Khái quát tình hình kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM sát VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT tố GIÁC, TIN báo về tội PHẠM và KIẾN NGHỊ KHỞI tố từ THỰC TIỄN QUÂN KHU 7 VIỆT NAM (Trang 38 - 44)

tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Quân khu 7

Địa bàn Quân khu 7 (diện tích: 45.729,49 km2, chiều dài bờ biển: 308 km, chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Campuchia: 633,4 km, dân số: 22.045.168 người, tổ chức hành chính gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 08 tỉnh: Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, 13 thành phố trực thuộc tỉnh, 09 thị xã, 19 quận, 68 huyện, 454 phường, 795 xã và 75 thị trấn, nhiều cơ quan, đơn vị của Trung ương, Bộ Quốc phòng và các Bộ trên địa bàn) có nhiều đô thị, nhiều loại hình du lịch, khu công nghiệp phát triển bậc nhất cả nước; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, quốc phòng an ninh ổn định, trật tự xã hội được giữ vững; tuy nhiên đây cũng là khu vực nhạy cảm nhất về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh. Bên cạnh đó, với những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch không đồng đều giữa các vùng miền, địa phương; các loại tội phạm, tệ nạn xã hội phức tạp đã chi phối, ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội, tác động trực tiếp đến công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm trong Quân đội trên địa bàn Quân khu 7; từ đó, tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp về số lượng, tính chất, mức độ nguy hiểm của các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm ngày càng tinh vi.

Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 954/NQ- UBTVQH13 ngày 28 tháng 5 năm 2015 về việc thành lập, giải thể các Viện

kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ngày 25 tháng 9 năm 2015, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 63/QĐ- VKSTC-V15 về việc quy định thẩm quyền theo lãnh thổ của các Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự Khu vực. Theo đó, các Viện kiểm sát quân sự Quân khu thực hiện chức năng, nhiệm vụ (đảm nhiệm) trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc các Quân khu; cho nên Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên địa bàn Quân khu 7 gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 08 tỉnh: Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Viện kiểm sát quân sự Khu vực 71 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đảm nhiệm địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và 02 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An. Viện kiểm sát quân sự Khu vực 72 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đảm nhiệm địa bàn 03 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Thuận. Viện kiểm sát quân sự Khu vực 73 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đảm nhiệm địa bàn 03 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. (xem Sơ đồ 2.1. Tổ chức của Viện kiểm sát quân sự)

Qua đó, Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7, các Viện kiểm sát quân sự Khu vực 71, 72, 73 (sau đây gọi tắt là các Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7) thực hiện chức năng, nhiệm vụ nói chung, cụ thể thực hiện công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được thực hiện theo lãnh thổ và địa bàn hành chính quân sự. Đây là điểm khác biệt đối với các hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện thẩm quyền theo địa bàn lãnh thổ.

Vì vậy, các Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của các Cơ quan điều tra Quân đội cùng cấp mà vụ việc của nguồn tin đó xảy ra trên địa bàn và thuộc thẩm quyền kiểm sát

của các Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 cùng cấp. Đối với thực hiện theo địa bàn hành chính quân sự là trong trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền của các Cơ quan điều tra hình sự thuộc Quân khu 7 xảy ra tại địa bàn Quân khu khác thì các Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 7 vẫn phải tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền và các Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 cùng cấp phải kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết đó.

Với đặc thù cơ cấu tổ chức của các Cơ quan điều tra trong Quân đội có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn Quân khu 7 thuộc phạm vi kiểm sát của hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7. Ngoài việc kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết các vụ việc mà các Cơ quan điều tra hai cấp đóng quân và hoạt động trên địa bàn Quân khu 7 gồm (Cơ quan An ninh điều tra Quân khu 7, Cơ quan điều tra hình sự hai cấp Quân khu 7, Cơ quan điều tra hình sự hai cấp Quân đoàn 4, Cơ quan điều tra hình sự hai cấp Binh đoàn 16); hai cấp Viện kiểm sát quân sự còn có thẩm quyền kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết các vụ việc do hai cấp Cơ quan điều tra các Tổng Cục, Binh chủng, Cơ quan điều tra các tổ chức sự nghiệp Bộ Quốc phòng và Cơ quan An ninh điều tra Khối Quân đoàn, Binh Chủng, Tổng Cục (Phòng An ninh điều tra án cấp 2) thuộc Cục Bảo vệ an ninh tiếp nhận, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn Quân khu 7. (xem Sơ đồ 2.2. Tổ chức của Cơ quan Điều tra hình sự Quân đội và Sơ đồ 2.3. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra Quân đội)

