Giám sát, phản biện xã hội là hai quá trình khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu hướng đến là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đang của Nhân dân và kiểm soát quyền lực của nhà nước nên chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình triển khai thực hiện, phản biện xã hội là tiền đề của giám sát vì nó là giai đoạn đầu của cơ chế, chính sách, nếu thực hiện tốt công tác phản biện sẽ góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào trong thực tiễn cuộc sống. Và trong quá trình thực hiện, song hành cùng phản biện, giám sát sẽ giúp các cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn gúp đạt được kết quả đã đề ra.
Có thể thấy rằng giám sát và phản biện xã hội đều có chung mục đích đề xuất những kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về những quyết định của mình. Tuy nhiên, giữa giám sát và phải biện xã hội có những khác nhau:
- Giám sát là việc nghiên cứu, quan sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động của bộ máy nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật.
- Mục đích của giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam là cùng với giám sát, kiểm tra, thanh tra Nhà nước góp phần xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, làm cho bộ máy Đàng, cơ quan Nhà nước, ngày
càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quà để thực thi quyền lực của Nhân dân.
- Còn phản biện xã hội là hoạt động nhận xét, thẩm định, kiến nghị của Mặt trận đối với các dự thảo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các dự án, đề án của cơ quan có thẩm quyền trước khi ban hành.
- Phản biện xã hội tham gia vào quá trình hoạch định các chủ trương, chính sách và bao hàm cả quá trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, nếu phản biện được tốt ngay từ quá trình khởi thảo các chủ trương, chính sách, dự án, … thì nó sẽ đảm bảo tính khóa học và dễ đi vào cuộc sống hơn, tránh được sự trả giá từ thực tiễn về sự lãnh phí về thời gian, nhân lực, vật lực và nguy cơ bỏ qua sự phát triển của đất nước.