Đánh giá chung và những ưu điễm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 47 - 77)

nhân của hạn chế trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi

2.4.1. Ưu điểm

Thực hiện công cuộc Đổi mới hơn 32 năm qua, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội từ Trung ương đến địa phương, cơ sở đã có những đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể như sau:

- Công tác vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được tăng cường,

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện; tình hình chính trị-xã hội ổn định; vị thế của nước ta không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

- Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tinh thần năng động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội đã góp phần hình thành phong trào rộng lớn và đa dạng của các tầng lớp nhân dân. Mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể chính trị-xã hội đã đề xuất nhiều chủ trương, chính sách với Đảng, Nhà nước liên quan tới lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân.

- Đảng tăng cường lãnh đạo, cùng với sự phối hợp kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị, tập thể và cá nhân cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về trách nhiệm đối với công việc và thái độ phục vụ nhân dân. Nhà nước đã ban hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Bình đẳng giới, Pháp lệnh Cựu chiến binh, tạo điều kiện để Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của đoàn viên, hội viên.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội đã quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện Quyết định 217, Quyết định 218 một cách đồng bộ, thống nhất, đã tạo điều kiện thuận lợi để triển khai kết quả các quy định về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Ban Thường vụ Tỉnh ủy, TT

HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản, các quy định lãnh đạo, chỉ đaọ thực hiện; kịp thời thể chế thành quy định cụ thể; thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.)

- Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã kịp thời tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai các văn bản, quy định của Đảng, nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về công tác giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Nghiên cứu xây dựng Chương trình, Kế hoạch hợp lý và đã tập trung tổ chức thực hiện cơ bản đạt mục đích, yêu cầu đề ra của nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Việc nghiên cứu, đề xuất nội dung giám sát của Mặt trận các cấp trong tỉnh là khá toàn diện, từ nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đến

các chương trình an sinh xã hội. Trong đó có nội dung cử tri, Nhân dân và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như giám sát về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm. Quy trình giám sát được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, bảo đảm nguyên tắc dân chủ, khách quan, công khai. Kết quả giám sát đã góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật ở địa phương.

- Tiến trình giám sát được tổ chức chặt chẽ, đúng quy trình, có sự phối hợp thống nhất giữa Đoàn giám sát với các cơ quan, đơn vị là đối tượng giám sát, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị được giám sát. Các cơ quan, đơn vị là đối tượng giám sát đã chuẩn bị và thực hiện nghiêm túc yêu cầu của các Đoàn giám sát từ việc báo cáo nội dung, thực hiện quy trình, đến việc chuẩn bị điều kiện làm việc của các buổi giám sát tại cơ quan, đơn vị cũng như đi khảo sát thực tế ở cơ sở. Trong quá trình giám sát, nội dung, phạm vi giám sát được xem xét một cách toàn diện, trên

cơ sở đó có đánh giá toàn diện về ưu điểm, khuyết điểm và có kiến nghị, đề xuất xác đáng đối với các cơ quan liên quan.

- Thường trực HĐND, UBND huyện đã phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực trong việc lựa chọn, thống nhất danh mục các dự thảo Nghị quyết được đề xuất phản biện. Tiến trình phản biện được chuẩn bị và tổ chức chặt chẽ thông qua Hội nghị phản biện do Ban Thường trực chủ trì; đã phát huy được trí tuệ, khả năng am hiểu chuyên môn sâu của các chuyên gia qua ý kiến tham gia vào các nội dung được xem xét, phản biện. Qua đó, đã giúp cho Ban Thường trực xem xét, quyết định nội dung phản biện một cách xác đáng, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân.

- Công tác góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Mặt trận đã tập trung tổ chức thực hiện tốt việc góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng các

cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; góp ý các dự thảo văn bản của cấp ủy Đảng, chính quyền; phối hợp tổ chức đạt kết quả tốt hoạt động đối thoại của Bí thư các cấp ủy Đảng với Nhân dân. Mặt trận chú trọng việc thu thập, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để kịp thời phản ánh với các cấp ủy, nhất là đối với những vấn đề xã hội bức xúc, Nhân dân quan tâm. Hoạt động góp ý nhận xét, đánh giá và kiến nghị nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền được thực hiện nghiêm túc tại các kỳ họp thường kỳ của HĐND.

- Vai trò chủ trì của Ban Thường trực trong việc phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng được nâng lên, từ việc bàn bạc, xem xét, quyết định nội dung giám sát, xây dựng báo cáo kiến nghị; việc phối hợp góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Qua đó đã tạo sự đồng bộ, thống nhất hiệu quả trong hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện Quyêt định số 217, Quyết định số 218 của Bộ Chính trị.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh, những kết quả đạt được, công tác giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, Nội dung, hình thức giám sát còn lúng túng, chất lượng giám sát và phản biện chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của Nhân dân.

Thứ hai, một số đoàn thể chính trị- xã hội, MTTQ phường, xã vẫn còn lúng túng trong tổ chức giám sát và phản biện xã hội; nhiều vấn đề nhân dân bức xúc nhưng chưa có cơ chế cụ thể để giám sát; thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết, trả lời những phát hiện, kiến nghị của Mặt trận. Do đó, số lượng, chất lượng giám sát và phản biện xã hội chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, có lúc, có nơi còn mang tính hình thức.

