Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh thái bình (Trang 65 - 72)

với thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình

2.3.1. Yếu tố thuộc về thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình

Thân nhân liệt sĩ ln tự hào về sự hy sinh cống hiến của người thân, của gia đình mình cho nền độc lập dân tộc. Họ ln nghĩ nếu những anh hùng liệt sĩ không ngã xuống, không đổ xương máu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thì khơng có cuộc sống n bình như ngày nay. Bởi vậy họ đòi hỏi nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, tơn trọng đền đáp từ Nhà nước cũng như chính quyền địa phương và người dân.

Thân nhân liệt sĩ đa phần là những người tuổi cao, do đó có một số người hay bảo thủ, có thái độ khơng hợp tác, khơng lắng nghe khi được nhân viên CTXH giải thích, hướng dẫn; đơi khi có thái độ cơng thần. Đây là một trở ngại rất lớn trong việc thực hiện chính sách, đặc biệt là trong các hoạt động cơng tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ.

2.3.2. Yếu tố thuộc về đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại tỉnh Thái Bình Để

thực hiện tốt các hoạt động cơng tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ cũng như thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng thì lực lượng

nhân viên cơng tác xã hội phải có trình độ, có chun mơn, phải được đào tạo bài bản, biết đưa các chính sách trên lý thuyết đi vào thực tiễn.

Qua khảo sát phần lớn nhân viên công tác xã hội chưa được đào tạo về kiến thức nghề công tác xã hội, về thực hành công tác xã hội đối với người có cơng với cách mạng nói chung và thân nhân liệt sĩ nói riêng. Có nơi do thiếu nguồn nhân lực đôi khi cán bộ phải làm kiêm nghiệm cụ thể là cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã vừa phải phụ trách văn hóa vừa phải phụ trách mảng thương binh xã hội. Chính điều đó đã gây khó khăn cản trở đến việc thực hiện chính sách đối với thân nhân liệt sĩ cũng như việc triển khai các hoạt động trợ giúp thân nhân liệt sĩ.

Nhân viên cơng tác xã hội được đào tạo đúng trình độ chun mơn sẽ tác động rất lớn đến việc triển khai và thực hiện chính sách ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ, đặc biệt là việc tham mưu, tổ chức thực hiện các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ thân nhân liệt sĩ từ cấp tỉnh về tới thôn xã. Khi được đào tạo bài bản về kỹ năng nghề công tác xã hội, về thực hành công tác xã hội nhân viên công tác xã hội sẽ thực hiện tốt vai trị của mình trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ thân nhân liệt sĩ.

Tại tỉnh Thái Bình việc triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi người có cơng, các hoạt động hỗ trợ thân nhân gia đình liệt sĩ phần lớn dựa vào văn bản quy định của nhà nước và kinh nghiệm tích lũy được trong q trình làm việc hoặc kinh nghiệm của người đi trước truyền lại. Bên cạnh đó có một điều rất quan trọng đó là sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề và lòng biết ơn đối với liệt sĩ.

Qua khảo sát về thái độ của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách và các hoạt động hỗ trợ thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình cho thấy:

Bảng 2.7: Đánh giá thái độ của nhân viên công tác xã hội

STT Thái độ Số người Tỷ lệ

1 Nhiệt tình, chu đáo 32/100 32%

2 Bình thường 55/100 55%

3 Chưa nhiệt tình, hời hợt 13/100 13%

(Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 6/2019)

Kết quả khảo sát cho thấy 32% thân nhân liệt sĩ cho rằng thái độ của nhân viên CTXH trong việc thực hiện chính sách người có cơng và thực hiện các hoạt động hỗ trợ thân nhân liệt sĩ rất nhiệt tình và chu đáo, thái độ làm việc tận tình, cởi mở, trung thực; 55% thân nhân liệt sĩ cho rằng nhân viên CTXH làm việc với thái độ bình thường, chưa có sự nhiệt tình trong cơng việc, chưa có tinh thần trách nhiệm cao; khơng những vậy vẫn cịn một số ít nhân viên CTXH được đánh giá là thái độ làm việc chưa nhiệt tình, hời hợt với cơng việc chiếm tỷ lệ 13%, đơi khi thân nhân liệt sĩ phải chờ thời gian dài mới có kết quả.

Như vậy, có thể thấy rằng thực trạng đội ngũ nhân viên CTXH tại tỉnh Thái Bình cịn thiếu về số lượng, kỹ năng thực hành Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ còn hạn chế, nhất là nhân viên CTXH cấp cơ sở còn thiếu, cịn phải kiêm nhiệm. Năng lực, trình độ chun mơn, phẩm chất chính trị của một số ít nhân viên CTXH cấp cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ của công việc. Việc triển khai các hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ thân nhân liệt sĩ tại nhiều cơ sở chưa cao, chưa có nhiều hoạt động thực tiễn mà mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện chính sách của Nhà nước và thực hiện một vài hoạt động nhỏ trong việc vận động nguồn lực. Nhân viên CTXH thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và

Xã hội cịn thiếu, có nơi kỹ năng làm việc chưa cao, hiệu quả cơng việc cịn thấp, các hoạt động hỗ trợ thân nhân liệt sĩ còn hạn chế.

2.3.3. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách là tập hợp các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm bù đắp cho người có cơng và thân nhân người có cơng với cách mạng cả về vật chất lẫn tinh thần.

