với nhân dân.
Năm là, hoạt động giám sát của MTTQ chưa đáp ứng được yêu cầu của
nhân dân.
Thực tiễn hoạt động giám sát của MTTQ thành phố Tam Kỳ hiện nay cịn nhiều bất cập. Vị trí, vai trị của MTTQ dù đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được sự mong đợi của các tầng lớp nhân dân vì nhiều lý do, do đó
MTTQ thành phố phải nổ lực hơn nữa, vượt lên chính mình, tự khẳng định mình bằng cách tăng cường các hoạt động giám sát nói riêng và các nội dung quyền hạn của mình.
Cơng tác cán bộ MTTQ vẫn cịn tính chắp vá, thiếu quy hoạch, chưa có chính sách thu hút và đãi ngộ xứng đáng dành cho cán bộ cơng tác Mặt trận, trong khi đó u cầu phát triển của đất nước ln địi hỏi việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, để chính quyền thật sự là chính quyền nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì yêu cầu giám sát càng ngày cao, nhất là phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, MTTQ cùng với cấp ủy Đảng phải làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển cán bộ làm công tác Mặt trận, đảm bảo các điều kiện đãi ngộ để thu hút cán bộ về làm công tác Mặt trận.