Thực trạng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM sát VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT tố GIÁC, TIN báo về tội PHẠM và KIẾN NGHỊ KHỞI tố từ THỰC TIỄN QUÂN KHU 7 VIỆT NAM (Trang 44)

về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Quân khu 7

2.2.1. Kết quả kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Quân khu 7

Hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đã quán triệt, xác định rõ nhận thức về hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến kết quả điều tra, truy tố, xét xử. Chính vì vậy hoạt động này được quan tâm, triển khai, tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả, bảo đảm

đúng với trình tự, quy định của tố tụng hình sự, tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Hàng năm Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đã bám sát Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác ngành Kiểm sát nhân dân mà cụ thể là Chương trình của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương về công tác ngành Kiểm sát quân sự để xây dựng Kế hoạch và chỉ đạo, triển khai các Viện kiểm sát quân sự Khu vực thuộc quyền xây dựng Kế hoạch công tác Kiểm sát quân sự năm chặt chẽ, sát với đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị. Đối với công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố luôn được quan tâm, chú trọng: năm 2016 đã xác định khâu đột phá “Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”; năm 2017 đến năm 2019 tiếp tục thực hiện hiệu quả khâu đột phá “Quản lý kịp thời, đầy đủ; xử lý đúng pháp luật các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”; đến năm 2020 xác định nhiệm vụ trọng tâm là “Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”. [38], [39]

Từ những quan điểm, chủ trương, chỉ đạo thống nhất từ Viện kiểm sát quân sự trung ương đến các Viện kiểm sát quân sự Khu vực nên chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 ngày được nâng cao, đạt được những kết quả như sau:

Hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đã phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan điều tra cùng cấp trong và ngoài Quân đội, các cơ quan Khối Thanh tra - Pháp chế trong Quân đội, các đơn vị, địa phương… bên cạnh đó áp dụng nhiều hình thức, biện pháp để nắm thông tin từ những nguồn tin tin cậy như lực lượng Quân báo, Trinh sát, Bảo vệ an ninh, trực ban Tác chiến

của các cơ quan đơn vị để nắm chắc, đầy đủ, xử lý kịp thời các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Thông qua Hội nghị giao ban Bộ Tư lệnh Quân khu hàng tuần và Hội nghị giao ban Khối Thanh tra - Pháp chế hàng tháng do Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu phụ trách chủ trì; Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đã kịp thời báo cáo tình hình vi phạm, tội phạm xảy ra trong lực lượng vũ trang Quân khu, đặc biệt là tình hình vi phạm tội phạm của các đơn vị Quân đội ngoài Quân khu đóng quân trên địa bàn Quân khu; đồng thời làm tốt công tác tham mưu, đề xuất Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong lực lượng vũ trang Quân khu.

Hàng tháng, kiểm sát, đối chiếu đầy đủ số liệu thống kê của các Cơ quan điều tra, các Viện kiểm sát quân sự trong việc tiếp nhận, phân loại giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; qua đó 100% nguồn tin được tiếp nhận, giải quyết đúng quy trình, thủ tục theo quy định. Công tác phân loại tội phạm, vi phạm và vụ việc khác được thực hiện đúng nề nếp, cơ bản chính xác.

Lãnh đạo chỉ huy hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7, các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên đã quán triệt, nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đề ra yêu cầu xác minh; mặc dù quy định không bắt buộc 100% các vụ việc phải ra yêu cầu xác minh nhưng 100% các vụ việc do hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết đều đề ra yêu cầu xác minh cụ thể, chặt chẽ, có chất lượng và không mang tính đối phó, hình thức; nhiều vụ việc đề ra nhiều yêu cầu xác minh sát với diễn biến quá trình xác minh vụ việc.

Kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết của Cơ quan điều tra cùng cấp theo thẩm quyền, Kiểm sát viên thường xuyên bám sát các hoạt động của Điều tra viên trong quá trình điều tra xác minh. Đảm bảo 100% hoạt động của Cơ quan điều tra về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, gia hạn tạm giữ, các biện pháp cưỡng chế và các hoạt động kiểm tra, xác minh… đều

được Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát chặt chẽ về pháp lý, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp luật. Qua đó, Kiểm sát chặt chẽ việc lập hồ sơ, ban hành kết luận và ra các Quyết định khởi tố, không khởi tố và tạm đình chỉ việc xử lý bảo đảm căn cứ đúng quy định của pháp luật. Những vi phạm trong hoạt động điều tra, xác minh cơ bản được phát hiện, kiến nghị khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh; kiên quyết hủy bỏ các Quyết định không khởi tố, thiếu căn cứ, trái pháp luật của Cơ quan điều tra; kiên quyết trong việc yêu cầu Cơ quan điều tra ra các quyết định xử lý đúng quy định của pháp luật. Điển hình năm 2019 xảy ra một trường hợp, nội dung cụ thể như sau: Khoảng 22 giờ 10 phút ngày 29/7/2018, Hoàng Th điều khiển xe mô tô hiệu Honda Winner biển số 47C1-258.93 với tốc độ khoảng 60-70km/h lưu thông trên đường Đồng Khởi theo hướng từ Tân Phong đi Vĩnh Cửu. Vì không quan sát xa về phía trước nên khi Th phát hiện ra ông Trương Hồng H đang đứng yên ở trên đường cách xe mô tô của Th khoảng 05 mét, cách mép đường bên phải khoảng 04 mét (ông H đang đi bộ qua đường để vào cổng đơn vị X). Do phát hiện ra ông H đang ở khoảng cách quá gần, cộng với việc điều khiển xe với tốc độ nhanh nên Th không kịp xử lý nên đã để xe va chạm vào phần hông bên trái ông H làm ông H bị té ngã sang phần đường ngược chiều nằm bất tỉnh, Th bị té ngã nằm trên phần đường cùng chiều. Hậu quả ông H bị thương tích 94%. Sau khi vụ việc xảy ra, Cơ quan điều tra hình sự Khu vực 2 Quân khu 7 tiến hành tiến hành tiếp nhận, giải quyết đúng theo trình tự thủ tục, trong quá trình điều tra xác minh, Cơ quan điều tra cho rằng đây là sự kiện bất ngờ do người đi bộ băng qua đường đột ngột, không đúng làn đường dành cho người đi bộ nên ra Quyết định không khởi tố vụ án. Viện kiểm sát quân sự Khu vực 72 kiên quyết hủy bỏ Quyết định không khởi tố, ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Qua quá trình điều tra Cơ quan điều tra ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 230, khoản 2 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với lý do: “Không đủ căn cứ để đề nghị truy tố đối với bị can Hoàng Th”. Viện kiểm sát ra Quyết định hủy bỏ

Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và tiến hành ra Cáo trạng truy tố theo quy định. Ngày 28 tháng 3 năm 2019, Tòa án quân sự Khu vực 2 Quân khu 7 tiến hành mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, theo Bản án số 04/2019/HS-ST bị cáo Hoàng Th phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự phạt bị cáo 01 (một) năm 03 (ba) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng.

Kiểm sát chặt chẽ và phối hợp tốt với Cơ quan điều tra trong việc thực hiện đúng quy định về thời hạn giải quyết; 100% vụ việc trước khi hết 20 ngày trong thời hạn giải quyết đã chủ động gửi văn bản thông báo cho Viện kiểm sát và nêu lý do về việc áp dụng thời hạn 02 tháng. Những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, phải điều tra xác minh nhiều địa phương nên chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn 02 tháng, 100% những vụ việc đó trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh ít nhất 07 ngày thì Điều tra viên đều trao đổi với Kiểm sát viên thụ lý trao đổi, thống nhất để Cơ quan điều tra có văn bản đề nghị Viện kiểm sát trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh ít nhất 05 ngày theo quy định của pháp luật.

Tuy số lượng tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra trong Quân đội không nhiều, có năm có Cơ quan điều tra chỉ tiếp nhận, giải quyết một vài tin báo nhưng lãnh đạo, chỉ huy hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đặc biệt quan tâm đến công tác trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan điều tra về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. 100% các cuộc trực tiếp kiểm sát đều ban hành văn bản kết luận kiểm sát, có kiến nghị khắc phục vi phạm có căn cứ và đều được Cơ quan điều tra chấp nhận và thực hiện đầy đủ.

Tổ chức, triển khai thực hiện đúng quy định về phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã thực hiện đúng quy trình về báo

cáo, đề xuất với lãnh đạo Viện cấp mình và gửi văn bản báo cáo cấp trên theo quy định; 100% các vụ việc đều có báo cáo đề xuất của Kiểm sát viên về quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý với các Quyết định của Cơ quan điều tra, và có đề xuất nội dung giải quyết cụ thể; 100% Quyết định không khởi tố, tạm đình chỉ đều có văn bản thông báo ý kiến của Viện kiểm sát. Qua đó, các quyết định tố tụng, các văn bản yêu cầu do các Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 ban hành trong giai đoạn này đều bảo đảm có căn cứ, đúng pháp luật.