Các chính sách của Đảng và Nhà nước là yếu tố đầu tiên chi phối đến các hoạt động hỗ trợ thân nhân liệt sĩ, dựa trên các văn bản, Nghị định của Chính phủ, Thơng tư hướng dẫn của các Bộ, ngành. Văn bản tiêu biểu nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng. Các văn bản trên đã quy định rõ các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ như: Trợ cấp tiền tuất 1 lần khi báo tử, trợ cấp tiền tuất hàng tháng, được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, được điều dưỡng và phục hồi sức khỏe hàng năm, được cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình…

Đơi khi văn bản quy định chưa phù hợp với thực tế như: đề nghị cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công đối với những trường hợp thân nhân liệt sĩ đã được giải quyết chế độ ưu đãi trước ngày 01/01/1995 nhưng chưa được cấp bằng được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tại Khoản 2 Điều 13 văn bản này quy định thân nhân liệt sĩ phải bổ sung được giấy tờ có giá trị pháp lý thể hiện đã được giải quyết chế độ ưu đãi trước ngày 01/01/1995 là rất khó khăn đối với thân nhân liệt sĩ do thời gian được hưởng chế độ đã khá lâu, thời tiết ở nước ta lại khắc nghiệt hay bị bão lũ, nồm ẩm, nhà ở ngày xưa ở nhà tre vách nứa nên nhiều giấy tờ bị

rách nát khơng cịn ngun vẹn hoặc đã bị lũ quấn trôi khơng thể lưu giữ được, do đó khơng đủ giấy tờ như quy định nên gia đình chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sĩ.

Hoạt động CTXH đối với thân nhân liệt sĩ là một lĩnh vực rất mới mẻ, chưa có văn bản hướng dẫn kỹ năng làm việc với thân nhân liệt sĩ. Các văn bản quy định chính sách người có cơng với cách mạng chưa quy định thực hành các hoạt động CTXH đối với thân nhân liệt sĩ. Do vậy, để làm tốt hơn hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ, Đảng và Nhà nước cần có những đổi mới chính sách, cơ chế và tổ chức thực hiện phù hợp với phát triển xã hội, đảm bảo cho lĩnh vực hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ có hiệu quả hơn.

2.3.4. Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất tại tỉnh Thái Bình

Cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động công tác xã hội đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư. Hiện tại, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình có một Trung tâm Điều dưỡng - Chỉnh hình và Phục hồi chức năng nằm tại bãi biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải. Hàng năm Trung tâm Điều dưỡng - Chỉnh hình và Phục hồi chức năng thực hiện điều dưỡng cho hàng nghìn lượt đối tượng đến điều dưỡng, phục hồi sức khỏe.

Công tác xây dựng các cơng trình ghi ơn liệt sĩ, cơng tác mộ cũng được Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình quan tâm đầu tư. Tồn tỉnh hiện có 206 cơng trình ghi cơng liệt sĩ, trong đó có 99 nghĩa trang liệt sĩ, quy tập 16.440 mộ liệt sĩ. 100% mộ liệt sĩ được xây dựng bằng vật liệu cứng bền vững. Nhiều cơng trình ghi cơng ơn liệt sĩ đã trở thành cơng trình lịch sử văn hóa như: Đền thờ liệt sĩ tỉnh Thái Bình; Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đơng Hưng; Đền thờ liệt sĩ huyện Tiền Hải, Hưng Hà, Kiến Xương… có giá trị giáo dục trong thế hệ trẻ hiện nay. Cùng với nguồn kinh phí của Trung ương được Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội phân bổ, các địa phương đã huy động sự ủng hộ của doanh nghiệp, nhà tài trợ để xây mới 30 cơng trình, tu sửa nâng cấp 65 cơng trình ghi công liệt sĩ. [31]

2.3.5. Yếu tố vận động kết nối nguồn lực

Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, trong những năm qua, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành phong trào sâu rộng, được nhân dân đồng tình ủng hộ và có hiệu quả thiết thực, góp phần chăm sóc ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần đối với người và gia đình người có cơng.

Hàng năm, Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp đã nhận được sự ủng hộ đóng góp tích cực của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. Từ nguồn quỹ vận động được, đã hỗ trợ trên 5.000 hộ gia đình chính sách được xây mới và sửa chữa nhà ở; 9.523 người có cơng được tặng sổ tiết kiệm; 94 nghĩa trang liệt sĩ được tu sửa nâng cấp; hàng vạn lượt người có cơng và thân nhân được thăm hỏi, tặng q nhân dịp lễ, tết… Thông qua vận động xây dựng nguồn lực cho Quỹ đã thúc đẩy mạng mẽ cơng tác xã hội hóa các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. [31]

Nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngồi tỉnh thường xun có q động viên thăm hỏi gia đình liệt sĩ cụ thể như: dịp tết Nguyên đán năm năm Kỷ Hợi vừa qua Đài tiếng nói Việt Nam và Trung ương hội chữ thập đỏ đã tặng 50 xuất quà cho 50 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Thái Bình gồm 1 chiếc đài Radio và một phong bì tiền mặt 500 nghìn đồng.

Tiểu kết chương

Từ thực tế nghiên cứu, khảo sát và phân tích số liệu đánh giá các hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở nghiên cứu luận văn đi sâu đánh giá thực trạng các hoạt động hỗ trợ thân nhân liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Thái Bình gồm: hoạt động chi trả trợ cấp hàng tháng, hoạt động hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, hoạt động điều dưỡng phục hồi sức khỏe, mua thẻ bảo hiểm y tế, cấp phương tiện chỉnh hình, hoạt động hỗ trợ thân nhân liệt sĩ tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Những thực trạng trên đã được đánh giá một cách nghiêm túc, đảm bảo nguyên tắc, quy trình quy định. Qua việc đánh giá thực trạng luận văn đã chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân trong việc triển khai các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình. Đây chính là cơ sở thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh thái bình (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)