Thực trạng hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 45)

cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217, Quyết định số 218, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 2385-CV/TU ngày 12/02/2014 về triển khai Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định số 4054-QĐ/TU Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh tiếp thu góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cùng cấp và Nhân dân (gọi tắt là Quy định 4054); Quyết định số 454-QĐ/TU ngày 14/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế tiếp xúc đối thoại trực tiếp giữa Bí thư các cấp ủy Đảng trong tỉnh với nhân dân; Nghị quyết liên tích số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP- ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 Quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, Thông tri số 23/TTr-MTTW-BTT ngày 21/7/2017 hướng dẫn Quy trình giám sát và quy trình phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các văn bản pháp quy về giám sát qua chế định Thanh tra nhân dân và giám sát đầu tư của cộng đồng. Theo Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, từ năm 2013 – 2018, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập “125 Đoàn giám sát với 74 nội dung

giám sát. Nội dung giám sát toàn diện từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đến công tác tổ chức, nội chính.

Hoạt động giám sát ở cấp huyện ngày càng chuyển biến và đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Chủ trì phối hợp và hỗ trợ các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình giám sát. Việc tổ chức Đoàn giám sát bảo đảm các thành phần đại diện tham gia bảo đảm cho công tác giám sát được chặt chẽ, thuận lợi, nhất là trong việc nghiên cứu, xem xét, việc khảo sát các nội dung giám sát. Quá trình phối hợp với các cơ quan là đối tượng giám sát, các cơ quan chức năng liên quan ngày càng chặt chẽ, góp phần cho việc tổ chức quá trình giám sát thuận lợi; kỹ năng trong hoạt động giám sát ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là việc xem xét, nghiên cứu các nội dung cần kiến nghị với chính quyền, các cơ quan chức năng ngày càng được nâng lên, được các cơ quan chức năng tiếp thu, góp phần quan trọng cho hiệu lực, hiệu quả giám sát của Mặt trận.” [2, tr.7]

2.2.1. Giám sát quá trình xây dựng chính sách pháp luật

Để đánh giá việc áp dụng các chính sách pháp luật vào đời sống có phát huy hiệu quả thì việc giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi góp phần đánh giá những mặt được và còn tồn tại hạn chế trong quá trình triển khai các chính sách pháp luật.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và các tổ chức thành viên đã tích cực tham gia 425 thẩm định để góp ý, đề xuất, kiến nghị đối với dự thảo một số chính sách, chương trình, dự án của Chính phủ và cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như đề án nhân sự trước các kỳ đại hội của tổ chức đảng các cấp; tham gia việc tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên; động viên nhân dân

thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, thị trấn; tổng hợp kiến nghị của nhân dân để phản ánh cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý. Thực hiện lấy phiếu 1.224 tín nhiệm các chức vụ chủ chốt cấp xã và trưởng thôn, tổ dân phố. Giám sát 28 lượt về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức các đoàn giám sát việc chấp hành thực hiện pháp luật ở một số cơ quan, đơn vị; việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân…Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện cũng đã kiến nghị với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều chỉnh một số chính sách, biện pháp liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của người dân nhưng chưa thật sát với thực tiễn.

Từ năm 2014 – 2018, Ủy ban MTTQ Việt nam cấp huyện đã tham gia 250 gớp ý liên quan đến việc sửa đổi một số văn bản Luật, như: Luật Lao

động, Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, … và các văn bản của Trung ương và của tỉnh liên quan đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện.

Tóm lại, hoạt động giám sát việc xây dựng chính sách, pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được các cấp, các ngành đánh giá cao. Các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đều xuất phát từ mối quan hệ hài hòa giữa chính quyền với bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, góp phần trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước.

2.2.2. Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước

2.2.2.1. Giám sát thông qua cử đại diện tham gia đoàn giám sát

MTTQ Việt Nam cấp huyện với Hội đồng nhân dân cùng cấp và các tổ chức thành viên. Hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện tham gia cùng Đoàn giát sát của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện và các Ban của Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội huyện tiến hành 280 cuộc giám sát tại 150 cơ quan, đơn vị. Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề bức xúc, nóng và dư luận đang quan tâm, như: Đất đai, khoáng sản, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện quy chế dân chủ, về chế độ chính sách cho người có công, chính sách xã hội,… Qua giám sát đã đề xuất các ý kiến, kiến nghị đề nghị các cấp thẩm quyền khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện và đề xuất cấp thẩm quyền có những cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, mỗi năm đều tổ chức họp tổng kết đánh giá kết quả thực hiện giám sát để đề xuất những nội dung cần giám sát cho năm đến.

2.2.2.2. Giám sát thông qua các hội đồng, các ban chỉ đạo

Thực hiện chương trình phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân huyện, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Ban chỉ đạo về toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Từ năm 2013 đến 2018, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã cử đại diện tham gia làm thành viên để thực hiện 350 cuộc giám sát, cụ thể: Tham gia với Viện kiểm sát nhân dân về giám sát trại tạm giữ, tạm giam, về thi hành án hình sự tại địa phương, việc quản lý đối tượng chấp hành án hình sự cho hưởng án treo và việc chấp hành xong án phạt tù trả về địa phương tái hòa nhập cộng đồng; tham gia với Đoàn giám sát của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn; tham gia cùng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,… Thông qua, các buổi giám sát các ý kiến của Ủy ban MTTQ Việt Nam được đánh giá cao và tiếp thu, ghi nhận để triển khai thực hiện.

