hiện hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam
Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự hợp tác của đối tượng được giám sát về việc cung cấp thơng tin, tổ chức tiếp đồn giám sát, việc báo cáo nội dung theo yêu cầu của chủ thể giám sát, việc tiếp thu ý kiến sau giám sát; từ kết quả đánh giá này, có kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền trong việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cá nhân, tổ chức được giám sát khi khơng đảm bảo các tiêu chí đánh giá của quá trình và sau giám sát.
Từng bước xây dựng cơ chế tự chủ về tổ chức và tài chính để củng cố tính độc lập của MTTQ Việt Nam trong hoạt động giám sát, nhằm khách quan trong mối quan hệ giữa MTTQ với Đảng và nhà nước.
Một số nghiên cứu mới đây đưa ra các giải pháp tháo gỡ vướn mắc trên của cơ chế tài chính này, qua đây xin được đề xuất hai hướng giải quyết vấn đề tài chính của MTTQ Việt Nam, cụ thể như sau:
Một là, đề xuất Quốc hội xem xét và quyết định ngân sách hoạt động
của MTTQ từ trung ương đến địa phương, chứ không lệ thuộc vào các cấp chính quyền xem xét cân đối, bố trí.
Hai là, có quy định về kinh phí chi cho cơng tác tổ chức triển khai giám
sát, cả chi phí và con người giám sát. Nguồn kinh phí này khơng phụ thuộc vào ngân sách chi cho hoạt động chung của MTTQ. Có thể được trích từ sự “đặt hàng” của cơ quan nhà nước đối với công tác giám sát, hoặc từ nguồn cơ quan, tổ chức được giám sát nếu cơ quan, tổ chức đó bị điều chỉnh sau giám sát. Điều này làm cho hoạt động giám sát được khích lệ hơn bên cạnh đó cơ
quan nhà nước cũng phải tự chấn chỉnh để không phải bị kiến nghị điều chỉnh sau giám sát.
Việc tham gia xây dựng chính quyền là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nói chung và của nhân dân nói riêng. Cơng tác Mặt trận, đặc biệt là
hoạt động giám sát là chủ trương lớn của Đảng ta nhằm phát huy và mở rộng một bước dân chủ trong xã hội, khơi dậy ý thức và trách nhiệm xã hội, huy động sự tham gia của các tổ chức nhân dân và cá nhân vào việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm các cá nhân, cơ quan công quyền hoạt động đúng theo quy định, khắc phục những khiếm khuyết, quan liêu, chủ quan, lạm quyền.
Để hoạt động giám sát của thành phố trong thời gian đến hoạt động có hiệu quả cao, đòi hỏi hoạt động giám sát của MTTQ thành phố và các xã, phường phải đảm bảo phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước; phải tạo được sự đồng thuận xã hội, không ngừng củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; phải nâng cao được vị thế, vai trị của MTTQ trong hệ thống chính trị, đa dạng và đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, đặc biệt là cần xác định công tác giám sát là nhiệm vụ trọng tâm.
Tiểu Kết Chương 3
Trên cơ sở đề ra bốn quan điểm chung về nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam, nội dung chủ yếu của chương 3 tập trung đi vào đề xuất bốn nhóm giải pháp cụ thể từ thực tiễn hoạt động giám sát MTTQ Việt Nam của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam:
1. Nhóm giải pháp về nhận thức, cụ thể là phải đổi mới nhận thức của cấp ủy Đảng về vai trị, vị trí, chức năng của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị qua đó tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của MTTQ Việt Nam trong công tác giám sát; Từng bước nâng cao nhận thức về vai trò, ý thức trách nhiệm trong tham gia giám sát của nhân dân.
2. Nhóm giải pháp hồn thiện cơ chế pháp lý về hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam.
3. Nhóm giải pháp đổi mới tổ chức và họat động của MTTQ Việt Nam, cụ thể đó là: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp; Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đồng tư vấn, xây dựng đội ngũ cộng tác viên; Xây dựng cơ chế phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức thành viên trong hoạt động giám sát; Chủ động phối hợp với Nhà nước trong việc thực hiện hoạt động giám sát; Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ Việt Nam ở cấp cơ sở và Ban công tác Mặt trận ở các khu dân cư; Phối hợp giám sát của MTTQ các cấp với các chủ thể có chức năng kiểm tra, giám sát, kiểm sốt quyền lực khác.
4. Nhóm giải pháp về tăng cường các điều kiện đảm bảo việc thực hiện hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam, cụ thể đó là: Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý của nhà nước; Xây dựng cơ chế tự chủ về tổ chức và tài chính để tăng cường tính độc lập của MTTQ Việt Nam trong hoạt động giám sát.
