Giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 68 - 69)

MTTQ Việt Nam

Hồn thiện pháp luật có liên quan đến cơng tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên theo hướng: bổ sung các biện pháp theo dõi quá trình tiếp nhận và trả lời việc tiếp nhận kiến nghị của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đối với các kiến nghị giám sát; bổ sung các chế tài đối với trường hợp không tiếp nhận, hoặc tiếp nhận nhưng trả lời không đúng thời gian luật định của cơ quan, người có thẩm quyền đối với kiến nghị giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội…

Cần sớm xây dựng và ban hành Luật Giám sát và phản biện xã hội đối với tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.

MTTQ, các đồn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục phát huy vai trò chủ thể, chủ động tích cực xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát hằng năm. Căn cứ chương trình cơng tác của cấp uỷ, HĐND, UBND các cấp và tình hình thực tiến của địa phương để lựa chọn nội dung giám sát đúng, trúng những vấn đề mà xã hội và nhân dân quan tâm, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Lựa chọn hình thức giám sát phù hợp với từng cấp thực hiện, từng nội dung giám sát. Việc lựa chọn phương pháp giám sát phải bám sát hướng dẫn, các quy định, quy chế để triển khai thực hiện đúng quy trình, đồng thời vận dụng linh hoạt cách làm sáng tạo, phù

hợp với thực tiễn địa phương và nội dung lĩnh vực giám sát. Các ý kiến kiến nghị phải được chắt lọc, giải pháp đưa ra phải đảm bảo hiệu quả, tính khả thi, đồng thời phải theo dõi, giám sát việc tiếp thu, thực hiện kiến nghị của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đơn vị sau giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)