GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh thái bình (Trang 40 - 48)

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách lĩnh vực Người có Phụ trách lĩnh vực việc làm Phụ trách lĩnh vực xã hội cơng Trung Phịng Trung

tâm Phịng Trườn tâm

Bảo Trung

Điều Bảo Phòng g Cai Chi

Phòng Trung vệ, tâm

dưỡng vệ, Phòng Tiền Trung nghiện cục

Phịng Việc tâm Phịn chăm Cơng

- chăm Kế lương Phòng cấp ma túy Phòng

Ngườ Văn Thanh làm và Dịch g Bảo sóc tác xã

Chỉnh sóc trẻ hoạch - và Dạy nghề và ,

i có phịng tra Sở an tồn vụ - trợ xã trẻ em hội và

hình và em và Tài Bảo nghề cho chăm chống

công lao Việc hội và Bảo

Phục bình chính hiểm người sóc tệ nạn

động làm bình trợ xã

- Khái qt về Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện/thành phố

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện/thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện/thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an tồn lao động; người có cơng; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phịng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội). Ngồi ra Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố thực hiện sự quản lý, chỉ đạo về mặt chuyên môn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Khái quát về nhiệm vụ của Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã/phường/thị trấn

Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã/phường/thị trấn là cán bộ chuyên môn thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn, thực hiện tham mưu giúp việc cho Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an tồn lao động; người có cơng; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội). Ngồi ra cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố thực hiện sự quản lý, chỉ đạo về mặt chun mơn của Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố.

2.1.2. Khái quát về đặc điểm thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có rất nhiều người con của Thái Bình đã anh dũng hy sinh ở các mặt trận khi tuổi đời còn rất trẻ để lại bao nhiêu đau thương mất mát cho người thân và gia đình. Hiện tại, thân nhân liệt sĩ hầu hết là những người tuổi đã cao, sức khỏe yếu, khơng cịn được minh mẫn nên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, một số bộ phận có mức sống thấp hơn so với mức sống trung bình của người dân nơi cư trú.

- Về số lượng: Số lượng liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình tính đến tháng 6/2019: tồn tỉnh có 52.089 liệt sĩ, 173 bà mẹ Việt Nam anh hùng cịn sống, có 12.342 thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp thường xuyên, 35.028 thân nhân hưởng tiền trợ cấp thờ cúng liệt sĩ hàng năm.[22]

- Về độ tuổi: Để tìm hiểu về độ tuổi của thân nhân liệt sĩ tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi và thu được kết quả như sau: Số thân nhân liệt sĩ dưới 50 tuổi chiếm 15%, từ 50 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ 19%, từ 60 - 70 tuổi chiếm tỷ lệ 30%, từ 70 - 80 tuổi chiếm tỷ lệ 28%, trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ 8%. Như vậy, có thể thấy rằng số thân nhân liệt sĩ hết tuổi lao động, khơng cịn khả năng lao động tại tỉnh Thái Bình chiếm trên 66%, đây là độ tuổi gặp nhiều khó khăn nhất trong các giai đoạn phát triển của con người. Ở độ tuổi này có sự lão hóa về cơ thể, sức khỏe ngày một yếu dần đi và xuất hiện nhiều bệnh khiến cuộc sống bản thân và gia đình gặp khơng ít những khó khăn, cũng là lúc thân nhân liệt sĩ gặp nhiều khủng hoảng về tâm lý. Hơn ai hết, thân nhân liệt sĩ rất cần sự quan tâm chăm sóc, động viên, an ủi, giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, cộng đồng, xã hội để được an hưởng tuổi già trong niềm hạnh phúc, niềm vui viên mãn.

- Về tâm lý: Trải qua các cuộc kháng chiến giành lại độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc đã có bao người người con Thái Bình ngã xuống, mãi mãi để lại tuổi

thanh xuân của mình nơi chiến trường. Để lại bao nhiêu nỗi đau mất mát đối với những người cha, người mẹ, người vợ và người con liệt sĩ mà khơng gì có thể bù đắp. Do đó, thân nhân liệt sĩ ln có tâm lý chung là tự hào với những đóng góp cống hiến của bản thân, của gia đình cho nền độc lập của dân tộc và ln ln mong mỏi được tìm thấy hài cốt của người thân đưa về an tang tại quê nhà để tiện chăm nom hương khói.