Thứ ba, chưa xác định và xây dựng được nội dung giám sát; nội dung giám sát có đơn vị lựa chọn còn chưa sát tình hình thực tế ở ngành, địa phương; phương pháp giám sát còn chưa đa dạng, chủ yếu giám sát theo chương trình, kế hoạch định sẵn.

Thứ tư, công tác phản biện chưa thật sự rõ nét, việc triển khai góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền còn chậm, chưa tham gia được nhiều ý kiến vào các chương trình, kế hoạch, đề án của cấp ủy, chính quyền.

Thứ năm, hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong thực tế nhìn chung vẫn chưa thực sự bài bản, công tác phối hợp chưa đồng bộ, nhiều đề xuất, kiến nghị trong quá trình giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý ở không ít nơi còn chưa được chính quyền quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa đáng; sức lan tỏa, độ thấm, hiệu quả mang tính chiều sâu của giám sát, phản biện xã hội chưa thực sự như mong đợi. Việc góp ý về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và góp ý với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền còn hạn chế.

Thứ sáu, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội mới chủ yếu tổ chức giám sát các hoạt động của tổ chức kinh tế và các tổ chức sự nghiệp. Đối với hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan dân cử và cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chủ yếu cử đại diện tham gia các đoàn giám sát do các cơ quan nhà nước tổ chức, chưa chủ trì tổ chức được nhiều các hoạt động giám sát độc lập.

Thứ bảy, công tác phản biện xã hội ở nhiều địa phương còn chậm được triển khai, nhiều địa phương mới chủ yếu tập trung triển khai công tác này ở cấp tỉnh còn ở cấp huyện, cấp xã chưa làm được nhiều. Nhiều hội nghị phản

biện xã hội vẫn mang tính chất góp ý xây dựng văn bản, chưa rõ về phương pháp, cách thức thực hiện để tạo nên hiệu quả rõ rệt.

Thứ tám, Đội ngũ cán bộ tham mưu triển khai các nội dung công tác giám sát còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu do hạn chế về năng lực, trình độ, kinh nghiệm và phải kiêm nhiệm, triển khai nhiều nhiệm vụ công tác trong cùng một thời điểm. Ngoài ra, việc giám sát, phản biện xã hội còn có tâm lý ngại va chạm, không dám nêu chính kiến của mình.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

Những hạn chế trên đây của hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói chung và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi nói riêng do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, Có quy định trong các văn bản, Luật nhưng vẫn còn mang tính hình thức, các cơ quan bị giám sát chưa thực hiện tốt các kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc. Do đó, đã làm giảm niềm tin của Nhân dân đối với vai trò của Mặt trận Tổ quốc.

Thứ hai, một số cấp uỷ, chính quyền và cơ quan nhà nước chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong công tác giám sát, phản biện xã hội nên chưa tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc thực hiện.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể còn thiếu; không được đào tạo bài bản, nhất là ở cấp cơ sở. Nhiều cán bộ chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội có lúc, có nơi chưa được phát huy đúng mức. Bên cạnh đó, hoạt động hoàn toàn dựa vào ngân sách, chưa có cơ chế chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp khác, trong khi đó biên chế của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội lại rất ít, đặc biệt đối với Mặt trận, hoạt động có tính đặc thù lớn trong khi không có đoàn phí, hội phí.

Thứ tư, sựphối hợp giữa các tổ chức đảng, chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể chưa chặt chẽ, thống nhất. Sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức thành viên trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội chưa tốt.

Kết luận Chương 2

Giám sát, phản biện xã hội là cách thức, công cụ để nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các quyết sách chính trị, để hiện thực hóa nguyên tắc pháp lý mỗi hay mọi công dân đều có thể tham gia vào công việc của nhà nước - trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức đại diện; đó cũng là con đường tạo lập sự đồng thuận giữa lực lượng cầm quyền với quần chúng nhân dân (xã hội) thông qua sự thỏa thuận có tính thể chế. Qua thực tiễn hoạt động giám sát, phản biện xã hội đã giúp cho Mặt trận Tổ quốc tự nâng cao vị trí vài trò của mình. Đồng thời, qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội đã giúp Mặt trận Tổ quốc luôn là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian đến để tương xứng với giao phó của Đảng.

Chương 3 sẽ đưa ra những giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế nhằm thực hiện tốt công tác giảm sát, phản biện xã hội trong thời gian đến

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC

VIỆT NAM CẤP HUYỆN CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ cấp huyện, tỉnh Quảng Ngãi

Xác định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân là một trong những quyền, trách nhiệm quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng và được cụ thể hóa tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015.

Để làm tròn trọng trách đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động... phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh...Cùng với việc tiếp tục thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức tập hợp và đại diện của tất cả những người Việt Nam yêu nước, bước vào giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn đảm nhiệm vai trò, nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội đối với những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhằm xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3.1.1. Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, tỉnh Quảng Ngãi phải phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm các quyền con người, góp phần xây dựng đảng, xây dựng chính quyền ngày một trong sạch vững mạnh

ủy quyết định đến hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Việc quan tâm của cấp ủy phải bằng những việc làm cụ thể: Bố trí cán bộ có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị cho MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội để đủ khả năng thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội. Định kỳ nghe và góp ý kiến vào báo cáo kết quả giám sát, chỉ đạo Ủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 47 - 77)