Về cơ chế, chủ trương chính sách
Trong tiến trình cải cách tư pháp theo đường lối, chủ trương Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và
Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Từ đó, Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân nhân tối cao, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy Viện kiểm sát quân sự trung ương, Quân khu 7, Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đều quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp tại cơ quan, tổ chức mình; đều xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp phù hợp với đặc điểm tình hình, chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc. Chính vì vậy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII tiếp tục ban hành kịp thời Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo đường lối, chủ trương về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm ngày Quốc khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiền thân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay). Từ đó, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ đề ra chính sách, lộ trình thực hiện thắng lợi; các cơ quan trung ương, địa phương đến đơn vị cơ sở nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả.
Đổi mới, hoàn thiện, tăng cường cơ chế lãnh đạo của Đảng ủy (Ban thường vụ Đảng ủy) các cấp quan tâm lãnh đạo, ban hành văn bản quy định rõ cơ chế lãnh đạo, phân cấp chỉ huy, quản lý, lãnh đạo tổ chức cán bộ của các Viện kiểm sát quân sự nói chung, các Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 nói riêng phù hợp với xu thế, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Ngày 17 tháng 10 năm 2012 Quân ủy Trung ương ban hành Quyết định số 600-QĐ/QU quy định về sự lãnh đạo của Đảng ủy các cấp đối với Viện kiểm sát quân sự; để cụ thể hóa và phù hợp với đặc điểm tình hình nhiệm vụ quân sự quốc phòng của Quân khu 7, ngày 05 tháng 3 năm 2013 Đảng ủy Quân khu 7 ban hành Quyết định 1047-QĐ/QU về sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân khu đối với Viện kiểm sát quân sự. Sau khi Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội và nhiệm vụ cải cách tư pháp trong giai đoạn này, ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Đảng ủy Quân khu 7 tiếp tục bàn hành Quy định số 441- QĐ/ĐU về sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân khu đối với Viện kiểm sát quân sự. Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn diện, đồng bộ của Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng đối với ngành Kiểm sát quân sự Việt Nam; đặc biệt Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hai cấp Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp và chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát quân sự nói chung, công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nói riêng đã đạt được những thành tựu nổi bật, và những hạn chế, khuyết điểm như đã trình bày trong Chương 2. Chính vì vậy, năm 2021, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những nhiệm kỳ tiếp theo, Quân ủy trung ương, Đảng ủy Quân khu cần phải ban hành quyết định, quy định, quy chế lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với Viện kiểm sát quân sự phù hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ về về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời nghiên cứu, từng bước tham mưu, đề xuất lộ trình đổi mới cơ chế lãnh đạo của Quân ủy trung ương đối với các cấp Viện kiểm sát quân sự thống nhất xuyên suốt theo hệ thống ngành dọc (cụ thể như Quân ủy trung ương trực tiếp lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự trung ương đến Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu và tương đương đến Viện kiểm sát quân sự Khu vực), không phụ thuộc vào đơn vị hành chính các Quân khu, Quân chủng, Bộ đội biên phòng; mục đích để các cấp Viện kiểm sát quân sự trong Quân đội độc lập trong thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn chỉ tuân theo pháp luật và theo nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 [19], không bị sự chi phối của người chỉ huy các cơ quan hành chính quân sự.
Thực hiện Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, nhằm cơ cấu lại tổ chức bộ máy các Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu và Khu vực tinh, gọn; Viện kiểm sát quân sự trung ương đã tham mưu, đề xuất Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy Ban thường vụ Quốc hội khóa XIII ban hành Nghị quyết số 954/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 về việc thành lập, giải thể các Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương, các Viện kiểm sát quân sự Khu vực. Theo đó, ngày 25/9/2015 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 63/QĐ-VKSTC-V15 về việc quy định thẩm quyền theo lãnh thổ của các Viện kiểm sát quân sự Quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự Khu vực. Hiện nay, bộ máy các Viện kiểm sát quân sự các cấp cơ bản gọn, địa bàn đảm nhiệm hợp lý. Bên cạnh đó, hệ thống Cơ quan điều tra trong Quân đội chưa (hiện nay đang có lộ trình) cơ cấu, tổ chức lại theo hướng tinh, gọn, giảm bớt đầu mối, các Cơ quan điều tra có thẩm quyền thụ lý, giải quyết đan xen giữa đối tượng và lãnh thổ. Chính vì thế, Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, thẩm quyền hoạt động tương đối phù hợp với Viện kiểm sát quân sự các cấp tránh sự đan xen về thẩm quyền hoạt động và thẩm quyền kiểm sát.
Về tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát quân sự với các cơ quan tư pháp cùng cấp, cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong và ngoài Quân đội
Lãnh đạo, chỉ huy Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 phải thường xuyên bám sát, tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo Ban Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu, Ban Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng Cục Chính trị Quân khu, Thủ trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương và sự hướng dẫn của các Phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát quân sự trung ương trên tất cả các nhiệm vụ của đơn vị, trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên
môn nghiệp vụ và đặc biệt là trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Xây dựng và tăng cường các mối quan hệ, ký kết Quy chế phối hợp với cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị Quân đội, cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn đảm nhiệm trong việc trao đổi thông tin, kịp thời nắm nguồn tin, tình hình vi phạm, tội phạm, không để bị động và nhanh chóng đề ra biện pháp xử lý, giải quyết hiệu quả giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Quân đội tại các cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng thế trận khu vực phòng thủ, nền quốc phòng địa phương trên địa bàn. Hai cấp Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 chủ động làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong việc phòng ngừa hiệu quả vi phạm pháp luật, tội phạm; làm tốt công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Hạ sỹ quan, chiến sỹ, Quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên, Dân quân tự vệ của các cơ quan, đơn vị, địa phương; cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị phối hợp tạo điều kiện và giúp hai cấp Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 trong việc củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong tiến trình cải cách tư pháp.