Từ những đặc điểm nêu trên, dẫn đến số lượng tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền kiểm sát của hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 luôn có tỷ lệ cao nhất, nhì toàn quân. Cụ thể:

Năm 2016, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền 81 vụ/ 98 người, đồng ý với Quyết định khởi tố hình sự 24 vụ chiếm tỷ lệ 29,63% số vụ, Quyết định phê

chuẩn Quyết định khởi tố 36 bị can chiếm tỷ lệ 36,73% số người, đồng ý với Quyết định không khởi tố 38 vụ/ 40 người chiếm tỷ lệ 46,91% số vụ/ 40,81% số người, chuyển công an giải quyết theo thẩm quyền 05 vụ/ 05 người chiếm tỷ lệ 6,17% số vụ/ 5,1% số người, chuyển sang năm 2017 tiếp tục kiểm sát giải quyết 14 vụ/ 17 người chiếm tỷ lệ 17,28% số vụ/ 17,34% số người. [40]

Năm 2017, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền 74 vụ/ 86 người, đồng ý với Quyết định khởi tố hình sự 23 vụ chiếm tỷ lệ 31,08% số vụ, Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố 28 bị can chiếm tỷ lệ 32,55% số người, đồng ý với Quyết định không khởi tố 45 vụ/ 50 người chiếm tỷ lệ 60,81% số vụ/ 58,14% số người, chuyển công an giải quyết theo thẩm quyền 04 vụ/ 04 người chiếm tỷ lệ 5,4% số vụ/ 4,65% số người, chuyển sang năm 2018 tiếp tục kiểm sát giải quyết 16 vụ/ 21 người chiếm tỷ lệ 21,62% số vụ/ 24,41% số người. [40]

Năm 2018, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền 75 vụ/ 88 người, đồng ý với Quyết định khởi tố hình sự 23 vụ chiếm tỷ lệ 30,67% số vụ, Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố 30 bị can chiếm tỷ lệ 34,09% số người, đồng ý với Quyết định không khởi tố 53 vụ/ 66 người chiếm tỷ lệ 70,67% số vụ/ 75% số người, tạm đình chỉ 01 vụ/ 01 người chiếm tỷ lệ 1,33% số vụ/ 1,13% số người, chuyển công an giải quyết theo thẩm quyền 03 vụ/ 03 người chiếm tỷ lệ 4% số vụ/ 3,4% số người, chuyển sang năm 2019 tiếp tục kiểm sát giải quyết 11 vụ/ 09 người chiếm tỷ lệ 14,67% số vụ/ 10,22% số người. [40]

Năm 2019, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền 73 vụ/ 94 người, đồng ý với Quyết định khởi tố hình sự 17 vụ chiếm tỷ lệ 23,28% số vụ, Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố 26 bị can chiếm tỷ lệ 27,66% số người, đồng ý với Quyết định không khởi tố 50 vụ/ 60 người chiếm tỷ lệ 48,49% số vụ/ 36,83% số người, tạm đình chỉ 01 vụ chiếm tỷ lệ 1,37% số vụ, chuyển công an giải

quyết theo thẩm quyền 03 vụ/ 03 người chiếm tỷ lệ 4,11% số vụ/ 3,19% số người, chuyển sang năm 2020 tiếp tục kiểm sát giải quyết 13 vụ/ 14 người chiếm tỷ lệ 17,8% số vụ/ 14,89% số người. [40]

Năm 2020, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền 74 vụ/ 84 người, đồng ý với Quyết định khởi tố hình sự 28 vụ chiếm tỷ lệ 37,83% số vụ, Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố 31 bị can chiếm tỷ lệ 36,9% số người, đồng ý với Quyết định không khởi tố 49 vụ/ 49 người chiếm tỷ lệ 66,21% số vụ/ 58,33% số người, tạm đình chỉ 01 vụ/ 05 người chiếm tỷ lệ 1,35% số vụ/ 5,95% số người, chuyển công an giải quyết theo thẩm quyền 01 vụ/ 03 người chiếm tỷ lệ 1,35% số vụ/ 3,57% số người, chuyển sang năm 2021 tiếp tục kiểm sát giải quyết 08 vụ/ 10 người chiếm tỷ lệ 10,81% số vụ/ 11,9% số người. [40]

