Các yếu tố ảnh hưởng đến giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 32)

sự giám sát và phản biện của Nhân dân nhằm thực hiện quyền lực của mình.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giám sát, phản biện xã hội củaMTTQ Việt Nam MTTQ Việt Nam

1.5.1. Yếu tố chính trị - nhận thức

Giám sát và phản biện xã hội là hoạt động quan trọng nhằm phát huy vai trò của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời, kịp thời phát hiện và kiến nghị khắc phục những sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội.

Việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động giám sát, phản biện xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc, các quy định và pháp luật; không làm ảnh

hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát, phản biện xã hội; có sự phối hợp chặt chẽ trong hệ thống Mặt trận và giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận với các tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm khách quan, công khai, hiệu quả thiết thực và mang tính xây dựng, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, các hoạt động giám sát được triển khai có hiệu quả và tạo dấu ấn sâu sắc trong nhân dân. Đối với công tác phản biện, MTTQ các cấp chủ trì, phối hợp các tổ chức thành viên, các hội đồng tư vấn thực hiện việc phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản của cấp ủy và chính quyền theo nội dung, trình tự thủ tục quy định. Nhiều ý kiến phản biện xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp cấp ủy, chính quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong lãnh đạo, điều hành.

Bên cạnh đó, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo trong những năm qua đã từng bước đổi mới và phát triển đưa đất nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vẫn còn một số tồn tại như: nguy cơ chủ quan, duy ý chí, quan liêu, lợi ích nhóm đã phần nào làm mất lòng tin của Nhân dân đối với Đảng. Để lấy lại niềm tin của Nhân dân, vấn đề giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là điều kiện tiên quyết đảm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, phát huy dân chủ trong Nhân dân. Đồng thời, qua giám sát và phản biện xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cơ cơ hội đề xuất những ý kiến, kiến nghị, góp ý, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Mặt khác, công tác giám sát và phản biện xã hội còn nhiều mặt hạn chế, như: nhiều nơi lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội; còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm; kỹ năng, năng lực trình độ

cán bộ còn hạn chế; việc theo dõi thực hiện sau giám sát và phản biện nhiều nơi làm chưa tốt... Những hạn chế đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Những hạn chế này đã làm giản vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong giám sát và phản biện xã hội.

1.5.2. Yếu tố pháp luật

Căn cứ các quy định hiện hành như: Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận tổ chức Việt Nam 2015, Điều lệ Mặt trận, Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị,… đã tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội. Ngoài ra, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có hai Thông tri số 04 và số 28 hướng dẫn; các tổ chức chính trị - xã hội đều có văn bản chỉ đạo triển khai; các tỉnh thành đều có văn bản chỉ đạo nội dung này. Công tác tuyên truyền, tập huấn cán bộ về giám sát, phản biện xã hội, tập hợp ý kiến nhân dân bước đầu được quan tâm đã có tác dụng nhất định trong việc tạo chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành.

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành, trong đó có 2 chương quy định về giám sát, phản biện xã hội. Hình thức giám sát thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã được bổ sung trong Luật Thanh tra, Luật Đầu tư công, Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015, trong đó mức chi cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã từ 2 triệu lên 5 triệu đồng. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội.

1.5.3. Yếu tố văn hóa – xã hội

Nước Việt Nam vốn giàu bản sắc văn hóa, mỗi vùng miền đều có những nét văn hóa riêng và đặc trưng nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giám sát và phản biện xã hội. Đối với tỉnh Quảng Ngãi, từng bước đổi mới, tốc độ đô thị hóa nhanh, do đó nhiều vấn đề dễ phát sinh điểm nóng trong quá trình thực hiện. Do đó, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp

trong tỉnh luôn nắm bắt tình hình để thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với những vấn để nong, bức thiết ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp, chính đảng của Nhân dân. Qua giám sát, phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đề xuất những ý kiến, kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền để xem xét thực hiện tốt các chính sách mình đề ra. Ngoài việc giám sát, phản biện xã hội, Mặt trận tổ quốc các cấp trong tỉnh luôn tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân lồng ghép thông quá các cuộc họp thôn, tổ dân phố, khu dân cư để Nhân dân kịp thời nắm bắt của chủ trương của Đảng, chính sách, pharp luật của Nhà nước để thực hiện.

1.5.4. Yếu tố nguồn lực

Để giám sát, phản biện xã hội được hiệu quả, ngoài yếu tố các văn bản quy định của pháp luật, yếu tố con người trong vai trò qua trọng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc. Trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ làm công tác Mặt trận Tổ quốc được Đảng và Nhà nước quan tâm, đã trẻ hóa đội ngũ làm công tác Mặt trận, thường xuyên đào tạo bồi dưỡng để cao chuyên môn đối với cán bộ làm công tác Mặt trận các cấp, giúp họ có đủ bản lĩnh về chính trị, phẩn chất, đạo đức đáp ứng với nhu cầu thực tế hiện nay. Trong giám sát, phản biện xã hội có những cán bộ giám sát, dám phản biện những vấn đề nóng, những vấn đề dư luận đang quan tâm đồng thời dám kiến nghị các cơ chế, chính sách để hoàn thiện pháp luật.

Trong quá trình giám sát, phản biện, Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp tốt với các tổ chức thành viên, các nhân sĩ trí thức, các cá nhân tiêu biểu, các Hội đồng tu vấn để thực hiện công tác giảm sát, phản biện xã hội đạt hiệu quả.

Căn cứ Nghị quyết số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP- ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, quy định: Hảng năm, Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên xây dựng chương trình phối hợp thông nhất hành động cho năm đến đề ra các nội dung giám sát và phối hợp thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả, không chồng chéo. Từ đó từng tổ chức thành viên thấy được trách nhiệm của mình và phối hợp thực hiện đạt hiêu quả cao góp phần nâng cao chất lượng công tác giảm sát, phản biện xã hội. Đồng thời, thông qua các hoạt động, Mặt trận Tổ quốc thực hiện công tác định hướng dư luận xã hội để thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội của mình.

Trong công tác giám sát, phản biện một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là kinh phí để triển khai thực hiện. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 337/2016/TT-BTC Ngày 28/12/2016 quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đây được xem là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội.

Kết luận Chương 1

Giám sát, phản biện xã hội là một trong những nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là tính tất yếu trong thời trình hội nhập và phát triển của đất nước. Trong điều kiện về thể chế, chính trị của nước ta chỉ một đảng lãnh đạo, để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng là câu nối giữa Đảng và Nhà nước với Nhân dân. Với vị trí, vai trò của mình, Mặt trận Tổ quốc phải phát huy tốt công tác giảm sát, phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh; vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)