Đảng ủy, chỉ huy Viện kiểm sát quân sự Quân khu thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm Quy chế số 1197/QCPH/VKS-ĐTHS ngày 18/11/2016 của Viện kiểm sát quân sự trung ương, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng về phối hợp trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đồng thời, phải chủ động liên hệ xây dựng, ký kết quy chế phối hợp sát với đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ của hai cấp Viện kiểm sát quân sự và Cơ quan điều tra thuộc Quân khu 7 và hai cấp Cơ quan điều tra hình sự đóng quân trên địa bàn và thuộc thẩm quyền kiểm sát của hai cấp Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 trong thực hiện nhiệm vụ này để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên, đồng
thời tiếp nhận, phân loại, giải quyết đúng đắn các vụ việc, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội ngay từ ban đầu, bảo đảm mọi hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Điều tra viên, Kiểm tra viên, Kiểm sát viên đều phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật tránh tình trạng bằng mặt, không bằng lòng, đề cao thái hóa thẩm quyền của cơ quan mình trong giải quyết vụ việc.
Chủ động liên hệ, thực hiện tốt mối quan hệ, và xây dựng Quy chế phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài Quân đội trên địa bàn đảm nhiệm, nhằm trao đổi thông tin, giải quyết tốt tình hình tội phạm ngay từ khi phát hiện sự việc có liên quan đến Quân đội, kịp thời bàn bạc, thận trọng xác định thẩm quyền, bàn giao hồ sơ vụ việc, đối tượng, tránh tình trạng tồn tại những hạn chế, thiếu sót về thủ tục tố tụng; đặc biệt tránh trường hợp tiếp nhận vụ việc không đúng thẩm quyền dẫn đến phải chuyển giao lại.
Về đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại
Quan tâm đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác nghiệp vụ chuyên môn nói chung, công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nói riêng như chủ trương Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo đó, phải quan tâm tăng cường, bổ sung về ngân sách Nhà nước, ngân sách quốc phòng, ngân sách địa phương phân bổ cho hạng mục mua sắm trang thiết bị nghiệp vụ để các Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 đủ điều kiện, khả năng đầu tư, nâng cấp, trang bị phương tiện, máy tính xách tay, máy in, photocopy, scan màu dùng để số hóa tài liệu, camera, máy ghi âm và các thiết bị công nghệ chuyên dùng, hiện đại khác. Đồng thời quan tâm đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống trang
thiết bị phòng chức năng hỏi cung có ghi âm, ghi hình cho các Viện kiểm sát quân sự đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định và đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt ưu tiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Hội nghị, giao ban, hội ý, tập huấn trực tuyến giữa Viện kiểm sát quân sự Quân khu và các Viện kiểm sát quân sự Khu vực đều đóng quân trên các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương, trên các địa bàn khác nhau nên cách trở về địa lý. Với đặc thù các Viện kiểm sát quân sự trên cả nước nói chung, thuộc Quân khu 7 nói riêng vừa chỉ đạo, điều hành công tác nghiệp vụ chuyên môn xử lý, giải quyết các vụ án, vụ việc bí mật quân sự, đồng thời vừa chỉ đạo điều hành công tác quân sự quốc phòng đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, tuyệt đối bí mật nên phải đảm bảo hệ thống mạng đường truyền số liệu quân sự riêng biệt (hệ thống mạng MISTEN) trong Quân đội, Quân khu 7 nói chung, hai cấp Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 nói riêng được thông suốt, an toàn tuyệt đối về dữ liệu thông tin.
Tiểu kết Chương 3
Từ kết quả nghiên cứu, tổng hợp diễn biến về tình hình kiểm sát và kết quả kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn Quân khu 7 đồng thời phân tích, đánh giá những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân chủ quan, khách quan. Qua đó, tại Chương 3 tác giả đã đề ra những giải pháp về nâng cao năng lực, nhận thức, hoàn thiện pháp luật và tổ chức cán bộ… nhằm nâng cao hiệu quả kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nói chung, trên địa bàn đảm nhiệm của hai cấp Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 nói riêng. Những giải pháp trên cần được quan tâm, triển khai, thực hiện toàn diện, đồng bộ, thống nhất sẽ đạt được những kết quả khả thi trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tiếp theo của công cuộc cải cách tư pháp.
KẾT LUẬN
Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của hai cấp Viện kiểm sát quân sự thuộc Quân khu 7 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề của quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn theo thẩm quyền; đồng thời việc chống làm oan người không có tội, chống để lọt tội phạm cũng xuất phát từ khâu công tác này. Do đó, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là nhân tố then chốt, bảo đảm cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong Quân đội đạt hiệu quả cao nhất.
Quán triệt nhận thức trên, luận văn đã tập trung đi sâu nghiên cứu lý luận, quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam, các mối quan hệ của kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Trên cơ sở đó đã nghiên cứu, tổng hợp diễn biến về tình hình kiểm sát và kết quả kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn Quân khu 7 từ năm 2016 đến năm 2020. Qua đó, nhìn nhận một cách tổng thể, toàn diện; đồng thời phân tích, đánh giá những hạn chế, vướng mắc và tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan cụ thể của những hạn chế, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn Quân khu 7.
Luận văn đã đề ra những giải pháp về nâng cao năng lực, nhận thức, hoàn thiện pháp luật và tổ chức cán bộ… nhằm nâng cao hiệu quả kiểm sát