Đến nay, một bộ số thân nhân liệt sĩ đã được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước từ lâu, tuổi cao, sức khỏe yếu nhưng vẫn chưa tìm thấy hài cốt người thân của mình. Những thân nhân này thường xuyên bị tổn thương về mặt tinh thần và tâm lý, họ thường xuyên cảm thấy cô đơn và mong được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn từ phía Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

Tại tỉnh Thái Bình có 36% thân nhân liệt sĩ là người cao tuổi do những tác động tâm lý mất người thân và những thay đổi tâm sinh lý, tuổi tác mà sức khỏe của họ cũng có phần ảnh hưởng, khi ở độ tuổi này thân nhân liệt sĩ bị giảm chức năng của thính giác và thị giác khiến cho họ gặp khơng ít những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, có 173 Mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống đang hưởng trợ cấp thường xun thì có 112 Mẹ hiện nay sống một mình, sức khỏe đã già yếu mọi sinh hoạt phải nhờ vào họ hàng và làng xóm.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sĩ luôn cảm thấy vui mừng phấn khởi khi được đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội tổ chức đến tận nhà thăm hỏi, động viên, tặng quà và chúc sức khỏe vào những dịp lễ tết như: ngày 27/7, ngày tết nguyên đán… Thoáng qua niềm vui đó là những nỗi buồn trong sâu thẳm đơi mắt của các bà, các mẹ khi được hỏi về thông tin người thân đã hi sinh.

- Về tình trạng sức khỏe: Đa số thân nhân liệt sĩ đều có sức khỏe yếu, do ảnh hưởng của tuổi già, ốm đau bệnh tật. Trong tổng số thân nhân liệt sĩ được điều tra có 66% thân nhân liệt sĩ trên 60 tuổi có sức khỏe yếu là do quy luật của tự nhiên, CTXH đối với thân nhân liệt sĩ cần quan tâm sao cho các cụ được sống khỏe, sống vui, được sống trong tình thương yêu của gia đình, của cộng đồng và đặc biệt là sự tơn vinh, kính trọng của thế hệ trẻ, của nhân viên công tác xã hội. Đảng và Nhà nước đã có chính sách chăm sóc sức khỏe đối với thân nhân liệt sĩ được quy định tại: Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ, Thơng tư liên tịch số 13/2014/ TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính. Tuy nhiên, ngồi chính sách mua thẻ BHYT, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với thân nhân liệt sĩ được quy định tại các văn bản nêu trên, Nhà nước, chính quyền địa phương, cộng đồng và xã hội đã có sự quan tâm hơn đến thân nhân liệt sĩ trong việc chăm sóc sức khỏe thơng qua các hoạt động khám chữa bệnh định kỳ và miễn phí tại cộng đồng để họ ổn định sức khỏe, ổn định cuộc sống. Thân nhân liệt sĩ cũng có

ý thức tự chăm sóc sức khỏe bản thân thơng qua việc thường xuyên đi khám bệnh, theo dõi tình trạng sức khỏe.

- Về việc làm và thu nhập: là tiêu chí quan trọng đánh giá thu nhập của thân nhân liệt sĩ. Theo kết quả điều tra: thân nhân liệt sĩ hiện đang là cán bộ công chức viên chức chiếm 6%, là cơng nhân chiếm 7%, là cán bộ hưu trí chiếm 17%, làm nông nghiệp chiếm 57%, làm các cơng việc khác chiếm 13%. Qua đó có thể thấy

