làm chủ của nhân dân, bảo đảm các quyền con người, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo về và phát triển đất nước.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm tin dân và trọng dân, người ghi rõ: “Cán bộ, cơ quan và đoàn thể cần xem trọng ý kiến của
quần chúng nhân dân”. Một trong những đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Đây cũng là bài học rút ra từ thực tiễn lịch sử hoạt động của MTTQ Việt Nam, chỉ khi nào phát huy được tinh thần làm chủ, ý thức về quyền vả nghĩa vụ của nhân dân thì hoạt động của MTTQ mới thực sự mang tính xã hội rộng lớn và đem lại hiệu quả cao.
Cũng còn một vài điểm thuộc nội dung quan trọng của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác đáng lẽ cần được đưa vào nhưng chưa được Hiến pháp thể hiện như : về vai trò hiệp thương của Mặt trận; vai trò tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân, trong đó có cả
các hiến kế, để phản ánh với Đảng và Nhà nước (mới chỉ được nêu ở cấp độ
Luật); về vị trí, vai trị của các tổ chức xã hội khác (được gọi là xã hội dân
sự) vì chúng cũng có vai trị quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước.
Một trong những việc đó là thực hiện chức năng giám sát, đối tượng giám sát của MTTQ Việt Nam là cơ quan, tổ chức Đảng, nhà nước, cán bộ, công chức, đảng viên.