Đặc điểm, tình hình của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 32 - 35)

2.1. Đặc điểm, tình hình của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyệntại tỉnh Quảng Ngãi tại tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý – dân cư, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng Duyên hải miền Trung. Diện tích trải dài theo hướng Bắc – Nam trong khoảng 100km, với chiều ngang theo hướng Đông – Tây hơn 60km, ứng với tọa độ địa lý từ 14032’ đến 15025’ vĩ tuyến Bắc và từ 108006’ tới 109004’ kinh tuyến Đông. Tổng diện tỉnh Quảng Ngãi có diện tích : 5.135,2 km2; dân số: 1,3 triệu người. Tỉnh Quảng Ngãi có 01 thành phố và 13 huyện, gồm: Thành phố Quảng Ngãi và các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ, Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà, huyện đảo Lý Sơn. Tỉnh Quảng Ngãi có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 9 thị trấn, 9 phường và 166 xã. 33,5% dân số sống ở đô thị và 66,5% dân số sống ở nông thôn. Trên địa bàn tỉnh có 16 dân tộc anh em sinh sống nhưng trong đó, co 03 dân tộc anh em chủ yếu là Hrê (132.745 người), Ca Dong (16.000 người), Cor (5.700 người) sống tập trung ở 06 huyện miền núi của tỉnh. Tỉnh Quảng Ngãi có 01 Khu kinh tế Dung Quất và 01 Khu công nghiệp, gồm: Vsip, Tịnh Phong, Quảng Phú. Nhiều danh lam thắng cảnh gắn với nền văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa và có nhiều bãi biển đẹp như: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Minh Tân và nhiều di tích lịch sử văn hóa như: Vụ thảm sát Sơn Mỹ, điểm cập bến đoàn tàu không số, si chỉ văn hóa Sa Huỳnh, Trường Lũy,…góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nhà. [25, tr.1]

Phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông; trong đó cảng biển Dung Quất mang tầm vóc của một cảng quốc tế. Tỉnh Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía bắc.

Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Số giờ nắng trung bình năm là 2.131 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình trong năm đạt 84,3%. Lượng mưa trung bình năm đạt 2.504mm.

Mạng lưới sông suối cuả Quảng Ngãi tương đối phong phú và phân bố đều trên khắp lãnh thổ. Phần lớn sông ngòi đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông với đặc điểm chung là ngắn, dốc, lòng sông cạn, hẹp với lưu lượng nước có sự phân hóa rõ rệt giữa các mùa trong năm. Ở tỉnh Quảng Ngãi có 4 con sông chính là: sông Trà Bồng, Trà Khúc, Vệ, Trà Câu.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có một số khoáng sản, các mỏ được phát hiện gồm có mỏ bôxít ở Bình Sơn, mỏ sắt ở núi Võng, núi Đôi huyện Mộ Đức, mỏ than bùn ở Bình Sơn, mỏ graphit ở Hưng Nhượng huyện Sơn Tịnh, mỏ cao lanh ở Sơn Tịnh, mỏ granit ở Trà Bồng và Đức Phổ, đá vôi san hô ở Lý Sơn, Ba Làng An, Sa Huỳnh, cát thạch anh ở Bình Thạnh (Bình Sơn), Tru Trổi (Đức Phổ)…

Với những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Quảng Ngãi từng bước đổi mới với đô thị loại 2. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Quảng Ngãi vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức đỏi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh Quảng Ngãi phải giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc để cùng với cả nước phát triển. Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, đoàn kết khai thác những lợi thế sẵn có và sự đồng lòng, nhất trí dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự điều hành của UBND tỉnh và sự phối hợp nhịp nhàng với Ủy ban

MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính và thực hiện hành động để vững bước trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại của tỉnh.

2.1.2. Khái quát về tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi

Tại tỉnh Quảng Ngãi, hệ thống tổ chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh được hình thành theo đơn vị hành chính từ thành phố đến huyện, xã, phường, thị trấn. Trên có sở đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp được tổ chức tại 14 huyện, thành phố và 184 xã, phường, thị trấn với 1.156 thôn, tổ dân phố với 1.156 Ban công tác mặt trận. Mỗi cấp đều có Ủy ban MTTQ là cơ quan đại diện giữa hai kỳ đại hội, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ là cơ quan đại diện của Ủy ban MTTQ Việt Nam cung cấp giữa hai kỳ đại hội. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đều có các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các nhân sĩ trí thức, cá nhân tiêu biểu ở các giai tầng trong xã hội, đại diện các tổ chức tôn giáo.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi có 35 tổ chức thành viên, 53 ủy viên, Ban Thường trực có 09 vị, trong đó có 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch, 05 Ủy viên thường trực. Ủy ban MTTQ Việt các huyện, thành phố có từ 17 đến 25 thành viên, với số lượng ủy viên từ 45 – 64 vị; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, thành phố có từ 3 – 5 vị, có 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, 1 – 2 Ủy viên thường trực. Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, phường thị trấn có từ 30 – 45 vị. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn có 04 vị, 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực.Dưới xã, phường, thị trấn có các Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.

Để tham mưu cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong việc góp ý kiến xây dựng đảng, xây dựng chính quyền, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thành lập 03

Hội đồng tư vấn, gồm: Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Hội đồng tư vấn Dân tọc – Tôn giáo, Hội đồng tư vấn Văn hóa – Xã hội. Mối hội đồng có từ 6- 10 thành viên. Các thành viên đều là những nhà trí thức, khoa học và từng giữ những chức vụ chủ chốt của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực. Với những cơ cấu trên, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)