được thân nhân liệt sĩ chủ yếu làm nghề nông nghiệp, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào nuôi trồng như: lúa, ngô, chăn nuôi lợn, gà… và tiền trợ cấp, phụ cấp hàng

tháng của Nhà nước. Đối với những thân nhân liệt sĩ tuổi đã cao sức khỏe yếu khơng cịn đủ sức khỏe để làm việc nữa thì thu nhập chính là số tiền trợ cấp của Nhà nước. Một số ít thân nhân liệt sĩ là công chức viên - chức, công nhân, hưu trí thì có mức thu nhập ổn định hơn. Số cịn lại họ làm nghề buôn bán hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ… cũng đem lại được thu nhập cho bản thân và gia đình góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Đảng và Nhà nước ta ln có chính sách ưu tiên trong đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho con liệt sĩ được quy định tại Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 28/11/2012 của Thủ tướng Chính Phủ.

2.1.3. Nhu cầu của thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình

Thân nhân liệt sĩ cũng như bao người bình thường khác đều có những nhu cầu cơ bản về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển như:

- Nhu cầu về ăn, uống, nghỉ ngơi: Thân nhân liệt sĩ tuổi đã cao, sức khỏe yếu, bệnh tật thường xun, bản thân họ khơng cịn đủ sức khỏe để tự lao động ni bản thân do đó họ có nhu cầu được ăn uống đủ chất dinh dưỡng, có nước sạch

để dùng, có nhà để ở tránh mùa mưa bão. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng và thân nhân gia đình liệt sĩ, hàng tháng thân nhân liệt sĩ được Nhà nước trợ cấp một khoản tiền tuất cũng giúp họ giảm bớt phần nào những khó khăn trong cuộc sống. Đối với những hộ gia đình thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở được Nhà nước hỗ trợ tiền xây hoặc sửa nhà.

- Nhu cầu an tồn thân thể, bảo đảm sức khỏe và có việc làm để có thu nhập ổn định kinh tế gia đình: Trải qua các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc đến nay đa số thân nhân liệt sĩ đều đã tuổi cao sức khỏe yếu, do đó bản thân họ ln có nhu cầu muốn được an tồn về thân thể và đảm bảo sức khỏe, được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Xuất phát từ những nhu cầu đó chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng có chế độ mua thẻ bảo

hiểm y tế đối với thân nhân liệt sĩ và thực hiện điều dưỡng sức khỏe hàng năm đối với thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp thường xuyên. Như vậy, thân nhân liệt sĩ cũng đã được Nhà nước bảo đảm về sức khỏe và an toàn về thân thể. Ngoài nhu cầu về bảo đảm sức khỏe, an toàn thân thể thân nhân liệt sĩ cịn có nhu cầu được học nghề, được hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ và khả năng lao động để có thêm thu nhập. Họ mong muốn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, vốn đầu tư để sản xuất, kinh doanh , cải thiện chất lượng cuộc sống. Từ nhu cầu về việc làm của người có cơng nói chung và thân nhân liệt sĩ nói riêng, Thủ tướng Chính phủ có ban hành Chỉ thị số: 31/CT-TTg ngày 28/11/2012 về việc thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng.

- Nhu cầu được tơn vinh, kính trọng và quý mến: Thân nhân liệt sĩ là những người đã cống hiến, hi sinh cả tính mạng của người thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cũng giống như bao thân nhân liệt sĩ trên cả nước, thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình ngồi những nhu cầu cơ bản ra họ cũng có các nhu cầu khác như: muốn được tơn vinh, được mọi người kính trọng; được quan tâm, chăm sóc; được động viên, giúp đỡ để vơi đi nỗi đau mất mát.

Nhu cầu được tơn vinh, được kính trọng là quan trọng nhất . Thực hiện tốt được nhu cầu này đảm bảo sẽ làm an lòng, vừa lòng thân nhân liệt sĩ. Tâm lý người Việt Nam khi về già muốn được con cháu kính trọng, lắng nghe và biết xin ý kiến lúc đó họ sẽ cảm thấy họ có ích cho xã hội, cho cộng đồng, cho gia đình, các cụ sẽ sống vui sống khỏe hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh thái bình (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)