2.2.2.3. Giám sát thông qua việc tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của Nhân dân

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, từ năm

2014 – 2018, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã tiếp nhận 700 ý kiến phản của Nhân dân. Qua các ý kiến phản ảnh, kiến nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã chuyển đến các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, giải quyết. Đồng thời, thực hiện Quyết định số 2539-QĐ/TU ngày 25/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa bí thư các cấp ủy đảng trong tỉnh với nhân dân, (nay là Quyết định số 454-QĐ/TU ngày 14/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy), Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia công tác đối thoại của Bí thư các cấp ủy Đảng. Đến nay, việc tiếp xúc, đối thoại giữa bí thư các cấp ủy đảng trong tỉnh với nhân dân đã được thực hiện ở 03 cấp từ tỉnh đến cơ sở. Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức 15 cuộc tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân các địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa bàn tỉnh; Bí thư huyện, thành ủy tổ chức 213 lượt tiếp xúc, đối thoại với nhân dân tại xã, phường, thị trấn; Bí thư cấp ủy xã, phường, thị trấn tổ chức tiếp xúc, đối thoại với 1.531 lượt ở thôn, tổ dân phố. Sau các buổi tiếp xúc, đối thoại, các cấp ủy đảng đã ban hành 1.997 thông báo kết luận để chỉ đạo giải quyết kiến nghị, yêu cầu chính đáng của Nhân dân. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam nhiều địa phương đã tổ chức giám sát việc các cơ quan chức năng thực hiện nội dung thông báo kết luận liên quan trực tiếp đến cơ quan, đơn vị; qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ Nhân dân.

2.2.2.4. Giám sát thông qua tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân

Thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được

triển khai thực hiện nghiêm túc, tất cả các trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đều có phòng tiếp công dân, tổ chức tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng và tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại phòng làm việc của lãnh đạo. Ngoài ra, còn phối hợp với UBND huyện cùng cấp tổ chức tiếp công dân định kỳ một tháng 02 lần tại phòng tiếp công dân của UBND huyện, đây cũng là hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam đối với UBND cùng cấp trong việc tiếp công dân. Trong 05 năm đã tiếp 800 lượt công dân. Bên cạnh, đó để kịp thời lắng nghe những phản ảnh của công dân, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã công khai số điện thoại trên các phương tiện thông tin đại chúng để công dân biết liên hệ. Việc tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư được thực hiện đúng theo trình tự. Sau khi tiếp nhận đơn thư, khiếu nại, tố cáo, tiến hành phân loại đơn để chuyển đến cấp thẩm quyền xem xét chỉ đạo, giải quyết và gửi cho công dân gửi đơn thư để theo dõi. Đồng thời, theo dõi quá trình giải quyết của cấp thẩm quyền. Trong 05 năm qua, số lượng công nhân đến Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện ngày càng đông, chứng tỏ lòng tin của Nhân dân đối với Mặt trận Tổ quốc ngày càng cao. Năm 2013 chỉ có 180 lượt công dân đến năm 2018 lên đến 400 lượt công dân. Số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo có chiều hướng gia tăng, trong đó nhiều vụ liên quan đến lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai,…

2.2.2.5. Giám sát độc lập theo chương trình giám sát hàng năm

Thực hiện Quyết đinh số 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết liên tịch số 403 của Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã thực hiện hơn 140 cuộc giám sát tại 60 cơ quan, đơn vị về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách an sinh xã hội…, cụ thể: Giám sát kết quả bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo và thực hiện công tác giảm

nghèo trong 2 năm 2014 - 2015 ở xã, thị trấn; giám sát việc triển khai thực hiện một số chính sách cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong 02 năm 2013 - 2014; giám sát việc thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến lâm từ nguồn vốn 30a của Chính phủ; giám sát việc thực hiện hương ước, quy ước giai đoạn 2009 – 2016; giám sát việc thực hiện chính sách cho người có công; giám sát tình hình điều tra, rà soát, xác định hộ nghèo; giám sat việc cấp thể bảo hiểm y tế cho đối tượng người nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng và

thân nhân người có công, bảo trợ xã hội trẻ em; giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; giám sát việc thực hiện chính sách và pháp huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; giám sát quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Qua giám sát đã phản hiện và kiến nghị cấp thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước.

Điển hình công tác giám sát là trước tình hình việc quản lý bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ sử dụng chưa đảm bảo gây lãnh phí. Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã tiến hành giám sát việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, qua giám sát phát hiện các tồn tại như: cắt giảm đối tượng không kịp thời, thẻ bảo hiểm y tế chưa được cấp cho dân, gây lãng phí kinh phí của ngân sách nhà nước. Qua giám sát phát hiện có 2.050 thẻ trùng, 4.560 thẻ bảo hiểm y tế chưa cấp cho Nhân dân còn tồn đọng tại xã, thôn. Sau giám sát, kiến nghị UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình cấp phát, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

2.2.2.6. Giám sát thông qua việc trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng.

của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là phương thức giám sát trực tiếp và hiệu quả nhất hiện nay ở cơ sở. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2014, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh đã hướng dẫn Ban Thường trực UBMTTQVN cấp huyện tập trung hướng dẫn Ban Thường trực UBMTTQVN cấp xã tiếp tục kiện toàn, củng cố về tổ chức; phối hợp với cơ quan thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước về kế hoạch-đầu tư cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo đúng chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. Đến nay, toàn tỉnh đã củng cố, kiện toàn được 184 Ban Thanh tra nhân dân/184 xã, phường, thị trấn, với 2.117 thành viên và 102 Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng/244 xã, phường, thị trấn (142 xã còn lại do Ban Thanh tra nhân dân kiêm nhiệm), với tổng số thành viên là 2.019 vị, hầu hết Trưởng ban là do Phó Chủ tịch UBMTTQVN cấp xã phụ trách.

Các Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động giám sát ở cơ sở, nhất là việc thực hiện Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và hoạt động giám sát đầu tư của cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 45)