Thực trạng phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 45 - 47)

huyện tỉnh Quảng Ngãi

Để phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay, phản biện xã hội được xem là công cụ, kênh thông tin quan trọng và không thể thiếu giúp cấp ủy, chính quyền đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lòng dân. Phản biện xã hội ở nước ta thời gian qua đã được thực hiện trên thực tế và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền.

Trong 05 năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện cấp đã quyết tâm, chủ động và sáng tạo tổ chức các hoạt động phản biện xã hội (PBXH) phù hợp với Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tất cả các tổ chức chính trị-xã hội và nhiều tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì triển khai các hoạt động phản biện xã hội ở các vấn đề, lĩnh vực có ý nghĩa, tác động lớn đến toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân như: Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, các văn bản liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, các dự án trọng điểm,…. Những năm qua, hoạt động PBXH đã trở thành trọng tâm và có tác động thực tế, có nơi xem là hoạt động đột phá của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. Hiện thực hóa vai trò phản biện xã hội của Ủy ban

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội được ghi ở Hiến pháp năm 2013.

Hoạt động PBXH mặc dù đã được thực hiện từ trước năm 2013 nhưng chỉ từ khi có Quyết định 217-QĐ/TW và Hiến pháp năm 2013, thì hoạt động này mới được triển khai thực chất, sâu rộng và hiệu quả hơn. Trong 5 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện đã tổ chức được 250 cuộc phản biện xã hội; 1570 việc và nội dung tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.

Căn cứ vào nội dung, tiến độ đã được xác định ngay từ đầu năm trong Chương trình thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Ban Thường trực đã xây dựng Kế hoạch phù hợp để tổ chức phản biện đối với từng dự thảo văn bản, bảo đảm tiến độ mà các cơ quan dự kiến thông qua. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã tổ chức phản biện 26 dự thảo Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các Sở Ban, ngành của tỉnh;Cụ thể, phản biện các dự án tái định cư về nần cấp mở rộng quốc lộ 1A; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 – 2020; Nghị quyết Chương trình việc làm huyện giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện, giai đoạn 2016 – 2020; Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên khu Tây Ba Tơ và khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên khu Tây Trà Bồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,..

Đây là những cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội đã được Mặt trận tập trung tổ chức phản biện xã hội một cách chặt chẽ, xác đáng; góp phần hoàn chỉnh nội dung Nghị quyết; thể hiện được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, nhằm đảm bảo khi Nghị quyết được thông qua và tổ chức thực hiện được sự đồng thuận của Nhân dân.

Qua hoạt động phản biện xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã có nhiều kiến nghị, đề xuất quan trọng đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng ở các cấp trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện. Qua đó, góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tạo không khí dân chủ, đồng thuận trong nhân dân, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương và đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 45 - 47)