Tổng hợp những số liệu trên, giai đoạn năm 2016 đến 2020, hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đã kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền 377 vụ/ 450 người (100% vụ việc đều được kiểm sát, giải quyết chặt chẽ, đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật và Quy chế của Viện kiểm sát nhân dân tối cao), đồng ý với Quyết định khởi tố hình sự 115 vụ chiếm tỷ lệ 30,5% số vụ, Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố 151 bị can chiếm tỷ lệ 33,55% số người, đồng ý với Quyết định không khởi tố 235 vụ/ 265 người chiếm tỷ lệ 62,33% số vụ/ 58,89% số người, tạm đình chỉ 03 vụ/ 06 người chiếm tỷ lệ 0,79% số vụ/ 1,33% số người, chuyển công an giải quyết theo thẩm quyền 16 vụ/ 18 người chiếm tỷ lệ 4,24% số vụ/ 4% số người, chuyển sang năm 2021 tiếp tục kiểm sát giải quyết 08 vụ/ 10 người chiếm tỷ lệ 2,12% số vụ/ 2,22% số người. [40] (xem Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền của Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 từ năm 2016 đến năm 2020)

Phân loại theo đối tượng cho thấy số vụ việc do người Quân đội quản lý thực hiện 217 vụ chiếm tỷ lệ 57,56%; số vụ việc do người ngoài Quân đội quản lý thực hiện 118 vụ chiếm tỷ lệ 31,3%; số vụ việc do người Quân đội và người ngoài Quân đội quản lý thực hiện 27 vụ chiếm tỷ lệ 7,16%; số vụ việc chưa xác định được đối tượng thực hiện 15 vụ chiếm tỷ lệ 3,98%. [40]

Các vụ việc trên xảy ra ở hầu hết các khách thể mà pháp luật Hình sự bảo vệ, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao ở các tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 là “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”) chiếm tỷ lệ 41,37%, các tội xâm phạm sở hữu chiếm tỷ lệ 16,18%, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chiếm tỷ lệ 7,69%; một số tội chiếm tỷ lệ thấp như ma túy, xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân…; đặc biệt từ năm 2018 đến 2020 các tội về tham nhũng, chức vụ xảy ra với tính chất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng do Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương trực tiếp chỉ đạo chiếm tỷ lệ 1,32%. Ngoài ra, do đặc thù của Quân đội luôn quan tâm đến công tác chế độ, chính sách, hậu phương Quân đội nên các tin báo vụ việc khác như tự tử, tự sát, mất an toàn trong huấn luyện, chết do bệnh lý (chiếm tỷ lệ 25,73%)… đều phải được các Cơ quan điều tra Quân đội tiếp nhận, giải quyết, Viện kiểm sát quân sự tiến hành thực hành quyền công tố, kiểm sát theo thẩm quyền đúng quy trình thủ tục tố tụng như tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Qua công tác điều tra xác minh nếu không có sự việc phạm tội thì Cơ quan điều tra có thẩm quyền kết luận và ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ quá trình tiếp nhận, giải quyết và kết quả giải quyết đảm bảo đúng quy định pháp luật, nếu đồng ý với Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra thì ra Thông báo của Viện kiểm sát. Các văn bản này là cơ sở cho các cơ quan chức năng

trong Quân đội giải quyết chế độ, chính sách cho quân nhân, công chức, viên chức Quốc phòng, người lao động do Quân đội quản lý. [40]

Bên cạnh đó, hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 hàng năm đã tiến hành trực tiếp kiểm sát đối với các Cơ quan điều tra Quân đội cùng cấp trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền trực tiếp kiểm sát của hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7, mỗi năm tiến hành 13 cuộc trực tiếp kiểm sát đối với 13 Cơ quan điều tra cùng cấp (trực tiếp kiểm sát mỗi Cơ quan điều tra 01 cuộc/ năm), mỗi cuộc trực tiếp kiểm sát đểu tiến hành chặt chẽ từ xây dựng, ban hành Kế hoạch, Quyết định, triển khai thực hiện Kế hoạch, tiến hành trực tiếp kiểm sát tại trụ sở của các Cơ quan điều tra, lập biên bản làm việc, kết luận sơ bộ, ban hành Kết luận cuộc trực tiếp kiểm sát và kiến nghị, yêu cầu khắc phục hạn chế, thiếu sót (nếu có), sau đó kiểm sát việc Cơ quan điều tra thực hiện kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát. Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đã tiến hành 65 cuộc trực tiếp kiểm sát theo thẩm quyền đối với 13 Cơ quan điều tra cùng cấp, ban hành 65 bản Kết luận và các nội dung kháng nghị, yêu cầu khắc phục hạn chế thiếu sót cụ thể trong từng bản Kết luận. [40]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM sát VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT tố GIÁC, TIN báo về tội PHẠM và KIẾN NGHỊ KHỞI tố từ THỰC TIỄN QUÂN KHU 7 VIỆT NAM (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)