KẾT LUẬN
Giám sát là hoạt động mang yếu tố khách quan tất yếu của mọi thể chế chính trị hiện nay. Đó là cách thức cơ bản để nhân dân thực hiện việc giám sát, kiểm sốt quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Giám sát của MTTQ Việt Nam mang tính nhân dân, dân chủ chứ khơng mang tính quyền lực nhà nước. Hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những hình thức của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Đó là hoạt động theo dõi, quan sát, xem xét của MTTQ Việt Nam và Cơng đồn, Hội Nơng dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh nhằm tác động, định hướng các đối tượng bị giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Khác với cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong bộ máy nhà nước, hậu quả pháp lý trong cơ chế pháp lý kiểm sốt quyền từ bên ngồi khơng có tính cưỡng chế nhà nước mà kết quả kiểm sốt được thể hiện dưới dạng kiến nghị hoặc thông qua dư luận xã hội, gửi “thông điệp” đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận của cơ chế pháp lý kiểm soát quản lý nhà nước, hướng đến mục tiêu bảo đảm quản lý nhà nước được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả, ngăn ngừa và hạn chế tình trạnh lạm quyền, tham nhũng. Cơ chế kiểm soát quản lý nhà nước phải bảo đảm tính độc lập tương đối của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; đồng thời, phải bảo đảm sự kết hợp giữa các hình thức giám sát của Nhà nước (giám sát Quốc hội, HĐND), hoạt động kiểm tra,
tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, mơ hình giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải bảo đảm các thiết chế giám sát không bị phụ thuộc vào đối tượng chịu sự giám sát. Pháp luật phải bảo đảm MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội không bị lệ thuộc vào chính đối tượng bị giám sát, phản biện về ngân sách, biên chế. Ngoài ra, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải thể hiện được hết vai trò giám sát của mình một cách chủ động và độc lập với các chủ thể giám sát khác. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, cơng chức, viên chức và người có thẩm quyền phải có trách nhiệm cung cấp thơng tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát; góp ý vào dự thảo báo cáo giám sát khi được chủ thể giám sát đề nghị. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải tổ chức thực hiện và trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản cho chủ thể giám sát của Nhân dân theo quy định.
Trong thực tế nhiều năm qua, MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố Tam Kỳ đã thực hiện được một số nội dung giám sát và đã đạt được một số kết quả bước đầu rõ nét, tuy nhiên hoạt động giám sát của MTTQ thành phố và các xã, phường nhìn chung cịn mang tính thụ động, hiệu quả chưa cao, chưa đạt yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
Để thực hiện chức năng giám sát mang lại kết quả thiết thực và hiệu lực hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ dân chủ, trước hết đòi hỏi MTTQ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam phải đổi mới toàn diện về nhận thức, về tổ chức – cán bộ và phương thức hoạt động, phải xác định công tác giám sát là một chức năng cơ bản, cần thiết cho lý do tồn tại của mình để từ đó đầu tư thỏa đáng cho việc tổ chức thực hiện chức năng này trong hoạt động thực tiễn.
Giám sát là một hoạt động quan trọng, là vấn đề sống còn của sự nghiệp xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, là vấn đề lớn của
Đảng và Nhà nước mà vai trị của MTTQ Việt Nam cần ln được phát huy một cách có hiệu lực, hiệu quả. Điều đó liên quan trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu đổi mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Học viên hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu luận văn với đề tài “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” sẽ góp phần vào việc nghiên cứu, đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện duy nhất một đảng lãnh đạo, cầm quyền, đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ nói chung và hoạt động giám sát của MTTQ thành phố nói riêng.
Cùng với việc lựa chọn và phối hợp sử dụng các hình thức giám sát theo quy định của pháp luật, MTTQ các cấp cần hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin từ các tầng lớp nhân dân, từ xã hội thông qua các phương tiện truyền thơng, báo chí để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trên cơ sở đó có kiến nghị giám sát phù hợp, đúng đắn. Bởi vì, cơng khai, minh bạch là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các hành vi tiêu cực, các biểu hiện làm sai lệch làm suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; là điều kiện cần để thực hiện nhiệm vụ giám sát có hiệu quả. Cơng khai, minh bạch đòi hỏi các các chủ thể giám sát MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phải được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác nội dung và đối tượng cần phải giám sát.
Xây dựng cơ chế hoạt động, huy động và phát huy tiềm năng của các thành viên rộng lớn của MTTQ trong hoạt động giám sát, tham mưu ý kiến của các cá nhân tiêu biểu, phát huy ưu thế của các chuyên gia, các Hội đồng tư vấn của MTTQ; huy động mạng lưới cộng tác viên, các đoàn viên, hội viên là các nhà khoa học trên các lĩnh vực để tham gia hoạt động giám sát của MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường xây dựng, mở rộng đội ngũ cộng tác viên có sức khỏe, nhiệt tình, trách nhiệm với từng cơng việc, sự kiện
được giao là một yêu cầu tất yếu và lâu dài trong xu hướng thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế của Đảng và Nhà nước.