Đồng thời Kiểm sát viên được phân công thụ lý luôn nhận thức tốt, chấp hành nghiêm và thực hiện đúng quy định về việc lập hồ sơ kiểm sát; 100% vụ việc đều có Hồ sơ kiểm sát đầy đủ, sắp xếp khoa học, đúng thủ tục quy định, thuận tiện trong quá trình tra cứu, trích lục, lưu trữ hồ sơ phục vụ trong công tác nghiên cứu, kiểm tra.

Hàng năm Viện kiểm sát quân sự trung ương tiến hành kiểm tra toàn diện công tác Kiểm sát quân sự đối với Viện kiểm sát quân sự Quân khu và các Viện kiểm sát quân sự Khu vực đều khen ngợi, biểu dương; trong đó đánh giá tốt về hiệu quả công tác tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 đã nâng cao chất lượng tạo tiền đề cho quá trình giải quyết vụ án được chặt chẽ, góp phần chống oan sai, sót lọt tội phạm.

2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân trong hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Quân khu 7

2.2.2.1. Những hạn chế, vướng mắc

Bên cạnh các kết quả đạt được của hai cấp Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố còn có những hạn chế, vướng mắc cần phải khắc phục trong thời gian tới như:

Công tác nắm, quản lý nguồn tin về tội phạm chưa được chủ động, chưa có biện pháp hiệu quả, chủ yếu từ Cơ quan điều tra thông báo việc tiếp nhận nguồn tin; đặc biệt là các vụ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, chủ yếu do Công an thụ lý giải quyết mới chuyển vụ việc cho Cơ quan điều tra Quân đội tiếp nhận giải quyết theo thẩm quyền, vì vậy không được tiếp cận hiện trường ngay từ ban đầu, chỉ nghiên cứu qua hồ sơ, tài liệu nên có nhiều vụ việc khó xác định lỗi phạm. Phối hợp với chỉ huy các cơ quan đơn vị trên địa bàn còn chưa chặt chẽ và chưa kiểm soát hết được tình hình chấp hành pháp luật tại các đơn vị; vì vậy, có những vụ việc xảy ra, chỉ huy đơn vị sợ ảnh hưởng thành tích nên bao che, không báo cáo vụ việc, khi không giải quyết được hậu quả hoặc chế độ chính sách cho quân nhân mới báo cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thụ lý giải quyết.

Thực hiện việc phối hợp giữa Viện kiểm sát quân sự Khu vực với Cơ quan điều tra cùng cấp trong việc nắm nguồn tin và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có vụ còn chưa nhịp nhàng, thậm chí còn gây căng thẳng trong quan hệ phối hợp. Dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết, giải quyết kéo dài…gây bức xúc trong dư luận và người chỉ huy cũng như ảnh hưởng đến quá trình giải quyết chế độ chính sách cho những người có liên quan.

Công tác phối hợp giữa Cơ quan tiến hành tố tụng trong và ngoài Quân đội đôi lúc chưa nhịp nhàng, có những vụ việc Cơ quan cảnh sát điều tra tiếp nhận, giải quyết gần hết thời gian theo quy định mới chuyển cho cơ quan tố tụng trong Quân đội thụ lý theo thẩm quyền, vấn đề này gây khó khăn cho quá trình thụ lý, giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng trong Quân đội.

Phân loại tội phạm có vụ còn chưa chính xác, đánh giá không đúng hậu quả của tội phạm (chủ yếu xảy ra đối với tội phạm liên quan đến tham gia giao thông đường bộ), dẫn đến phân loại sai (tội phạm phân loại thành vi

phạm pháp luật hoặc ngược lại). Việc này dẫn đến không định hướng điều tra ngay từ đầu, dễ bị lợi dụng để “lách luật”.

Thời gian từ thời điểm xảy ra vụ việc đến khi Viện kiểm sát nắm nguồn tin có vụ còn chậm, không kịp thời. Có nhiều vụ Cơ quan điều tra không thực hiện thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được nguồn tin tội phạm, nhưng Kiểm sát viên được phân công thụ lý không nhắc nhở để Cơ quan điều tra thực hiện đúng quy định. Bên cạnh đó, do đặc thù các Cơ quan điều tra hình sự các Tổng cục, Bộ Tổng Tham mưu, Binh chủng, các Tổ chức sự nghiệp Bộ Quốc phòng có trụ sở tại Hà Nội, khi có vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình xảy ra trên địa bàn Quân khu 7 mới cử Điều tra viên vào tiến hành tiếp nhận giải quyết. Do đó, sự cách trở về địa lý đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đặc biệt là ảnh hưởng đến thời gian giải quyết và việc ban hành, gửi các Quyết định, văn bản tố tụng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIỂM sát VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT tố GIÁC, TIN báo về tội PHẠM và KIẾN NGHỊ KHỞI tố từ THỰC TIỄN QUÂN KHU 7 VIỆT NAM (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)